Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

THỜI THẾ THẾ THỜI!

     Có lẽ đây là thời kỳ phục hưng cái hội đồng "ma quân" nhà Gia Long - Nguyễn Ánh nên văn võ bá quan đại tài nhà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã bị họ quên sạch, xoá sạch.
     Ta hãy nghe xem ông GS Phan Huy Lê và nhiều nhà sử học trước đây đã từng đánh giá như thế nào về Quang Trung - Nguyễn Huệ:
     "Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài. Với nhãn quan tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, v.v... nhằm xây dựng đất nước, đồng thời tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây. Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng, v.v... Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội với trang bị hiện đại. Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây. Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán, sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan. 
     Giới sử học đánh giá rất cao những cải cách này bởi chúng mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh - Nguyễn. Đến tận mãi sau này (1822), người Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn vẫn còn hoài niệm về sự cai trị của Nguyễn Huệ, họ nhận xét với thương gia người Anh cho rằng Quang Trung cai trị ôn hòa và công bằng hơn các vua nhà Nguyễn (Gia Long và Minh Mạng) (xem chi tiết tại những cải cách tiến bộ của vua Quang Trung).
     Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn".
     Vậy chúng ta thấy rằng Quang Trung - Nguyễn Huệ nào có thua kém ai, thậm chí là còn tiến bộ hơn Gia Long - Nguyễn Ánh rất nhiều cả về đối nội và đối ngoại và về mọi mặt của đời sống xã hội. Còn đối với Gia Long - Nguyễn Ánh thì sao?
     Chính các nhà sử học trước đây đã từng nhận xét về Gia Long như sau:
     Về đối ngoại, ông là người mở đường cho sự can thiệp của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời người Pháp giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo tại Việt Nam. Về mặt đối nội, nước Việt thời Gia Long không được ổn định, do Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng nên bị người dân bất bình, chỉ trong 18 năm đã có khoảng 90 cuộc khởi nghĩa nổ ra trên cả nước. Gia Long cũng xóa bỏ các cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn để thay bằng việc áp dụng các chính sách cai trị phong kiến khá bảo thủ, tiêu biểu là việc cấm thương nhân người Việt buôn bán với ngoại quốc, soạn Hoàng triều luật lệ hay còn gọi là "luật Gia Long", gần như chép nguyên mẫu từ luật của nhà Thanh (Trung Quốc) nên khá khắc nghiệt và không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Hậu Lê. Các chính sách bảo thủ là nguyên nhân khiến nước Việt thời nhà Nguyễn dần trở nên trì trệ, lạc hậu, không thích ứng kịp với thời đại mới và bị đế quốc Pháp xâm chiếm vào nửa thế kỷ sau.
     Ấy vậy mà họ (một số nhà sử học) bỗng dưng đã quay xe 180 độ để giờ đây họ đua nhau bịa đặt, xảo trá tâng công Gia Long - Nguyễn Phúc Ánh cùng vương triều nhà Nguyễn, đồng thời hạ bệ tượng đài Quang Trung. Họ đã nhổ ra rồi bây giờ lại tự liếm hết. 
     Ôi cái liêm sỉ, cái đạo đức không đáng giá một xu của những kẻ được cho là có học, là trí thức cấp tiến, là sử học khách quan!
     Bọn Tây đã bắn cho họ bao nhiêu $/USD vào tài khoản ngân hàng và con cháu họ đã được bao nhiêu suất du học sinh để họ phản bội lại lịch sử dân tộc và phản bội lại chính những điều họ đã từng nói ra như đinh đóng cột? Quân đê hèn đốn mạt, hạ liệt./.
Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét