Khác với những lần trước, Facebook: Đài Á Châu Tự Do (RFA) thường ra sức lên án, tố cáo, phản đối với cái họ tự đặt như là “sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam”, thì lần này với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn là, dựa vào Báo cáo thường niên về nhân quyền mới đây của Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền (HRMI), cho rằng, “nhân quyền ở Việt Nam cải thiện ở mức thấp về quyền con người”. Dựa vào Báo cáo này, một mặt họ tung hô Việt Nam có sự cải thiện nhỏ về quyền tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản, mặt khác họ vẫn giữ nhận định sai lệch, thiếu khách quan về thực hiện quyền con người, nhất là quyền chính trị, quyền dân sự và cho rằng, “nhiều người ở Việt Nam không được an toàn trước mối hại từ nhà nước”...
Thực chất, đây là thủ đoạn rất tinh vi, tỏ vẻ khách
quan khi RFA mượn danh Tổ chức HRMI để đánh giá, qua đó kích động, lôi kéo những
kẻ bất mãn với chế độ, những kẻ bất đồng chính kiến với Chính phủ tạo dư luận
không tốt về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện quyền
con người.
Vậy, Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền này là gì? Họ đánh giá về thực
hiện quyền con người ở Việt Nam có thực chất hay không?
1. Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền (HRMI) là một sáng kiến được khởi
xướng từ năm 2016 bởi một nhóm chuyên gia kinh tế, nghiên cứu chính sách công
và nhân quyền, có trụ sở đặt tại NewZeland. Tổ chức này được tạo ra để đo lường
hệ thống tất cả các quyền trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ở mọi quốc gia
trên thế giới. Tổ chức HRMI tự mô tả là đã và đang bắt đầu tiến hành khảo sát ở
13 nước vào năm 2017, 19 nước vào năm 2019, 33 nước vào năm 2020 và 39 quốc gia
năm 2021? Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì không hiểu họ khảo sát bằng cách nào
để có những số liệu mà họ đưa ra? Hay vẫn chỉ là sự sao chép, thêu dệt nên từ
chính những kẻ bất đồng chính kiến, những phần tử bất mãn và các thế lực thù
địch, chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Mâu thuẫn trong đánh giá
của HRMI về nhân quyền ở Việt Nam là, “bản thân họ cũng không có đủ dữ liệu từ
các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương để đối chiếu theo khu vực
về các quyền dân sự và chính trị mà họ chỉ dựa vào 39 quốc gia khác đã được Tổ
chức này khảo sát để đánh giá Việt Nam đang thực hiện tệ hơn mức trung bình về
quyền được an toàn trước nhà nước”. Đây thực sự là thủ đoạn xuyên tạc của HRMI
và RFA về nhân quyền ở Việt Nam.
2. Quyền con người ở Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước duy trì bảo vệ và
không ngừng phát triển. Trong hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt
Nam đã xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, ở đó các quyền tự do cơ
bản của người dân được thực hiện ngày càng tiến bộ. Đánh giá về thành tựu thực
hiện quyền con người ở Việt Nam, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin
Wiesen cho biết, tốc độ phát triển con người ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế
giới, với chỉ số HDI năm 2019 là 0,704 đã đưa Việt Nam vào nhóm phát triển con
người ở mức cao và xếp thứ 117 trong số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ; Việt Nam
đã và đang thực hiện tốt bình đẳng giới, một trong những thành tựu nổi bật của Việt
Nam. Trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng không
nhỏ đến các thành tựu phát triển con người, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng
đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả, kịp thời kiểm soát dịch
bệnh, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo quyền con người cao nhất; đồng thời phục hồi sản
xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội và đời sống của người dân.
Điều đáng chú ý là Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước nhân quyền
quốc tế chủ chốt như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền
kinh tế - xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng
tộc; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ;… Trong 5 lần
sửa đổi Hiến pháp, quyền con người ngày càng được quy định đầy đủ và toàn diện
hơn. Hiện nay, Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung, ban hành hơn 100 văn bản pháp luật
liên quan đến đảm bảo quyền con người, quyền công dân… Những minh chứng trên
cho thấy sự đánh giá của HRMI về nhân quyền ở Việt Nam mà RFA đưa ra là vô căn
cứ. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, thủ
đoạn của HRMI và RFA hòng xuyên tạc nhân quyền ở Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét