Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

“Tự do báo chí” không phải là tự do tuyệt đối

 Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của

mình. Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp

cận, cung cấp và phản hồi thông tin trên báo chí… Ở Việt Nam những năm qua, tự do

báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý

và thực tiễn. Song, lợi dụng chiêu bài “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, vấn đề “nhân

quyền”, các thế lực thù địch đã và đang ra sức tiến hành diễn biến hòa bình trên lĩnh vực

chính trị, tư tưởng nhằm thao túng dư luận, gây rối loạn xã hội, chống phá Đảng, Nhà

nước ta.

Về mặt thủ đoạn, các đối tượng chống phá sử dụng chiêu bài xuyên tạc khái niệm tự do báo chí; lôi

kéo đội ngũ người làm báo theo hướng phục tùng mưu đồ của chúng; viện dẫn các quy định của luật

pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do báo chí nhưng cố tình lờ đi những quy định pháp luật về

tự do báo chí, tự do ngôn luận rồi tán phát qua Internet, mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm

rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào. Thậm chí, Tổ chức

phóng viên không biên giới (RSF) đã đưa ra những đánh giá thiên lệch, thiếu khách quan và hoàn

toàn không có cơ sở khi xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia “ít có tự do báo chí”.

Những kẻ chống phá dường như cố tình quên rằng việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do ngôn

luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà

nước Việt Nam. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan

đồng thời được triển khai thực hiện trong thực tế. Nhiều năm qua, Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực

hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, trong

đó có quyềntự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn

luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do

pháp luật quy định”. Điều 11, Luật Báo chí sửa đổi (2016) quy định rõ: Công dân có quyền: “Phát

biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố

cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân".

Tính đến 4/2022, cả nước có 816 cơ quan báo chí, trong đó 115 báo thực hiện 2 loại hình (in và điện

tử): 116 tạp chí thực hiện 2 loại hình; 29 báo và tạp chí điện tử chỉ có loại hình điện tử; 72 cơ quan

được cấp phép hoạt động phát thanh-truyền hình;  khoảng 41.600 nhân sự đang tham gia hoạt động

trong lĩnh vực báo chí, Cả nước hiện có 17.161 người được cấp thẻ nhà báo 2021-2025 (tính đến

15/8/2021)…

Yếu tố hạ tầng thông tin cũng là một điểm nhấn trong thực hiện quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Những năm qua, Việt Nam đang thực hiện mục tiêu “Chuyển đổi số quốc gia”, hướng tới mỗi người

dân có một điện thoại thông minh; mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao… Đó


là nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm tôn trọng quyền được tiếp cận Internet của tất cả mọi người;

được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, được bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Thông qua các

thể loại báo viết, báo ảnh, báo điện tử, Việt Nam tôn trọng và phát huy quyền tự do báo chí của công

dân, khi mà mọi chủ trương đường lối, dự thảo luật đều được lấy ý kiến từ nhân dân thông qua

chương trình truyền hình, trang ý kiến đóng góp… Việt Nam không cấm tự do báo chí, tự do ngôn

luận, mà chỉ nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do ấy để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, xâm

phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước.

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với

cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định

nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người

khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung”.

Thực tiễn thế giới cũng cho thấy, không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc,

Singapore… đều có chế tài, điều khoản luật xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tự do báo chí để vi

phạm pháp luật. Nói cách khác, tự do báo chí, ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải gắn với chế độ chính

trị, điều kiện xã hội, nền tảng đạo đức, pháp lý trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể…

Cũng không có quốc gia nào để bảo vệ chế độ, chủ quyền quốc gia mà cho phép những kẻ lợi dụng

vấn đề dân chủ, nhân quyền xuyên tạc, chống phá tùy tiện. Nếu 43 nhà báo bị cơ quan chức năng

Việt Nam xử lý trong năm 2021 thì đó chính là những kẻ đang cố tình bóp méo sự thật, vi phạm Luật

Báo chí của Việt Nam. Những kẻ bị bắt không phải vì họ làm nghề viết báo, cũng không phải Việt

Nam không cho phép họ làm báo, mà vì họ vi phạm pháp luật, tung tin giả, tin xấu độc xâm phạm an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc xử lý theo pháp luật những kẻ vi phạm đó cũng đồng nghĩa

với việc bảo đảm quyền tiếp cận những thông tin chính xác, khách quan của công dân.

Như vậy, ở Việt Nam, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng việc thực hiện các

quyền này do pháp luật quy định, không ai được lạm dụng quyền các quyền đó để xâm phạm lợi ích

của Nhà nước, tập thể và công dân, nghĩa là tự do trong khuôn khổ pháp luật chứ không phải là tự do

tuyệt đối. Những chiêu bài rao rằng ở Việt Nam “ít có tự do báo chí”;“Việt Nam kiểm soát và bóp

nghẹt quyền tự do báo chí, tự do Internet” là xuyên tạc sự thật, bộc lộ rõ mưu đồ chống phá, tham

vọng thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam của các thế lực phản động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét