Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam đã trở thành quốc gia có độc lập, chủ quyền và có tên trên bản đồ thế giới. Nhân dân Việt Nam chính thức trở thành người làm chủ đất nước. Cũng từ đây, Việt Nam luôn nỗ lực, cố gắng để bảo đảm quyền con người cho mọi người dân.
Dù
trong chiến tranh hay hòa bình, quyền con người luôn được Đảng, Nhà nước quan
tâm để mọi người dân được sống trong một đất nước dân chủ, công bằng và tiến
bộ. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
nhiệm kỳ 2014 – 2016 và đang ửng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025. Đây là thực tế sinh động khẳng định những
thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Việc Việt Nam ứng cử
thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc một nhiệm kỳ nữa cho thấy 3 lý do:
Thứ nhất, chúng ta muốn khẳng định nhân quyền. Thứ hai, chúng ta muốn lan tỏa
những giá trị của mình. Thứ ba, chúng ta muốn thể hiện nhận thức mới của mình
về nhân quyền đối với những giá trị của thời đại hiện nay.
Quyền
con người là một chế định pháp luật, trong đó các quyền về vật chất, như ăn ở,
đi lại đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận từ rất lâu. Nhưng ở Việt Nam, dưới
chế độ thực dân phong kiến, người dân Việt Nam tất nhiên là không thể có quyền
con người. Tất cả người Việt Nam lúc đó bị thực dân Pháp gọi là Anamit, với từ
ngữ khinh bỉ, bởi chữ này đồng nghĩa với chữ lạc hậu, bẩn thỉu.
Cuộc
Cách mạng Tháng Tám đã thay đổi, không chỉ là số phận của dân tộc, mà còn thay
đổi cả số phận của mỗi người. Từ thân phận nô lệ của một nước thuộc địa trở
thành người dân của một quốc gia độc lập có chủ quyền.
Trong
thời kỳ Việt Nam bị dịch Covid, một người nước ngoài đã được các y, bác sỹ và
người dân Việt Nam cứu chữa khỏi bệnh và trở về nước. Ông đã nói rằng, nếu
không phải Việt Nam, chắc tôi đã chết rồi. Các bạn cũng đã thấy, ở những nơi mà
dịch bùng phát thì những người dân, kể cả cụ già, em bé đã mang thức ăn đến nơi
tập trung, không biết cần gửi cho ai thì họ để ở cửa, để cho người thiếu lương
thực dùng khi hoạn nạn. Nhà nước đã có các cây gạo ATM miễn phí, mỗi người được
lấy 3kg. Điều này tôi nhắc lại thôi nhưng chắc các bạn cũng đã có những thông
tin như thế. Điều này chứng tỏ rằng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không phải
chỉ có tinh thần, không phải chỉ có việc bảo đảm quyền con người mà chúng ta
còn đi xa hơn cái quyền ấy. Đấy là tinh thần nhân đạo, sự khoan dung, lòng yêu
thương con người.
Tuy
đất nước còn nghèo nhưng chúng ta đã kết nối Internet với thế giới. Hiện nay,
từ Việt Nam, chúng ta đã có thể tiếp cận được với tất cả các trang mạng cơ bản,
kể cả những trang mạng chuyên chống phá Việt Nam. Người dân đều có thể truy cập
những trang mạng này, thậm chí có người còn cho rằng, đây cũng là một điều
kiện, một cơ hội tốt để chúng ta thấy được bản chất của các thế lực thù địch
chống phá.
Việt
Nam không coi những nước khác hệ tư tưởng là thù địch, mà chúng ta đưa ra quan
điểm về đối tác, đối tượng một cách cởi mở, rộng rãi và rất minh bạch. Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ xã hội, trình độ phát
triển. Với Việt Nam bây giờ chỉ có đối tác, đối tượng. Những ai chống Việt Nam
là đối tượng. Còn những ai ủng hộ Việt Nam là đối tác. Như vậy, Việt Nam đã
thoát khỏi tư duy của thời kỳ chiến tranh lạnh, tiếp cận những giá trị chung,
giá trị toàn cầu.
Việc
Việt Nam ứng cử và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, đồng nghĩa với kết
quả hình thành cơ chế và tư tưởng bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Tôi còn
nhớ, thời kỳ đó, khi Bộ Ngoại giao lấy ý kiến của Viện nghiên cứu quyền con
người, tôi nói các anh cứ đề nghị, chúng ta có thể tự tin, bởi Việt Nam đã hình
thành cơ chế bảo vệ nhân quyền, trong cơ chế đó có cơ quan chỉ đạo nhân quyền của
Chính phủ do một Phó Thủ tướng phụ trách. Cùng với đó, chúng ta còn có một cơ
quan khoa học nghiên cứu về quyền con người, đó là Viện Nghiên cứu quyền con
người; có cơ quan truyền thông về quyền con người.
Xét
về mặt văn kiện, Việt Nam hiện nay đã có đầy đủ các văn kiện quốc tế về quyền
con người nên chúng ta hoàn toàn tự tin khi tham gia vào Hội đồng Nhân quyền.
Bởi Việt Nam đã hình thành một cơ chế bao gồm cả luật pháp lẫn cơ quan, tổ
chức.
Việc
Việt Nam ứng cử và có khả năng thắng cử là hai yếu tố khác nhau. Tôi muốn khẳng
định, Việt Nam ứng cử là một chủ trương đúng đắn, như trên tôi đã phân tích,
Việt Nam tự tin, Việt Nam đang phấn đấu, nỗ lực về vấn đề nhân quyền, không
phải chỉ trong đối nội mà cả trong đối ngoại.
Còn
Việt Nam có khả năng thắng cử hay không, tôi không thể khẳng định là có hay
không. Bởi trong các thành viên của Liên Hợp Quốc, có người yêu quý Việt Nam,
thừa nhận nhân quyền Việt Nam; nhưng cũng có không ít những kẻ xấu chống phá
Việt Nam. Dù chúng ta có làm tốt, thậm chí càng tốt họ càng bỏ phiếu phản đối
chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta xem vấn đề nhân quyền là một mục đích tự
thân để phấn đấu, còn cộng đồng quốc tế đánh giá hay không, điều đó là một vấn
đề khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét