Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

 


Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền không phải mới. Dẫu vậy, việc chọn lựa mô hình cụ thể nào, tổ chức quyền lực ra sao thì không có mẫu số chung nhất định. Trải qua quá trình triển khai xây dựng, kiện toàn mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đâu đó xuất hiện một số ý kiến cho rằng, phải từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa mới có thể xây dựng Nhà nước pháp quyền. Sự thực thì…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi lãnh đạo các tỉnh thành miền Trung – Tây nguyên về tham dự hội nghị góp ý đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước mà ở đó mọi hoạt động của đời sống xã hội được quản lý bằng luật pháp. Soi chiếu vào tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế, xã hội, có thể thấy nhà nước pháp quyền gắn liền với sự ra đời của nền dân chủ. Hiện có hai mô hình nhà nước pháp quyền tư sản và xã hội chủ nghĩa. Điểm khác biệt chính yếu giữa hai mô hình này ở chỗ ai là người nắm quyền lực nhà nước.

Trong bất cứ nhà nước pháp quyền nào cũng cần có một hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, bản chất pháp luật luôn mang tính giai cấp. Vậy nên, chiếu về bản chất, nhà nước pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa được coi là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Trong khi đó, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại là công cụ để củng cố và khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, bảm đảm và bảo vệ lợi ích của người dân.

Từ khát vọng pháp quyền cho Việt Nam, trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc liên tục chủ trì nhiều buổi làm việc, dành thời gian trao đổi, lắng nghe ý kiến, phản biện thẳng thắn của các chuyên gia, nhà khoa học để xây dựng đề án. Thông điệp “phát huy quyền làm chủ của nhân dân” cùng yêu cầu nội dung đề án phải phù hợp nhận thức hiện nay, được thế giới công nhận, dễ vận dụng và dễ triển khai, luôn được người đứng đầu nhà nước nhắc nhớ.

Luận điệu sai trái, lạc lõng của đài RFA

Tuy nhiên việc xây dựng và kiện toàn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không hề đơn giản và cần quyết tâm chính trị rất lớn. Nhưng tin rằng, với sự đồng thuận của nhân dân, chắc chắc việc xây dựng sẽ thành công. Và mọi lời gièm pha, hay kích động đòi phá bỏ cũng chỉ là những luận điệu lạc lõng của những kẻ chưa bao giờ thực sự đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân như cái mác mĩ miều mà chúng trưng dựng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét