Với lý tưởng cộng sản chân chính, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sớm ý thức sâu sắc về những giá trị của tự do, dân chủ. Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với nhãn quan chính trị nhạy cảm, với tình cảm tha thiết yêu thương, quý trọng phẩm giá con người và những giá trị cơ bản của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với thế giới về những giá trị cơ bản mà dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam có quyền được hưởng, đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Trong khó khăn bộn bề
sau Ngày Độc lập, đứng trước họa thù trong, giặc ngoài, Người vẫn đề nghị Chính
phủ lâm thời chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử dân chủ và ban hành bản Hiến pháp
dân chủ đầu tiên trong lịch sử đất nước. Bản Hiến pháp năm 1946 chứa đựng nhiều
giá trị tiến bộ, quy định khá cụ thể về các quyền cơ bản của công dân, trong đó
có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do biểu tình, v.v..
Trong tiến trình cách
mạng Việt Nam, dù hoàn cảnh đất nước chiến tranh hay xây dựng hòa bình, việc mở
rộng và phát huy dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vẫn luôn
được coi trọng. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, dân chủ được xác định là mục
tiêu, là động lực phát triển của đất nước. Hiến pháp năm 2013 đã dành Chương 2
để quy định về quyền con người, quyền công dân. Đó là một bước tiến lớn trong
lộ trình phấn đấu của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do,
dân chủ của con người. Việc bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và được thể
chế hóa trong các bộ luật liên quan.
Điều 25, Hiến pháp năm
2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định”(6). Hay khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm
2016 cũng khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử
trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”(7). Trong quá trình
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, vấn đề tự do ngôn luận, tự do
báo chí luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Điều 13, Luật Báo chí
(sửa đổi, bổ sung năm 2016) quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: “1. Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà
báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được
lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo
chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”(8).
Cùng với sự phát triển
về kinh tế - xã hội, lĩnh vực thông tin - truyền thông của Việt Nam cũng phát
triển không ngừng về số lượng, chất lượng, hình thức, nội dung báo chí, về đội
ngũ những người làm báo, về hiệu quả kinh tế. Điều này thể hiện sự quan tâm,
khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động thông tin truyền thông
nói chung và hoạt động báo chí nói riêng.
Có thể thấy tốc độ
tăng trưởng vượt bậc của ngành thông tin truyền thông. Tỷ lệ hộ gia đình kết
nối internet ở Việt Nam lên đến 75%, gấp 1,5 lần tỷ lệ trung bình trên thế
giới, cho thấy mức độ tiếp cận thông tin của người dân đã trở nên sâu rộng hơn
bao giờ hết. Số mạng xã hội được cấp phép tăng lên nhanh chóng, gấp hơn ba lần
trong giai đoạn 2016-2020. Đó là những minh chứng khẳng định thành tựu to lớn,
vững chắc trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét