Có một điều
buồn cười là các bác lãnh đạo Việt Nam đi ngoại giao khắp thế giới thì chẳng bị
nói gì. Nhưng cứ hễ liên quan đi ngoại giao liên quan Trung Quốc thì lại bị vu
cho cái tâm thế là "đi chầu" hay "bái kiến thiên triều" rồi
nào là bán đảo, nịnh bợ. Vậy ít ngày nữa Thủ tướng Đức sang thăm Trung Quốc có
phải là đi “chầu chực” không? Hay Cựu thủ tướng Nhật Suga chọn Việt Nam trong
chuyến công du đầu tiên khi nhậm chức có phải là đi “trình diện” trước Việt Nam
không?
Trong khi
báo chí thế giới trước đó còn đang tiên đoán về nước nào có vinh dự được ông
Tập Cận Bình mời thăm đầu tiên sau khi tái đắc cử. Đó có thể là Tổng thống Nga
Vladimir Putin - quốc gia đứng hàng cao nhất trong hệ ngoại giao của Trung
Quốc, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif - quốc gia đồng minh quan trọng nhất
của Trung Quốc. Nhưng vị trí này lại thuộc về Việt Nam. Điều này cho thấy vị
trí ngoại giao quan trọng của Việt Nam với Trung Quốc.
Hãy thử nghĩ
thế này, bạn là người đầu tiên được nhà hàng xóm giàu nhất vùng mời đến tham
gia tiệc tân gia, được mời đủ thứ của ngon vật lạ, được tặng quà mang về, được
bắn pháo hoa chào mừng khi đến, được đón tiễn trọng thị, được mở ra bao nhiêu
cơ hội hợp tác làm ăn, bạn có thấy ngầu không? Lại dám bảo không đi.
Có biết bao nhiêu quốc gia muốn có
được vị trí như Việt Nam nhưng mà không được. Cách đây ít hôm, Tổng thống Pháp
còn bày tỏ mong muốn đi cùng Thủ tướng Đức đến thăm Trung Quốc vào ngày 04/11
tới nhưng chưa nhận được thu xếp từ nước chủ nhà. Còn lãnh đạo Úc, Canada, Anh…
cùng bày tỏ thiện chí tương tự nhưng chưa được bố trí thời gian. Trong khi Việt
Nam, cụ thể là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại được đích thân ông Tập Cận Bình
mời, điều này ngay cả các cường quốc cũng khó có được.
Hôm bác
Trọng đáp xuống sân bay Bắc Kinh không đeo khẩu trang thì có đám người nói là
không tôn trọng luật pháp Trung Quốc khi nước này vẫn đang chống dịch quyết
liệt rồi phao tin là sẽ bị Trung Quốc “ngó lơ”. Nhưng hôm sau, bác Trọng với
ông Tập đều không mang khẩu trang tham gia các đại lễ, tay bắt mặt mừng, cùng
tiệc trà, cùng ăn uống thăm quan, được trao tặng huân chương cao quý nhất Trung
Quốc… thì đám này lại im lặng á khẩu.
Điều buồn
cười hơn nữa là lại có đám nào đấy phao tin rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
sang Trung Quốc để thực hiện “Hội nghị Thành Đô” - cái hội nghị được đồn thổi
là có quy định Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc vào năm
2020, nhưng bị trễ 2 năm do đại dịch, năm nay sang để thực hiện. Đùa chứ đến
những con người ngây thơ, có tư duy bình thường nhất cũng biết rằng cái tin kia
chỉ là nhảm ruồi, vậy mà vẫn cố phao tin bằng được thì cũng lạ thật.
Nếu ai tinh
ý một chút, có làm việc xuất nhập hàng nhiều, sẽ biết là ngay từ chuyến đi của
bác Trọng cũng là lúc Trung Quốc nới lỏng việc xuất nhập hàng, nông sản cửa
khẩu giữa bối cảnh phương Tây đang gặp khó khăn kinh tế. Nếu đi ngoại giao mà
lại đem lại lợi ích cho nhân dân, cho kinh tế đất nước thì luôn là một điều
đáng mừng.
Không phải
ngẫu nhiên mà trong những ngày gần đây, ngành ngoại giao Việt Nam đang làm việc
hết công suất để nâng cao vị thế nước nhà. Ví dụ như chỉ trong 14 ngày, Việt
Nam lần lượt chào đón Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Thái tử Đan Mạch, Thủ tướng
Đức Olaf Scholz và có thể là Tổng thống Joe Biden sang thăm vào cuối tháng 11…
Quốc gia nào
cũng muốn kéo Việt Nam về phía họ, cũng muốn tạo ra sức ảnh hưởng đến Việt Nam.
Điều đó cho thấy vị thế đất nước ngày càng được nâng cao, hình ảnh Việt Nam
ngày càng được cải thiện, thế giới ngày càng coi trọng Việt Nam hơn và chúng ta
sẵn sàng cho những điều đó… Dĩ nhiên là vẫn luôn có những cá nhân, những nhóm
người tự nhục luôn cố gắng phủ nhận và hạ thấp những điều như thế này.
Nhưng dù thế
nào, những nỗ lực này đều là vô lý. Việt Nam vẫn sẽ tiến lên mạnh mẽ!
Quốc gia nào cũng muốn kéo Việt Nam về phía họ, cũng muốn tạo ra sức ảnh hưởng đến Việt Nam.
Trả lờiXóa