Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG “BẤT TUÂN DÂN SỰ” ĐỂ CHỐNG PHÁ

 Nhận thấy sự lợi hại của phương thức đấu tranh bất bạo động, các đối tượng cơ hội chính trị, các

thế lực thù địch ra sức cổ xúy cho “bất tuân dân sự”. Trong các cuộc “cách mạng màu”, “cách

mạng nhung” ở Tiệp Khắc và Đông Đức; “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia; “cách mạng cam” ở

Ucraina; “cách mạng hoa nhài” (Mùa xuân Ả Rập) ở các nước Trung Đông và Bắc Phi trong

những năm đầu thế kỷ XXI, phong trào “cách mạng dù” của sinh viên vùng lãnh thổ Hồng Công

(Trung Quốc) hay các cuộc biểu tình phản đối sửa đổi Dự luật dẫn độ ở vùng lãnh thổ Hồng

Công (Trung Quốc) năm 2019, năm 2020… đều có dấu ấn của “bất tuân dân sự”. Điểm chung

của các phong trào này là nhằm gây trở ngại cho hoạt động thực thi công lý, gây mất ổn định an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây khủng hoảng toàn diện cho nhiều quốc gia và vùng lãnh

thổ.

Ở Việt Nam, thủ đoạn “bất tuân dân sự” được các thế lực thù địch triệt để sử dụng dựa trên các

vấn đề nhạy cảm liên quan đến dân tộc, tôn giáo, các sự kiện, vụ việc, bất cập, hạn chế trong

triển khai các quyết sách phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, đối ngoại... Các đối tượng chống phá

lợi dụng một số sai phạm, yếu kém của tổ chức, cá nhân để rêu rao Việt Nam vi phạm tự do, dân

chủ, nhân quyền, từ đó kích động lôi kéo người dân tụ tập, biểu tình, tuần hành, tập dượt kịch

bản đấu tranh chuẩn bị cho những bước chống phá cao hơn. Các đối tượng không ngừng tuyên

truyền cho rằng: “Lối thoát cho Việt Nam là bất tuân dân sự”, hay “Bất tuân dân sự là con đường

tự do cho Việt Nam”.

Trong những năm gần đây diễn ra hàng loạt vụ việc mang bóng dáng “bất tuân dân sự” như khi

giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Đắk Nông, Gia Lai, một số đối tượng đã

“bất tuân cưỡng chế”, chống lại cơ quan thực thi pháp luật; hay “bất tuân” quy định về thành lập

hội (nhóm) để lập các tổ chức dân sự nhân danh tự do, dân chủ, nhân quyền như “hội văn đoàn

độc lập”, “hội nhà báo độc lập Việt Nam”, “hội anh em dân chủ”, “hội cựu tù nhân lương tâm

Việt Nam”, “hội phụ nữ nhân quyền”… lập ra để phản đối các bộ luật ở nước ta. Vụ việc phức

tạp tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tháng 1/2020 là điển hình của việc coi thường pháp

luật, vi phạm các quy định pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng, khiến dư luật hết sức bất bình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét