Trong giai đoạn hiện nay, một thủ đoạn mới mang tên “bất tuân dân sự” được các thế lực thù
địch sử dụng nhằm tăng cường“diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Nhận diện thủ đoạn “bất tuân dân sự” ở Việt Nam hiện nay để có biện pháp ngăn chặn
kịp thời, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ sự ổn định chính trị-xã hội
là hết sức cần thiết.
Thuật ngữ “bất tuân dân sự” bắt nguồn lần đầu tiên trong tập tiểu luận của tác giả người Mỹ
Henry David Thoreau với tiêu đề “Dân sự bất hợp tác” viết vào tháng 5/1849. Nhằm bào chữa
cho việc phải ngồi tù vì tội không đóng thuế ở Massachusetts, Henry David Thoreau viết tập tiểu
luận để khẳng định rằng cá nhân (hoặc một bộ phận thiểu số công dân) không cần tuân thủ và
phục tùng nhà nước, thậm chí có thể chống lại việc thực thi luật pháp của nhà nước nếu thấy
không phù hợp.
Thực chất, đây là quan điểm cực đoan, vô chính phủ, tiềm tàng nguy cơ bất ổn cho xã hội. Sau
này, “bất tuân dân sự” dần được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế sử dụng
thành thủ đoạn phản cách mạng nhằm chống phá, lật đổ chính quyền, âm mưu làm thay đổi chế
độ chính trị ở những quốc gia tiến bộ, không cùng “quỹ đạo” với chúng. Dù bề ngoài có vẻ ôn
hòa, núp bóng “dân sự”, không bạo lực vũ trang, nhưng phong trào “bất tuân dân sự” đem lại
những hiểm họa khôn lường cho xã hội.
Hiện nay, “bất tuân dân sự” được hiểu là hoạt động công khai từ chối tuân theo hoặc cố ý vi
phạm với một số quy định pháp luật của nhà nước với những lý do không chính đáng. Về cơ bản,
những hành động “bất tuân dân sự” là hình thức phản kháng ôn hòa, bất bạo động nhưng lại thể
hiện rõ ràng sự coi thường kỷ cương, pháp luật, trái với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền
trong một xã hội văn minh.
Đặc biệt, với chiến lược “diễn biến hòa bình” từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa đế
quốc xây dựng tư tưởng chủ đạo muốn chuyển cuộc đấu tranh vào bên trong các nước xã hội chủ
nghĩa bởi vậy “bất tuân dân sự” dần trở thành phương thức thủ đoạn có sự liên hệ chặt chẽ các
phương thức, thủ đoạn khác của chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét