Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

Chủ thể quyền lực xã hội là nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

 


Toàn bộ các hoạt động của đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức chính trị - xã hội đều hướng đến vấn đề trung tâm là bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Hệ thống các quyền, lợi ích thụ hưởng của nhân dân được bảo đảm bằng pháp luật, cơ chế, chính sách, quy chế, quy định của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp, lôi cuốn nhân dân lao động tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội là biểu hiện đầy đủ nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ý chí, quyền lực của nhà nước và mục đích hoạt động của các cơ quan đại diện các giai cấp, tầng lớp xã hội là ý chí, nguyện vọng của nhân dân, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; đồng thời tạo điều kiện, cơ hội để người dân cống hiến và phát triển toàn diện theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Dân là chủ và dân làm chủ[1]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”[2].



[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, “Dân vận” (1949), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 232.

[2] Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp (sửa đổi năm 2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.1.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét