Tờ The Washington Post Sunday số ra hôm 21/07/2024 vừa rồi có bài viết về ông Nguyễn Phú Trọng, trong đó có đoạn như sau:
“On the world stage, Mr. Trong was seen as an artful practitioner of Vietnam’s “bamboo diplomacy” — called so for bending in different directions — as the country navigated ties with its most important economic partners, China and the United States, while also building bonds with nations such as India and Russia.
“Trên trường quốc tế, ông Trọng được coi là một nhà ngoại giao điệu nghệ với đường lối "ngoại giao cây tre" của Việt Nam - được gọi như vậy vì sự linh hoạt đa phương - khi đất nước này điều hướng mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác kinh tế quan trọng nhất của mình, Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời xây dựng tình hữu hảo với các quốc gia như Ấn Độ và Nga.
Chính sách đối nội của ông ở Việt Nam lại ít mềm mại hơn ngoại giao. Chiến dịch chống tham nhũng của ông nhằm cố gắng củng cố niềm tin của công chúng vào Đảng Cộng sản và sự lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, với nhiều lĩnh vực mà trong đó bao gồm cả một văn hoá khởi nghiệp.”
***
Nhắc đến ngoại giao của Việt Nam, những năm gần đây chúng ta quá quen với thuật ngữ “ngoại giao cây tre”. Và không ít kẻ lấy cái tính chất mềm dẻo của cây tre ấy ra để giễu nhại, theo kiểu ám chỉ sự ba phải, không chính kiến vân vân và vân vân… Những kẻ ấy, may thay cho quốc gia, ngoài chém gió, chửi đểu, không được nhận bất kỳ trọng trách nào bởi nếu điều đó xảy ra, chúng có thể đưa cả nước vào biển lửa.
Hãy tưởng tượng thế này, nếu bạn mở một công ty truyền thông quảng cáo, chuyên chạy các chiến dịch cho những nhãn hàng và bạn có khách hàng quen thuộc (thậm chí thân thiết) là Pepsi chẳng hạn, thì Coca có sẵn lòng làm việc với bạn không?
Câu trả lời rất nhiều khả năng là KHÔNG.
Để là một công ty truyền thông quảng cáo có thể hợp tác với các đối thủ cạnh tranh lẫn nhau, công ty đó phải là xuất sắc nhất ở tầm vóc toàn cầu, công ty đó phải là nơi nhãn hàng tìm đến vì nhận thấy có thể nhận được lợi ích chứ không phải chỉ là loại “có kinh nghiệm, có tiềm lực, có sáng tạo” nhưng thực tế thì dễ lẫn vào đám đông cả ngàn công ty khác cùng nghề truyền thông quảng cáo.
Các quốc gia lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… đều có những lãnh đạo lọc lõi, khôn ngoan và đủ già dặn để biết cách “chơi” của một đối tác khác với mình là như thế nào. Họ biết Việt Nam chọn làm cây tre mà họ vẫn chơi, điều đó cho thấy Việt Nam phải có cái gì đó thu hút họ đúng nghĩa. Làm cây tre không hề dễ, nhất là khi đối tác nhận biết luôn thái độ điều hướng uyển chuyển của mình.
Chỉ nói riêng Mỹ thôi, họ đẻ ra Project 88 chuyên để soi Việt Nam xoay quanh chuyện nhân quyền, nhằm dùng cái đó mà ép Việt Nam suốt năm này qua năm kia. Trong tình thế ấy, để thực hiện được ngoại giao cây tre, phải thừa nhận là quá tài.
Việt Nam là nước nhỏ mà có thể chơi được với tất cả các nước lớn và nhận được sự tôn trọng trong thế không phải quỳ gối như một chư hầu, đó chính là điều chúng ta nên suy nghĩ kỹ trước khi có nhận xét này nọ. Chúng ta có bạn bè cá nhân. Đối đãi với bạn bè cá nhân đã cực khó. Đằng này, điều hành một quốc gia và tìm ra phương cách ứng biến với các quốc gia lớn lúc nào cũng nhăm nhe chỉ muốn biến mình thành chư hầu trong tình hình thế giới phân cực rõ rệt lại còn khó hơn triệu lần.
Bởi thế, phải thừa nhận, ngoại giao cây tre là một chính sách đã được thực thi một cách phi thường. Không phi thường thì báo chí của phe Project 88 như kể trên không ghi nhận bằng những lời như vậy đâu.
Làm tre thật ra không dễ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét