Một là, phải nhìn nhận, nghiên cứu vấn đề tôn giáo đặt trong tính tổng thể của khối đại đoàn kết toàn dân, có sự kế thừa tư tưởng đoàn kết dân tộc trong lịch sử, hướng tới kiến tạo sức mạnh thống nhất, toàn diện để đưa đất nước tiếp tục gặt hái những thành tựu trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh con người, trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, cần ghi nhận và đề cao những đóng góp của các giá trị tôn giáo đối với sự phát triển xã hội nói chung; chủ động, sẵn sàng nhìn nhận và phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo gắn với phát triển hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đối với tôn giáo.
Hai là, ngăn chặn, đẩy lùi tư tưởng giáo điều, thiếu linh hoạt, sáng tạo
khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và hệ thống kiến thức, kinh nghiệm từ quốc
tế vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong vấn đề tôn giáo. Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở
lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở
thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết
lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì?
Đó chưa phải là toàn thể nhân loại!”. Bên cạnh đó, tôn trọng các chức sắc tôn
giáo, người có uy tín trong cộng đồng giáo dân, hàng ngũ giáo sĩ, nhà tu hành -
những người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các tín đồ tôn giáo, hướng họ vào
các hoạt động mang lại lợi ích chung của dân tộc.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác tôn giáo, góp phần giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa lợi ích toàn dân tộc với lợi ích đặc thù của đồng bào theo
tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó lợi ích chung của toàn dân tộc là tối thượng,
quyết định, đồng thời tôn trọng lợi ích riêng, đặc thù nếu không tổn hại đến
lợi ích chung. Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục giúp cho đồng
bào theo đạo nhận thức đúng hơn về vị trí, lợi ích của việc phát huy sự đồng
thuận xã hội trong giai đoạn mới; chú trọng phương thức tôn trọng, vận động,
thuyết phục hàng ngũ chức sắc tôn giáo, coi đây là biện pháp quan trọng để thực
hiện chính sách đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc bằng thái độ trân trọng,
tin tưởng, chân thành, cầu thị,...
Bốn là, kiên quyết ngăn chặn, xử lý các biểu hiện mê tín dị đoan, lợi
dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm phương hại đến lợi
ích chung của dân tộc Việt Nam. Chủ động nâng cao nhận thức cho đồng bào các
tôn giáo, đồng thời luôn đề cao cảnh giác những kẻ tuyên truyền lừa bịp, kích
động, gây chia rẽ; giải quyết triệt để theo đúng pháp luật những phần tử cực
đoan, cơ hội chính trị... trên tinh thần “Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm
minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội
chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân
tộc”. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, quản lý đảm nhận công tác tôn giáo phải nhận
thức công tác quản lý tôn giáo về mặt Nhà nước chính là giữ cho các hoạt động
tôn giáo luôn nằm trong khuôn khổ pháp luật; gương mẫu chấp hành chính sách tôn
giáo; nỗ lực thực hiện tuyên truyền, giải thích cho đồng bào các tôn giáo hiểu
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời, kiên quyết sửa chữa sai
lầm, khuyết điểm trong việc thực hiện chính sách tôn giáo./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét