Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, trong quá trình quản lý đất nước, điều hành xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), kháng chiến chống thực dân Pháp (giai đoạn 1945 - 1954), kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (giai đoạn 1954 - 1975), thống nhất và tái thiết đất nước sau ngày miền Nam giải phóng (năm 1975),... Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã nhìn thẳng vào những vấn đề còn hạn chế nhằm đổi mới tư duy, thay đổi tình trạng “chủ quan duy ý chí” trong nhận thức và ứng xử trong công tác tôn giáo. Mặt khác, Đảng ta mở rộng hướng tiếp cận vấn đề tôn giáo một cách phù hợp, khoa học, xem tôn giáo không chỉ là vấn đề chính trị, mà còn là tư tưởng, triết học, văn hóa, đạo đức, lối sống,...; thể hiện sự khách quan trong đánh giá vai trò của tôn giáo (có nhiều mặt tích cực cần phát huy, nhất là về đạo đức và văn hóa). Tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn, Đảng ta xác định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, do vậy phải tiếp tục đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện đầy đủ, đúng đắn chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người trong điều kiện mới.
Đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã nghiên cứu, ban hành chủ trương,
chính sách nhằm phát huy những giá trị tích cực về đạo đức và văn hóa của tôn
giáo, góp phần “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn
lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”. Tính đến
nay, Việt Nam có 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký
hoạt động; các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi trong
sinh hoạt, liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng
lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở nước ta được xếp hạng nhóm đầu thế giới. Bên
cạnh đó, các nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế, hoạt động sinh hoạt tôn giáo tập
trung luôn được bảo đảm tổ chức, thực hiện, thậm chí, có những sự kiện lên tới
vài chục nghìn người,... Có thể nói, tình hình tôn giáo nước ta thể hiện nhiều
chuyển biến theo xu hướng tích cực; các hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, tuân
thủ pháp luật, các tổ chức tôn giáo xây dựng đường hướng sinh hoạt, phát triển
tiến bộ; gắn bó tôn giáo với dân tộc, gắn hoạt động tôn giáo với hoạt động an
sinh xã hội; tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế trong điều kiện Việt
Nam mở cửa và hội nhập quốc tế,... góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát
triển của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét