Từ nền tảng tri thức rộng lớn
gắn với quá trình tự nhận thức, không ngừng nghiên cứu, tiếp thu, phân tích về
vai trò, hệ giá trị mà hệ thống tôn giáo phương Đông và phương Tây tạo ra, đồng
thời là quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh trở thành một trong số ít người Mác-xít, chiến sĩ cộng sản chân chính
đương thời có tư tưởng, thái độ bao dung, toàn diện, thấu tình, đạt lý trong
nhìn nhận những giá trị tích cực của tôn giáo. Người nêu rõ những khía cạnh cao
đẹp về đạo đức và nhân văn của tôn giáo:“Chúa
Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái/Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi/Khổng Tử dạy:
Đạo đức là nhân nghĩa”.
Thêm vào đó, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn bày tỏ lòng kính trọng, ngưỡng mộ các danh nhân của thế giới, không
phân biệt các danh nhân đó thuộc tôn giáo nào, vô thần hay hữu thần, là người
phương Đông hay phương Tây,... Người đã chủ động chắt lọc, rút ra những bài
học, giá trị quý báu để kế thừa và phát triển, từ Đức Phật Thích Ca, Chúa
Giê-su đến Khổng Tử, Các Mác, Tôn Dật Tiên,... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt
tôn giáo trong mối quan hệ với dân tộc, thấy rằng tôn giáo chỉ có thể khẳng
định được mình khi sống giữa lòng dân tộc, ngược lại, con đường phát triển của
đất nước, cần khai thác, phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo. Mặt
khác, Người luôn sẵn sàng bác bỏ luận điệu xuyên tạc rằng chủ nghĩa xã hội sẽ
hạn chế, thậm chí không chấp nhận chung sống với tôn giáo một cách khoa học;
tập trung giải tỏa nỗi lo lắng, ngờ vực trong cộng đồng các tôn giáo khi bước
vào công cuộc xây dựng xã hội mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét