Có thể nói, tư tưởng tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện nhất quán cả trong kho tàng hệ thống lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong chủ trương, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở từng thời kỳ; có sự thâm nhập, thấm nhuần sâu rộng vào quần chúng nhân dân nói chung, tín đồ chức sắc các tôn giáo nói riêng. Trong lúc bôn ba tìm đường cứu nước, Người sớm được tiếp cận với nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, những tư tưởng tiến bộ, nguyên tắc ứng xử với tôn giáo trong các cuộc cách mạng tư bản, điển hình là Cách mạng Mỹ (năm 1776), Cách mạng Tư sản Pháp (năm 1789), Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (năm 1911),... Sau đó, nhờ sự tiếp thu và vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nghiên cứu, đánh giá các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam,... đã sớm hình thành quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong hệ thống tư tưởng của Người.
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024
TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ngay sau Ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp đầu tiên của Hội
đồng Chính phủ, Người đã chỉ ra sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó vấn
đề thứ sáu chính là “tôn giáo”. Người chủ trương bảo đảm tự do tôn giáo, điều
này được thể hiện trong những văn kiện quan trọng đầu tiên của Đảng và Nhà nước
Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo nghiên cứu,
xây dựng. Cụ thể, ngày 9-11-1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu
tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó ghi nhận nhân dân có quyền “tự do tín ngưỡng”; kế
tiếp, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam cũng đã nhấn mạnh:“Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mọi
người dân”. Đặc biệt, năm 1955, Người
ký quyết định ban hành Sắc lệnh số
234/SL (văn bản quy phạm pháp luật riêng cho tôn giáo sớm nhất ở Việt Nam) nhằm
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo dưới chế độ mới, được tín đồ, chức sắc
các tôn giáo nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ, khẳng định: “Chính phủ đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến
quyền tự do ấy. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc
không theo một tôn giáo nào”; đồng thời, nêu rõ quyền thực hiện các hoạt động
tôn giáo, như truyền đạo, giảng đạo, đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, quan
hệ quốc tế, tham gia các hoạt động xã hội,...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét