Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

NGUYỄN TIẾN DÂN LÀM NHƯ VẬY ĐƯỢC GÌ?



Lướt qua trang mạng Facebook Tiếng dân news ngày 16/9 vừa qua, tôi thấy nhân vật Nguyễn Tiến Dân có viết bài về “Hoàng đế Lê Đại Hành và Thiền sư Đỗ Pháp Thuận luận về phép Trị quốc - Bình thiên hạ” (Kỳ 2). Người này đã đưa ra quan điểm cá nhân của mình về nhiều vấn đề trong đó có đặc biệt nhấn mạnh về những khuyết điểm, trì trệ của Ngành y tế nước ta.
Nội dung bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Dân, khi mới đọc qua người đọc có thể lầm tưởng đây là bài viết được chuẩn bị công phu, tác giả có một nền tảng kiến thức uyên bác, hiểu biết sâu rộng từ đông, tây, kim, cổ. Thế nhưng nếu đọc kỹ ta sẽ thấy hoàn toàn ngược lại, đó là những cái nhìn đầy lệch lạc, phiến diện, thiển cận, phản ánh kiến thức nông cạn, nghèo nàn của tác giả, cụ thể:
Đối với ngành y, tác giả Dân khẳng định “Không cần biết, tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam đã là 73,5% - top đầu thế giới”. Không biết ông lấy số liệu trên nguồn ở đâu ra nhỉ? Hay số liệu đó do ông tự nghĩ ra? Việc ngành y trì trệ là do ông nghĩ ra hay sao nhỉ? Rồi ông lại đổi lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng ta về việc phát triển và công tác cán bộ ở các Bộ Y tế và một số Bộ, Ban ngành khác... là những sai lầm chết người Đảng không phải trả giá mà chỉ có người dân phải gánh chịu.
Thứ nhất, về vấn đề ung thư ở Việt Nam
Theo báo VN Express số báo thứ Bảy ngày 08/4/2023, Thông tin được Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết tại sự kiện Ngày Sức khỏe thế giới năm 2023, sáng 08/4. Theo thống kê của ngành ung thư, mỗi năm Việt Nam có hơn 182.000 ca mắc mới, trên 122.000 người tử vong do bệnh này (tỷ lệ là 67,20%). Ông Thuấn nói thêm rằng cứ 100.000 người Việt, có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong (tỷ lệ là 67,20%).
Cũng theo báo VN Express số Chủ nhật ngày 17/1/2021 khẳng định: Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR) vừa ra thông báo về ung thư toàn cầu, xét trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ 10 quốc gia có tỷ lệ mắc mới ung thư cao nhất là những nước phát triển gồm Australia, New Zealand, Ireland, Mỹ, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Canada, Pháp và Hungary. Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam xếp thứ 16 tại châu Á. Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất (285/100.000 dân); sau đó đến Hàn Quốc (243/100.000 dân). Kế đó là Singapore (233/100.000 dân), Trung Quốc với tỷ lệ 205/100.000 dân. Với 159,7 người mắc ung thư trong 100.000 dân, Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư cao thứ 92 thế giới.
Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế số ngày 19/01/2021 cho biết: Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư theo GLOBOCAN. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Tình hình này cũng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ.
Vậy, theo những số liệu trên thì “Việt Nam” ta có thuộc “Top đầu thế giới” về tỷ lệ tử vong do ung thư là như thế nào hả Nguyễn Tiến Dân? Việt Nam thuộc “Top đầu thế giới” về tỷ lệ tử vong do ung thư là ở đâu ra vậy Nguyễn Tiến Dân?
Thứ hai, có phải ngành y của Việt Nam đang trì trệ?
Theo TTXVN/Vietnam số ngày 27/02/2023, ngành y tế Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, đưa nền khoa học y học tiếp cận với thế giới được thể hiện trên các vấn đề sau:
Một là, kiểm soát và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm: Thanh toán thành công các bênh: đậu mùa (1978); bại liệt (2000); dịch hạch (2002); uốn ván sơ sinh (2005). Một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS. Ngăn ngừa thành công các bệnh truyền nhiễm mới nổi: Cúm A/H7N5; Ebola; MERS-CoV; COVID-19.... Đặc biệt năm 2021, triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với quy mô lớn nhất Việt Nam, là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới ....
Hai là, thế mạnh về sản xuất VACCINE trên thế giới: Sản xuất vaccine trong nước bảo đảm 11/12 loại vaccine tiêm chủng. Hệ thống quản lý thử nghiệm lâm sàng được WHO công nhận. Đã phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học điều chế một số sinh phẩm y học để phát triển các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Giai đoạn 2015 - 2022, thực hiện 460 nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thuốc mới, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc và vaccine ....
Ba là, làm chủ công nghệ khoa học trong chuẩn đoán và điều trị: ghép được 6/6 tạng chủ yếu (tim, gan, phổi, thận, tụy, ruột); làm chủ công nghệ nội soi, can thiệp tim mạch, châm cứu với chi phí thấp hơn 1/2 - 1/3 so với ở nước ngoài.
Bốn là, nghiên cứu sản xuất thuốc: Tiếp thu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất protein và enzyme. Phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học có liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền, nghiên cứu về biệt hóa tế bào gốc, kháng thể dòng. Nghiên cứu, khai thác các nguồn dược liệu trong nước, bài thuốc côr truyền tạo sản phẩm tốt có giá thành thấp; bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm làm thuốc.
Những bằng chứng trên cho thấy nền y học của Việt Nam ta là như thế nào? Có đúng như ông nói không hả Nguyễn Tiến Dân? Những thành tựu đó là do ai? Là của ai?.
Không biết Nguyễn Tiến Dân viết như vậy được cái gì nhỉ? hay để đánh bóng tên tuổi của mình? Hay là ông đã cố tình quên đi cội nguồn, a Zua theo cái đám “Xỏ lá” ở bển? Ông làm vậy có đúng không? Làm như vậy để người khác chú ý đến mình nhiều hơn hay để ở nơi sứ sở cờ hoa “Bo” thêm cho ít USD thừa, để rồi mình lại là vật thế thân, lại làm tội đồ của lịch sử? Như vậy có đáng không Nguyễn Tiến Dân?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét