Hiện nay, các thế lực thù
địch không ngừng thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Đảng, Nhà
nước và chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực.
Mục tiêu xuyên suốt vàkhông thay đổi của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thời gian gần đây,
chúng đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn
biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một cách toàn
diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế, pháp
luật, quốc phòng, an ninh, nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công tác chống tham
nhũng, chống dịch...
Lực lượng của chúng là ai? Chủ nghĩa đế quốc
là lực lượng đi đầu thúc đẩy chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam rất quyết liệt,
nhưng không ra mặt trực diện, mà hoạt động ngấm ngầm thông qua lôi kéo, liên
kết, hợp tác để từng bước “thẩm thấu, chuyển hóa” (hợp tác để
chuyển hóa), sử dụng thế lực phản động ngoài nước câu kết với nhóm phản động và
những kẻ cơ hội trong nước để chống phá cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, một số
đảng viên thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống cũng hùa theo các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động để làm cho
tình hình an ninh chính trị ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp.
Nội dung chống phá: Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị triệt để sử dụng hàng trăm website, blog, mạng xã hội để tăng cường các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước; tập trung phản
bác chủ nghĩa Mác - Lênin, đòi sửa đổi Cương lĩnh chính trị của Đảng, phủ nhận
tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng
tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi xóa bỏ Điều 4
trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tiếp tục xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn
giáo, tự do đi lại, hoạt động trong tình hình dịch bệnh Covid - 19 phức tạp tại
Việt Nam.
Chúng ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp:Nghiên cứu và vận dụng sáng tạo, phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với bối cảnh mới của
tình hình thế giới và trong nước theo Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 9/2/2018 của
Ban Bí thư khóa XII về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học
tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong tình hình mới”, gắn với Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ
Chính trị khóa XI về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 để
triển khai nghiên cứu lý luận. Chú trọng công tác tư tưởng, gắn thực hiện Chỉ
thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XII; triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính
trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nhận diện và kiên quyết
phòng, chống và ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
cảnh giác trước thủ đoạn thổi phồng những sơ hở, yếu kém trong công tác lãnh
đạo, quản lý kinh tế - xã hội của các thế lực thù địch, phản động nhằm kích
động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân
để tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người
đứng đầu, ban chỉ đạo 35, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; quan tâm lãnh đạo toàn diện lý luận
chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí; tích cực đấu tranh
trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; quản lý chặt chẽ tình hình
chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh.
Bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế
chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội.Với phương châm
chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để “khoảng trống” thông
tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá, Cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo 35 các cấp cần quan tâm biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tham
khảo, xây dựng ngân hàng comment làm tài liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng, tạo sự đồng thuận về
nhận thức và hành động. Lực lượng đấu tranh rà
soát, phát hiện, gỡ bỏ các trang web, blog, mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng,
Nhà nước. Chủ động, phối hợp đấu tranh, bóc gỡ, vô hiệu
hóa các tài khoản, trang MXH đưa tin sai trái, thù địch; đấu tranh xử lý đối
tượng đăng tải, cung cấp tin bài, cấu kết chống phá Đảng, Nhà nước. Nắm chắc tình hình cán bộ, đảng viên, phóng viên tham gia các nhóm,
diễn đàn chống đối, viết bài đăng tải thông tin sai trái; phối hợp với BCĐ35 Bộ
Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam có biện pháp xử lý. Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên
sâu phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, bổ
sung kinh nghiệm thực tiễn. Các thông tin đấu tranh phải trung thực, khách
quan, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước, mang tính Đảng, tính khoa
học, tính xây dựng cao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân
tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử phục vụ nhiệm vụ
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.
Đấu tranh chống
“Diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ
chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên cần được triển
khai đồng bộ, có hệ thống các chủ trương, giải pháp. Thực hiện tốt những vấn đề
cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hữu hiệu, giảm tác hại từ những luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trên internet, mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét