Thứ Năm, 3 tháng 10, 2024

Xây dựng tiềm lực văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay

 


Xây dựng tiềm lực văn hóa - xã hội, trước hết là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người phát triển toàn diện, phát huy tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa trong xây dựng, phát triển đất nước bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Triển khai các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của nền văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Xây dựng tiềm lực văn hóa - xã hội phải được thực hiện ở tất cả các cấp các ngành, ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước; đồng thời kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa từ bên ngoài, các khuynh hướng văn hóa trái với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam”[1]. Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước vững mạnh, là thành tố có vai trò ngày càng quan trọng trong tiềm lực quốc phòng, tác động trực tiếp đến sự phát triển của khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang, công tác chỉ huy và quản lý bộ đội. Đó là khả năng và trình độ, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển, phổ biến, ứng dụng khoa học - công nghệ. Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ của nền quốc phòng toàn dân phải gắn chặt với sự phát triển của khoa học - công nghệ đất nước, trên cơ sở đó ứng dụng có hiệu quả vào thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhà khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao; có chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học và các chuyên gia công nghệ hàng đầu tham gia nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; đồng thời, coi trọng phát triển công nghiệp quốc phòng.



[1]Bộ Quốc phòng, Quốc phòng Việt Nam 2019 (sách Trắng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2019, tr. 41.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét