Biểu hiện “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng,
văn hóa
Hiện nay, “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn
hóa là mũi đột phá trong âm mưu chiến lược của các thế lực thù địch, tấn
công vào hệ tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng và đời sống văn hóa, tinh thần
xã hội Việt Nam, hòng xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, xóa bỏ những giá trị truyền
thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Về mục tiêu, tùy theo tình hình, thời điểm mà các thế lực thù địch tập trung thực hiện mục tiêu cụ thể, nhưng về cơ bản, chúng đều thực hiện mục tiêu làm rối loạn, mất ổn định chính trị, dao động về tư tưởng, dẫn đến mất phương hướng, tiến tới xóa bỏ, hoặc xa rời, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Về nội dung, các thế lực thù địch phủ nhận chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh các lãnh tụ cộng sản,
lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta; phủ nhận,
xuyên tạc giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc...
Về phương thức, như: Bôi nhọ, xuyên tạc, vu cáo trắng trợn về
một số sự việc; phản ánh một chiều, phiến diện, thổi phồng, bóp méo sự thật;
xây dựng ngọn cờ; sử dụng các thủ đoạn chiến tranh tâm lý; sử dụng các kênh
truyền thông, nhất là phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là mạng xã hội,
các loại hình văn học, nghệ thuật để tuyên truyền quan điểm sai trái, thù địch
vào trong nước; lợi dụng xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam để
chống phá cách mạng Việt Nam.
Biểu hiện chủ nghĩa cơ hội chính trị ở nước ta hiện
nay
Trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, có
cơ hội hữu khuynh và “tả” khuynh. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh là sự sùng bái
phong trào tự phát, từ bỏ cách mạng XHCN, phủ nhận giai cấp công nhân giành
chính quyền. Còn chủ nghĩa cơ hội “tả” khuynh là sự kết hợp hỗn tạp phương châm
cách mạng cực đoan và phiêu lưu dựa trên cơ sở quan niệm duy ý chí về sức mạnh
tuyệt đối của bạo lực cách mạng. Về hình thức bề ngoài có vẻ đối lập nhau,
nhưng bản chất giống nhau.
Ở nước ta, khi nói đến cơ hội chính trị và các phần tử cơ hội
chính trị là chỉ những người có quá trình tham gia hoạt động cách mạng, ít nhiều
có công lao đóng góp cho cách mạng, nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng
vì những điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau, lợi ích cá nhân của bản thân họ
không được đáp ứng, họ tỏ ra bất mãn, bi quan, dao động, xuất hiện tư tưởng,
quan điểm mơ hồ, lệch chuẩn.
Trên thực tế, đối tượng cơ hội chính trị không chỉ giới hạn ở
những cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị bị tha hóa mà còn cả những phần
tử chống đối, phản cách mạng từng bị xử lý kỷ luật, nuôi tham vọng chờ cơ hội
phục thù; những trí thức, văn nghệ sỹ, thậm chí có cả một bộ phận trí thức trẻ
thiếu tu dưỡng rèn luyện, nặng về hưởng thụ, lãng quên trách nhiệm với cộng đồng...
Khi cách mạng thuận lợi thì họ tỏ ra rất “cấp tiến”, khi cách mạng gặp khó khăn
thì họ thoái lui, thỏa hiệp, công kích vào Đảng.
Có thể chia thành các nhóm: 1) Nhóm cơ hội chính trị đang là
cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội, Công an, văn nghệ sỹ, trí thức,
nhà báo, nhà văn, nhà thơ,... hiện đang làm việc trong các cơ quan của Đảng,
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đoàn thể... được Nhà nước
trả lương từ ngân sách nhưng trong cuộc họp nói một đằng, ngoài cuộc họp nói
khác, nói một đằng, làm một nẻo... 2) Nhóm cơ hội chính trị là các đối tượng
nêu trên nhưng đã nghỉ hưu sống bằng lương hưu, thậm chí có người bỏ Đảng, bỏ
chế độ hưu, công khai đối lập với Đảng, ra mặt công kích chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lợi ích của xã hội... 3) Nhóm cơ hội chính trị
gồm các phần tử chống đối, bất mãn (có cả những người của hai nhóm trên); các đối
tượng có hận thù với cách mạng, viên chức chế độ cũ đã bị cách mạng cải tạo, xử
lý nhưng vẫn nuôi tham vọng phục thù, lợi dụng các yếu tố thời cuộc bất lợi, cấu
kết với các thế lực thù địch tìm mọi cách kết nối thành hội, nhóm, manh nha
hình thành các tổ chức phản động, chống phá sự nghiệp cách mạng. 4) Nhóm cơ hội
chính trị là người có uy tín trong cộng đồng dân tộc ít người, chức sắc tôn
giáo có tư tưởng chính trị cực đoan, tìm cách triệt để khai thác các vấn đề
chính trị, xã hội trong nước, móc nối, tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực
bên ngoài, tìm cách phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, mưu toan tạo phản, lật đổ
chế độ, đưa tôn giáo vào chính trị và nuôi dưỡng ý tưởng ly khai, lập nhà nước
riêng(6).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét