Hiện
nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa
bình” và sử dụng những phần tử cơ hội chính trị để chống phá cách mạng Việt
Nam, hòng tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở nước ta. Do vậy, cuộc đấu tranh
phòng, chống “diễn biến hòa bình” giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Đảng, bảo
vệ chế độ phải gắn chặt với cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các phần tử
cơ hội chính trị. Bài viết góp phần nhận diện và đấu tranh phòng, chống “diễn
biến hòa bình” và cơ hội chính trị ở nước ta hiện nay
Nguồn gốc chiến lược “diễn biến hòa bình” là do sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa đế quốc nhận thấy có thể thực hiện một cuộc tấn công bằng các nhân tố gây bất ổn ngay trong lòng CNXH sẽ làm sụp đổ các nước XHCN. Do vậy, cùng với “Chiến tranh lạnh”, chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh cuộc chiến tranh tư tưởng, tuyên truyền chống phá CNXH. Phương thức mới này được gọi là “diễn biến hòa bình” hay “chuyển hóa hòa bình”.
Cụm
từ “diễn biến hòa bình” xuất hiện ở thời kỳ đầu của Chiến tranh lạnh khi Ngoại
trưởng Mỹ Akisơn nhận thấy sự thất bại của Mỹ trong việc can thiệp quân sự đối
với các nước XHCN. Chiến lược “diễn biến hòa bình” là khái niệm chỉ âm mưu, thủ
đoạn, phương thức hoạt động của các thế lực đế quốc, phản động sử dụng nhằm tạo
ra và ủng hộ lực lượng chống đối, phản cách mạng ngay trong lòng các nước XHCN,
hòng lật đổ chế độ XHCN mà không cần can thiệp bạo lực từ bên ngoài. Đây là
“chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết
là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân
sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, đứng đầu là Mỹ tiến hành”(1).
Những
năm 1947-1988 là giai đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để ngăn chặn
sự phát triển của CNXH. Trong đó, chủ nghĩa đế quốc đã lợi dụng khó khăn ở một
số nước XHCN để kích động bạo loạn (Hunggari năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968)...
Những năm 1989-1993, Chiến lược “diễn biến hòa bình” gắn liền với chiến lược
“vượt trên ngăn chặn” để xóa bỏ CNXH. Từ năm 1993 đến nay là giai đoạn đẩy mạnh
thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tiến hành “Cách mạng màu” hòng xóa bỏ
hoàn toàn CNXH.
Bản
chất thực sự của chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện nay là “hoạt động của các
thế lực đế quốc tư bản lớn và cường quyền, nhằm vào các nước có chế độ chính trị
mà họ coi là không phù hợp với lợi ích của họ, bằng tổng hợp các biện pháp
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh… để chuyển
hóa chế độ chính trị của các nước này theo một quỹ đạo có lợi cho họ”(2). Bản
chất đó thể hiện rõ tính chất phản cách mạng: chính trị phản động, dân tộc chủ
nghĩa, toàn cầu hóa, phi vũ trang. Theo đó, những biến thái mới của “diễn biến
hòa bình” thời gian gần đây là:
1)
Chủ thể thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” không chỉ là các thế lực thù
địch, các nước đế quốc tư bản mà còn có cả các nước theo chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi, bành trướng và bá quyền. Theo đó, động cơ chính trị của “diễn biến hòa
bình” đã chuyển từ hoạt động chống phá về ý thức hệ là chính sang trọng tâm tấn
công vì lợi ích dân tộc cục bộ là chính.
2)
Mục tiêu chủ yếu của “diễn biến hòa bình” thời gian gần đây là làm thay đổi nhận
thức, gây mơ hồ về tính chất quốc gia, dân tộc, chế độ chính trị của các nước
theo hướng có lợi cho chủ nghĩa đế quốc và cường quyền vì lợi ích địa - chính
trị và địa - kinh tế thay vì mục tiêu chính trị cực đoan.
3)
Phương thức “diễn biến hòa bình” đã chuyển sự chống phá từ bên ngoài vào bên
trong các nước sang thúc đẩy các hoạt động chống đối ngay từ bên trong nội địa,
nội bộ và tại chỗ là chính.
4)
Các âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” đã được đẩy lên đỉnh cao, đến mức có
thể coi là một “công nghệ”, đó là “công nghệ lật đổ”, với kịch bản gồm: hình
thành lực lượng đối lập sẵn sàng cho một cuộc bầu cử; đẩy mạnh truyền thông
kích động trong các cuộc bầu cử; tẩy chay hoặc không công nhận kết quả bầu cử nếu
phe đối lập không chiến thắng; tổ chức cho các đối tượng nhẹ dạ cả tin, những đối
tượng chống đối xuống đường, cộng hưởng bởi các phương tiện truyền thông gây ra
bạo lực đường phố; can thiệp từ bên ngoài vào với danh nghĩa ủng hộ “những chiến
sĩ đấu tranh vì dân chủ” bởi lý do “có gian lận trong bầu cử”; sử dụng công cụ
thông tin và ngoại giao gây sức ép với chính quyền mới được bầu và ép buộc từ
chức, giải tán, hoặc quốc hội buộc tuyên bố bãi bỏ kết quả bầu cử; tuyên bố thắng
lợi và công khai ủng hộ, công nhận chính phủ mới thân phương Tây.
5)
Gây sức ép kinh tế - tài chính và tấn công mạng thông tin là hai phương thức nổi
lên của các thế lực thù địch, phản động, cường quyền đối với các nước nhỏ. Do
đó, chúng triệt để lợi dụng mạng xã hội và các tổ chức phi chính phủ để gieo mầm,
thúc đẩy “xã hội dân sự”, kích động sự phản kháng của các phần tử chống đối, biểu
tình lật đổ chế độ(3).
Chiến
lược “diễn biến hòa bình” và chủ nghĩa cơ hội chính trị có mối quan hệ mật thiết,
cộng sinh với nhau, nó càng thêm “nhựa sống” khi được những phần tử “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” cộng sức. Bởi vậy, cùng với việc nhận diện, vạch trần âm mưu,
thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình”, cần chỉ rõ những biểu hiện của chủ
nghĩa cơ hội chính trị trong bối cảnh hiện nay. Chống chủ nghĩa cơ hội chính trị
để xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, nâng cao tính tiền phong, tính chiến
đấu của tổ chức đảng.
Chủ
nghĩa cơ hội có nguồn gốc từ mâu thuẫn giai cấp và cuộc đấu tranh giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản, giữa hệ tư tưởng vô sản và hệ tư tưởng tư sản, giữa
CNXH và chủ nghĩa tư bản. Chừng nào còn tồn tại cuộc đấu tranh này thì vẫn còn
cơ sở cho chủ nghĩa cơ hội tồn tại. Trong phong trào cách mạng vô sản, chủ
nghĩa cơ hội chính trị thể hiện sự thỏa hiệp, cải lương, hợp tác vô nguyên tắc,
trái với lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trên thực
tế, tồn tại chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh (có tính chất cải lương, thiên về thỏa
hiệp, muốn “cải biến” một cách hòa bình chủ nghĩa tư bản thành CNXH, từ bỏ đấu
tranh giành thắng lợi thực sự về tay giai cấp công nhân) và chủ nghĩa cơ hội “tả”
khuynh biến chủ nghĩa Mác thành một giáo lý chết cứng, cứng nhắc, không sáng tạo
(tồn tại trong các Đảng công nhân thời Quốc tế II cho đến tận ngày nay). Dù là
chủ nghĩa cơ hội hữu hay “tả” khuynh đều đẩy phong trào công nhân đi đến hy
sinh vô ích và thất bại(4). Những người sa vào chủ nghĩa cơ hội tìm cách thỏa
hiệp quan điểm này với quan điểm kia, để đứng trung dung giữa những quan điểm đối
chọi nhau. Do đó, đối với họ, chỉ luôn là những lời nói bóng gió và giả thiết
trống rỗng; là lời nói không đi đôi với việc làm.
Chủ
nghĩa cơ hội chính trị và những kẻ cơ hội chính trị được Hồ Chí Minh gọi tên là
“bọn hoạt đầu”(5). Chủ nghĩa cơ hội chính trị là kẻ thù bên trong, tồn tại với
rất nhiều đặc điểm và rất nguy hiểm, phá hoại Đảng, phá hoại phong trào cách mạng
từ bên trong. Chúng ta cần nhận rõ nguồn gốc nảy sinh, sự phát triển, biểu hiện
của chủ nghĩa cơ hội chính trị để có các giải pháp đấu tranh hiệu quả, thiết thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét