Trong điều kiện mới với xu thế phát triển nhanh của MXH và các nền tảng MXH xuyên biên giới, kéo theo việc các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng, tung tin giả ngày càng phổ biến với nhiều chiêu trò, cách thức, thậm chí rất khó nhận diện, đấu tranh, đẩy lùi.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng
internet rất cao. Bởi vậy, khi tin giả xuất hiện thì cường độ, tốc độ lan truyền
nhanh, tác động rất lớn đến đời sống trên không gian mạng và cộng đồng xã hội.
Chỉ vì tin giả mà kinh tế đất nước bị ảnh hưởng, chi phối rất nghiêm trọng. Tin
giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là thông tin cố ý bịa đặt hoặc
dùng thủ thuật lừa bịp bằng cách lan truyền qua phương tiện truyền thông hay mạng
xã hội (MXH). Tin giả thường được tạo ra để tác động đến tư tưởng, quan điểm,
tình cảm, cảm xúc, thái độ, hành vi của người dân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến
diễn biến thực tiễn, nhằm thực hiện các mục đích chính trị, lợi ích kinh tế hay
ý đồ xấu xa của chủ thể tiến hành.
Tương tự, tin giả xuất hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội, nhất là những vấn đề, lĩnh vực "nóng", "nhạy cảm"
liên quan đến công tác nhân sự, bầu cử, bỏ phiếu tín nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ
cấp cao...
Là quốc gia có nhiều nỗ lực và đạt kết quả quan trọng trong
phòng, chống, xử lý tin giả, đến nay, Việt Nam đã hoàn thiện các quy định pháp
luật, tăng cường biện pháp quản lý thông tin trên MXH; ban hành các quy định,
quy trình xử lý tin sai sự thật; tăng cường hợp tác để yêu cầu các nền tảng
xuyên biên giới loại bỏ thông tin sai lệch, vi phạm pháp luật; thiết lập Trung
tâm an ninh mạng quốc gia...
Để khắc chế, đẩy lùi vấn nạn tin giả, với trách nhiệm rất
cao, Việt Nam đã đề xuất thành lập đội phản ứng của ASEAN về tin giả và được
các quan chức cao cấp ASEAN đồng thuận, ủng hộ. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện cơ chế, cách thức vận hành đội phản ứng nhanh để đi vào hoạt động
hiệu quả vẫn còn là bài toán nan giải. Cùng với đó, việc phát huy vai trò của
Trung tâm an ninh mạng quốc gia và Trung tâm phòng, chống tin giả tuy đạt kết
quả bước đầu khả quan nhưng vẫn thụ động; chủ yếu là ứng phó, xử lý sự cố, sự
việc khi có tình huống mà chưa đề cao đúng mức tính chủ động trong dự báo, ngăn
chặn, đẩy lùi tin giả từ sớm, từ xa...Đây là vấn đề cần nhìn nhận thấu đáo để
nghiêm khắc rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục.
Trên tinh thần đó, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống, đẩy lùi vấn nạn tin giả, Việt
Nam cần có những quy định chặt chẽ hơn trong việc xử lý khủng hoảng truyền
thông; hoàn thiện quy định, quy chế phát ngôn định hướng dư luận; quy rõ trách
nhiệm đối với người đứng đầu và cơ quan chức năng trong việc quản lý, đấu tranh
với vấn nạn tin giả. Đó là những vấn đề cần lưu tâm, ưu tiên thực hiện. Tăng cường
phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp, ngành, cơ quan, địa phương trong cả nước
nhằm chủ động ngăn chặn, phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân có hành vi tán phát, ủng hộ, cổ xúy tin giả nhằm những mục đích tiêu cực,
phản động, vi phạm pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét