Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

PHÁT HUY MẠNH MẼ DÂN CHỦ, KHUYẾN KHÍCH TÌM TÒI SÁNG TẠO TRONG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

 


Để phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận, từ rất sớm (sau Đại hội VII năm 1991) Đảng ta đã chủ trương phải xây dựng quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị nói riêng, nghiên cứu khoa học xã hội nói chung. Từ đó đến nay, Đảng ta kiên trì chủ trương này. Quy định về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước (Quy định số 285-NQ/TW) đã ghi rõ: “Dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị là bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được tự do sáng tạo, độc lập suy nghĩ, kiến nghị, được tôn trọng, tiếp thu ý kiến, vận dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu trong các hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị, phù hợp với pháp luật hiện hành”. Mặc dù quy định mới giới hạn trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước, song đây là một bước tiến trong nhận thức của Đảng, tạo cơ sở chính trị quan trọng để phát huy dân chủ, tính sáng tạo trong nghiên cứu lý luận để đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Các cơ quan đảng, nhà nước có chức năng nghiên cứu lý luận chính trị, nhất là các học viện, viện nghiên cứu, trường đại học,... cần phổ biến, quán triệt quy định này đến lãnh đạo, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền về lý luận chính trị nắm vững và vận dụng. Trên cơ sở quy định này có thể tiếp tục nghiên cứu để xây dựng quy chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội với phạm vi rộng hơn và quy định chi tiết, cụ thể hơn.

Có thể coi việc phát huy mạnh mẽ dân chủ, thực hành dân chủ rộng rãi là khâu đột phá trong nghiên cứu lý luận. Dân chủ phải trở thành động lực to lớn cho khám phá, sáng tạo trong lý luận để có những phát hiện mới trong khoa học phát huy tự do tư tưởng trong nghiên cứu lý luận, đồng thời phải giữ nghiêm kỷ cương trong việc phổ biến kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu không có vùng cấm nhưng việc giảng dạy, tuyên truyền phải theo quy định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét