Cách mạng xã hội
chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng nhằm làm biến đổi cơ bản phương
thức, giá trị và nội dung sinh hoạt tinh thần, đáp ứng nhu cầu của nhân dân lao
động theo hướng tiến bộ. Sự cần thiết phải tiến hành cách mạng về văn hoá và tư
tưởng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; là vì trong xã hội tư bản, giai cấp tư
sản nắm tư liệu sản xuất vật chất thì cũng nắm luôn công cụ tinh thần và sử
dụng nó để cầm tù tư tưởng quần chúng. Do đó, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
là cuộc cách mạng triệt để nhất, nên giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã
giành được chính quyền nhà nước cũng phải tạo ra những giá trị tinh thần mới.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn
tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì
đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt
một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ”1.
Đảng cộng sản
trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, không bao giờ được coi nhẹ
việc xoá bỏ ảnh hưởng tiêu cực của những giá trị tư tưởng văn hoá cũ. Tuy
nhiên, phải biết kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, giá trị văn hoá tiến bộ của nhân loại trên thế giới và giữ vững vai trò
chủ đạo của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Đồng thời, phát huy vai trò sáng
tạo của quần chúng nhân dân lao động để tạo ra những giá trị tinh thần của xã
hội ngày càng đa dạng, phong phú, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt
để nhất, các nội dung cách mạng sẽ diễn ra đồng thời và có quan hệ chặt chẽ,
tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Mỗi nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa có vị
trí, vai trò không ngang bằng nhau, cho nên tuỳ theo điều kiện cụ thể ở mỗi
nước mà giải quyết mối quan hệ và đưa ra đường lối thực hiện cách mạng cho phù
hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét