Ngay từ
khi ra đời, giai cấp công nhân đã không ngừng đấu tranh chống lại giai cấp tư
sản, chủ nghĩa tư bản. Từ ba cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của công nhân ở Liông Pháp (1831, 1834), Xilêdi
Đức (1844), phong trào Hiến chương ở Anh (1835-1848), đến Công xã Pari 1871.
Đặc biệt, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã
chứng minh lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn.
Hiện
nay, các thế lực thù địch và cơ hội cho
rằng, ở các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân đã trung lưu hóa, không còn bị bóc lột như trước nữa, cho nên giai cấp công nhân không còn
sứ mệnh lịch sử toàn thế giới. Thực tế cho thấy, ở những nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận giai cấp công nhân đã được cải thiện. Song, điều đó không có nghĩa giai cấp công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột hoặc bị bóc lột không đáng kể. Tình trạng công nhân thất nghiệp, thiếu nhà ở, nghèo khổ, mù chữ vẫn là một
thực tế mà chủ nghĩa tư bản không thể nào khắc phục nổi. Cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân vẫn diễn ra với nhiều nội dung, hình thức phong phú khác
nhau.
Trước sự phát triển mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến mọi mặt của đời sống xã hội, không ít
kẻ cơ hội hoặc chống cộng đã công khai cho rằng, thời đại ngày nay là thời đại
của “văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó trí thức chứ không phải
giai cấp công nhân mới là lực lượng tiên phong có vai trò lãnh đạo cách mạng
trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Đó là những quan điểm sai lầm cả về lý
luận và thực tiễn. Chúng ta luôn khẳng định trí thức có vai trò rất quan trọng
trong mọi thời đại, là lực lượng xã hội đi đầu trong việc phát hiện các lý
thuyết khoa học và công nghệ; nâng cao trình độ dân trí trong xã hội, chuyển
giao khoa học công nghệ mới. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, trí thức có vai
trò rất quan trọng, song trí thức không thể đóng vai trò lãnh đạo thay thế giai
cấp công nhân. Bởi vì, trí thức chưa bao giờ là một giai cấp, mà chỉ là một
tầng lớp xã hội đặc biệt và không thuần nhất về nhiều mặt. Họ không đại biểu
cho một phương thức sản xuất mới, không phải là lực lượng kinh tế, chính trị
độc lập trong xã hội. Trí thức luôn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng của giai cấp
đã đào tạo và nuôi dưỡng. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, trí thức không có lợi
ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Mặc dù trong chủ nghĩa tư bản họ
là tầng lớp lao động làm thuê, nhưng là tầng lớp làm thuê đặc biệt, được giai
cấp tư sản nuôi dưỡng sử dụng, trong đó có bộ phận được chế độ tư bản chủ nghĩa
ưu đãi, nên lợi ích của tầng lớp trí thức gắn liền với giai cấp tư sản. Trong
thực tiễn cách mạng trên thế giới, chưa bao giờ trí thức lãnh đạo thành công
một cuộc cách mạng xã hội nào. Họ có đấu tranh chống bọn tư sản, nhưng cuộc đấu
tranh đó cũng không vượt khỏi khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của nhà nước tư
bản. Vì vậy, những cuộc đấu tranh của họ không bao giờ đi đến mục tiêu cuối
cùng là giải phóng toàn thể nhân dân lao động trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét