Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

 


Vấn đề giải phóng đất nước khỏi áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, phong kiến luôn là vấn đề cấp bách và là nguyện vọng thiết tha của nhân dân ta. Ngay từ khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta, truyền thống yêu nước của dân tộc lại trỗi dậy, đấu tranh chống lại ách đô hộ nhằm giành lại độc lập dân tộc. Nhiều phong trào cứu nước của các sĩ phu yêu nước, của những người con ưu tú của nông dân đã diễn ra với lòng căm thù giặc sâu sắc, phò vua cứu nước nhưng đều thất bại. Tất cả đều do nguyên nhân sâu xa vì thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn, còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của giai cấp, tầng lớp xuất thân đã lạc hậu, không phù hợp xu thế phát triển của thời đại mới.

Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, sớm nhận thức được con đường giải phóng dân tộc trong thời đại mới: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[1]. Từ đó, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 03/2/1930. Ngay từ khi mới ra đời, trong Cương lĩnh chính trị tháng 10/1930, Đảng ta đã khẳng định phải tiến hành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[2].



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 30.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2002, tr. 2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét