Mới đây nhân 45 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Lê Công Định có tham gia cuộc “hội luận” trên đài BCC vừa đưa ra những nhận định, đánh giá về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Định nói:
“Trong cuộc nội chiến từ 1955 đến 1975, Bắc Việt là kẻ xâm lược và gây nên cuộc chiến nồi da nấu thịt đẫm máu, dưới chiêu bài "chống đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước".
Chiêu bài đó có thể lừa được nhiều người tâm trí thấp, nhưng không thể lừa tất cả.
Cuộc xâm lược đó không những vi phạm Hiệp định Paris 1973, mà còn ngược thời gian về trước vi phạm cả Hiệp định Geneva 1954, tức là vi phạm luật pháp quốc tế và cam kết quốc tế.
Điều đó miễn bàn. Mặt khác, qua đó chúng ta có thể thấy rõ rằng người cộng sản chỉ giả vờ hoà giải bằng các thoả thuận và hiệp định, nhưng ngay từ đầu chưa bao giờ họ có ý định đàm phán hoà bình thật sự, mà muốn dùng bản hiệp định để chuẩn bị lực lượng và loại bỏ bớt đối thủ mạnh trên chiến trường, từ đó dùng quân sự để xâm chiếm.”
Có thể khẳng định đây là những luận điệu xàm ngôn của một kẻ từng mang danh “luật sư” như Lê Công Định.
Định vẫn nhai đi nhai lại một luận điệu cũ rích của giới cờ vàng chống Cộng cực đoan đó là xem cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là nội chiến nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn.
Luận điệu này người Việt Nam đã chùi đít và vứt đi từ lâu bởi ngay chính người Mỹ còn thừa nhận cuộc chiến họ gây ra ở Việt Nam, thừa nhận họ đã dựng lên và nuôi dưỡng chính quyền bù nhìn, tay sai như thế nào, thừa nhận họ đã thua cuộc ra sao trong hàng loạt các tuyên bố cũng như hồi ký của các cựu lãnh đạo Mỹ. Do đó, đây đích xác là cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chứ làm gì có nội chiến, làm gì có huynh đệ tương tàn.
Ngược đời hơn Lê Công Định còn cho rằng “Cuộc xâm lược (của miền Bắc) đó không những vi phạm Hiệp định Paris 1973, mà còn ngược thời gian về trước vi phạm cả Hiệp định Geneva 1954, tức là vi phạm luật pháp quốc tế và cam kết quốc tế.”
Định là luật sư mà dốt vãi. Hiệp định Paris phải đến năm 1973 mới có, trong khi người Mỹ đã nhúng tay vào Việt Nam từ những năm 50 và chính thức từ 1954 Việt Nam đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hiệp định Paris là thành quả của gần 20 năm đấu tranh không bền bỉ của người Việt Nam, để rồi người Mỹ phải thừa nhận thất bại bằng Hiệp định này, cam kết rút quân khỏi Việt Nam.
Lê Công Định nói cuộc kháng chiến chống Mỹ là vi phạm Hiệp định Paris là nói ngược, thể hiện một nhận thức mù mờ và non kém của người mang danh luật sư này.
Tất cả các đối thù của Việt Nam từ Pháp tới Mỹ chưa bao giờ có ý định ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam từ đầu bởi họ là kẻ đi xâm lược. Thế nên Định đừng bảo là Việt Nam dùng được ngoại giao mà tiến công quân sự. Chỉ có một lòng quyết tâm giải phóng dân tộc mới làm kẻ thù khiếp sợ và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán.
Lê Công Định ngày càng thể hiện mình là một tay xàm ngôn hàng đầu nước Việt rồi.
Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020
XUYÊN TẠC, CHÈO LÁI DƯ LUẬN VỀ COVID-19, THỦ ĐOẠN VÔ CẢM, HÈN HẠ.
Đại dịch Covid-19 với xuất phát điểm từ
thành phố Vũ Hán, Trung Quốc đa lây lan đến hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Các quốc gia, từ ảnh hưởng nặng nề đến những ảnh hưởng lớn từ những hệ quả do đại
dịch gây ra. Các quốc gia, với những chính sách, nỗ lực khác nhau đã và đang dần
đẩy lùi đại dịch, dù nhiều nước, nhiều khu vực vẫn còn hết sức nan giải.
Việt Nam chúng ta, nhận thức sớm về những
tác động của dịch bệnh Covid-19, dưới sự lãnh đạo của Đảng và các biện pháp tiến
hành của Chính phủ, chính quyền các cấp, các Bộ, Ban, Ngành cùng sự đồng thuận
của người dân. Bước đầu, chúng ta đã ngăn chặn, phòng chống tương đối hiệu quả
nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân. Những kết quả đó thể hiện vai trò
lãnh đạo sáng suốt của Đảng, bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả, và trên hết
là sự quyết tâm, đồng thuận của toàn bộ dân tộc. Những yếu tố đó thể hiện sự ưu
việt của Đảng, Nhà nước; truyền thống, tinh thần chiến đấu cao của dân tộc Việt
Nam trước những vấn đề có tính chất toàn dân, đó là toàn dân chống dịch.
Nhưng, thật xấu hổ thay, nhiều thế lực
phản động trong và ngoài nước lợi dụng đại dịch Covid-19 để tiến hành các chiêu
bài chống phá, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Có thể kể đến một số hành động
vô cảm như: “Bức thư chung kêu gọi trả tự do cho tù nhân ở Việt Nam”. Trong bài
“Các tổ chức kêu gọi Thủ tướng Việt Nam thả tù nhân vì dịch Covid-19”, trang
VOA loan tin: “Nhiều cộng đồng và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam cũng như Ủy ban
Luật gia Quốc tế hôm 6-4 đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả tự
do cho tù nhân ở Việt Nam để họ tránh bị lây nhiễm virus Corona trong lúc lệnh
cách ly xã hội đang được áp dụng trên toàn quốc. Bức thư chung của 28 cộng đồng
và tổ chức tôn giáo cùng với 108 cá nhân thuộc các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc
ở Việt Nam gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị “trả tự do cho những tù
nhân không nguy hiểm cho xã hội như các người hoạt động bảo vệ nhân quyền, những
người thực thi quyền tự do ngôn luận, hoặc những người lên tiếng bảo vệ môi
sinh”.
Các tổ chức này, với “truyền thống”
ngông cuồng chống phá Đảng nhà nước ta, muốn lợi dụng nỗ lực chống dịch bệnh
Covid-19 để gây mất trật tự, an toàn xã hội…những âm mưu nhằm từng bước chống Đảng,
Nhà nước với những động cơ chính trị đê hèn. Chúng muốn lợi dụng Covid-19 để mong muốn thả
tự do cho các tù nhân; đặc biệt là các đối tượng phản động, chính trị đang bị
pháp luật trừng trị, để tập hợp các đối tượng này tăng cường hoạt động chống
phá. Ngoài ra, các đối tượng nguy hiểm
đang bị trừng phạt, nếu thả ra sẽ làm cho xã hội có nguy cơ mất trật tự, an
toàn, …, vô hiệu hóa pháp luật Việt Nam.
Chúng ta, hết sức cảnh giác với những âm
mưu, thủ đoạn đê hèn đó của các thế lực phản động,. Thực tế, chúng ta tự
hào vì đã xuất hiện nhiều hành động đẹp,
nhân văn góp sức, góp công vào cuộc chiến chống dịch, chia sẻ khó khăn với lực
lượng trực tiếp làm nhiệm vụ cũng như người dân tại các khu vực cách ly tập
trung. Đó mới là bản chất yêu nước, đoàn kết dân tộc của người dân Việt Nam. Những
kẻ còn chưa tỉnh ngộ, đang đứng trong hàng ngũ của các thế lực đang tự loại
mình ra khỏi nguồn gốc của mình, quay lưng lại với tổ tiên, nòi giống vì những
động cơ hết sức đê hèn chúng ta cần lên án./.
Thái Lan và Malaysia chưa sẵn sàng dỡ bỏ phong tỏa như Việt Nam
TTXVN (Tokyo) – Tờ Nikkei Asia Review ngày 28/4
đăng bài cho rằng một số quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu chuẩn bị một cách thận
trọng cho việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan tới dịch bệnh COVID-19, nhưng vẫn
chưa sẵn sàng dỡ bỏ phong tỏa giống như Việt Nam đã làm.
Tình hình kinh tế ASEAN và “ngoại lệ” Việt Nam
TTXVN (VOANews) – Trang VOANews ngày 28/4 đăng
bài cho rằng các chỉ số, từ doanh thu tại các rạp chiếu phim cho đến lưu lượng
hành khách tới sân bay, đang củng cố nhận định rằng suy thoái đang diễn ra ở
một số nền kinh tế Đông Nam Á và sắp xảy ra ở các nước khác, phần nhiều do
COVID-19.
Cuộc sống không việc làm, không thể trở về của lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nhật Bản
Báo Asahi (Nhật
Bản) có bài viết đề cập tới một số lao động bất hợp pháp người Việt Nam tại
Nhật Bản khi không có việc làm, không thể trở về đất nước trong khi lại rất lo
sợ bị lây nhiễm dịch COVID-19 vì không có bảo hiểm y tế.
COVID-19 có thể gây ra nạn đói?
Trong bài viết với tựa
đề “Đại dịch có thể gây ra nạn đói?” đăng trên project-syndicate.org,
tác giả Martin Ravallion, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Georgetown đồng
thời là cựu giám đốc bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, phân tích cách
thức mà lệnh phong tỏa có thể gây ra mối đe dọa tiềm ẩn với người nghèo, đặc
biệt nguy cơ họ rơi vào nạn đói. Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị để các
nước nghèo có thể tránh được tình trạng này.
Các nhà kinh tế nói về tương lai sau đại dịch
Các nhà kinh tế nói với
tạp chí Foreign Policy rằng, nền kinh tế thế giới rơi vào tình
trạng khủng hoảng do đại dịch COVID-19 sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối
với cộng đồng quốc tế và sẽ mang đến “những cú sốc chưa từng có”.
Các quốc gia cần cân nhắc kỹ việc dỡ bỏ phong tỏa
Theo AFP, trong lúc một số quốc gia
đang chuẩn bị nới lỏng các biện pháp hạn chế trên diện rộng với mục đích là làm
chậm sự lây lan của đại dịch COVID-19, giới chuyên gia cho rằng việc dỡ bỏ hạn
chế nên được ban hành một cách cẩn trọng, tuyệt đối để tránh làm bùng phát làn
sóng lây nhiễm mới.
Cuộc chạy đua điều chế vaccine phòng COVID-19 tăng tốc tại Mỹ và Trung Quốc
Ba loại vaccine phòng
dịch COVID-19 đang được đưa vào giai đoạn thử nghiệm trên người tại Trung Quốc
và Mỹ, song đó vẫn là một con đường rất dài để xem xét liệu những loại dược
phẩm này có thực sự hiệu quả hay không.
Các thế lực thù địch lợi dụng dịch COVID-19 chống phá nhà nước
Các thế lực thù địch, số đối tượng
chống đối trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung
tin giả mạo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phòng chống dịch
bệnh COVID-19 gây hoang mang dư luận. Chúng ta cần nhìn nhận rõ âm mưu, thủ
đoạn để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc và cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Covid 19 – Phép thử cho tình người
Đại dịch Covid-19 hoành hành, hoạt
động kinh tế và đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong gian
khó ấy, thực hiện chủ trương “chống dịch như chống giặc”, phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước chung sức ngăn chặn đại dịch và
thể hiện tinh thần nhân ái sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, giúp nhau vượt
qua gian khó. Những việc làm ý nghĩa và đầy tình người đang lan tỏa trong cộng
đồng, thắp sáng niềm tin rằng, đất nước ta sẽ sớm “chiến thắng” dịch bệnh.
TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công
nghiệp lần thứ Tư, sự bùng nổ của Internet, mạng xã hội… không gian mạng trở
thành vùng lãnh thổ đặc biệt của mỗi quốc gia.
NHẬN THỨC ĐÚNG VAI TRÒ CỦA CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN
NHẬN
THỨC ĐÚNG VAI TRÒ CỦA CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG,
LÝ
LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Cuộc đấu tranh trên mặt
trận tư tưởng, lý luận hiện nay đang diễn ra hết sức gay gắt và quyết liệt, nhất
là dịp tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng. Những kẻ thù về tư tưởng đang huy động một lực lượng to lớn
về trí tuệ và vật chất vào cuộc đấu tranh này, nhằm mục đích phá vỡ nền tảng tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc nhằm mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta. Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh phức
tạp. Qua hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã giành được những thành tựu to lớn có ý
nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề cần phải giải đáp, nhiều thiếu sót, khuyết điểm chưa được khắc phục. Vì vậy,
kẻ thù ra sức lợi dụng, khoét sâu vào những yếu kém trong quản lý kinh tế - xã
hội để xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo nhằm phá hoại về mặt tư tưởng, lý luận của
Đảng.
Cuộc đấu tranh trên mặt
trận tư tưởng, lý luận hiện nay, bề ngoài dường như đó là các cuộc đấu tranh về
quan điểm được các phương tiện thông tin đại chúng nhất là qua các trang mạng
xã hội nhằm truyền bá các quan điểm, thậm chí là công bố các công trình nghiên
cứu của các “nhà khoa học”, thực chất đó là đòn tấn công về tư tưởng lý luận của
các thế lực thù địch nhằm vào việc xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đó chính là việc thực hiện âm mưu của chiến lược
“Diễn biến hoà bình” của các thể lực thù địch.
Vì vậy, mỗi cán bộ đảng
viên cần có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc đấu tranh tư
tưởng, lý luận hiện nay. Xác định tiến hành đấu tranh trên mặt trận này là để bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
quốc gia dân tộc. Trong cuộc đấu tranh này, không những cần phải làm thất bại
âm mưu phá hoại về tư tưởng, mà còn phát triển lý luận, giải đáp những câu hỏi
đang đặt ra trong thời đại hiện nay, nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân về
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
ta về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
SAO KHÔNG CHIẾM LẠI GẠC MA?
"Sao không chiếm lại Gạc Ma?"
- Rất nhiều người nêu câu hỏi đó, khi nhắc về một phần của máu thịt Việt Nam bị
Trung Quốc chiếm đóng ngày 14/3/1988. Nhưng vì sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại
Gạc Ma”?
Sau đây xin giới thiệu Bài
viết của cố nhà báo Nguyễn Đình Quân (nick Thiềm Thừ), một nhà báo dành nhiều
tâm huyết cho Trường Sa để trả lời cho câu hỏi trên:
“Sao không chiếm lại Gạc Ma ?
Nếu người hỏi chỉ thấy mỗi đảo Gạc Ma, không nhìn xa hơn, rộng hơn, sẽ chẳng có
câu trả lời nào lọt tai họ.
Ngoài bãi san hô Gạc Ma, từ
đầu năm 1988 đến tháng 3/1988, Trung Quốc đã chiếm các bãi "Chữ Thập, Châu
Viên, Ga Ven, Su Bi, Huy Ghơ" ở quần đảo Trường Sa? Thay vì hỏi sao không
lấy lại các đảo đó, tại sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”? Để trả lời
cho những câu hỏi này tôi đã tìm gặp những nhân chứng sống để có câu trả lời
thỏa đáng nhất.
Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên
Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh
Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong chiến dịch CQ-88 trả lời câu hỏi
này của tôi.
"Nói năm 1988 mình thả
lỏng để Trung Quốc chiếm đảo là hoàn toàn sai. Tôi là người trong cuộc, tôi rất
hiểu. Mình chủ yếu là tàu vận tải, phương tiện thô sơ, đi ra đến đúng đảo chủ
yếu là nhờ kinh nghiệm, xác định định vị dựa vào các tàu buôn lớn của nước
ngoài. Cố gắng rất lớn. Vì đảo là đảo chìm, một bãi cạn mênh mang. Ý chí, quyết
tâm của mình lớn, nhưng tiềm lực, khả năng của mình hạn chế. Phải thừa nhận với
nhau chuyện đó. Nhưng không có chuyện thả lỏng Trung Quốc nó muốn làm gì thì
làm. Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình chủ
trương đóng giữ tất cả các đảo, nhưng phải chú ý đóng giữ các đảo lớn, bãi chìm
lớn trước, bãi nhỏ sau, chứ với lực lượng và khả năng của mình lúc đó không thể
cùng 1 lúc làm tất cả, buộc lòng phải có thứ tự từng việc. Nhiệm vụ của tôi là
xây dựng xong hai nhà cao chân trên Đá Đông thì lên Ga Ven, làm xong nhà ở Ga
Ven, nếu còn lực lượng, còn phương tiện thì mới giải quyết nốt Chữ Thập… Mà
đúng cái mùa gió ghê gớm, thời tiết khắc nghiệt. Khi đi, tôi nói với sở chỉ
huy, Liên Xô có phương tiện, mình phải nhờ để có gì họ cứu hộ cứu nạn với mình.
Lúc sóng gió nguy cơ nhất, liên tục báo về tọa độ tương đối, để có gì là Liên
Xô ra cứu hộ cứu nạn…
Người ta cứ thắc mắc, sao
mình không đánh lại ở Gạc Ma ?. Thực ra mà nói, mình không có phương tiện để
đánh. Như cái 605, có hai bệ pháo 40 ly của Mỹ ở mũi tàu, cũ rồi, đạn từ thời
Mỹ, chưa chắc còn nổ được; còn mấy tàu thuộc dạng tốt thời VNCH thì sau
30/4/1975 đã bị chính những người bỏ trốn đánh chiếm một số, số khác bị họ dùng
để vượt biển qua Mỹ, ngoài ra một số tàu họ còn đem tặng không cho nước khác
khi thua chạy. Thứ hai, tàu Trung Quốc nó đậu cách mấy hải lý, nó dùng pháo lớn
bắn vào mình. Mình bắn lại nó, cũng không bắn tới.
Sao mình không đưa tàu chiến
ra?
Mình khẳng định chủ quyền của
mình, đưa ra chủ yếu là các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ
quyền. Chứ mình không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng. Chủ quyền là của mình,
mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ. Chủ trương của mình là vậy. Có
đưa tàu chiến ra Trường Sa, là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ. Khi mình có chủ
trương tiến hành làm nhà cao chân trên tất cả các đảo chìm, mình dùng từ “đóng
giữ”, vì chủ quyền của mình rồi, chứ không phải mình “chiếm đóng”. Chính vì
quan điểm đó, nên chúng tôi dù khó khăn mấy cũng làm, bằng phương tiện thô sơ
của mình.
Còn Trung Quốc, họ muốn có
chủ quyền bằng sức mạnh. Tức là, một cái tàu đưa người định chiếm đóng đảo nào
thì có tàu chiến khác đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương, như tàu 064, 062. Họ
đi đâu đều có phương tiện đồng bộ, sẵn sàng nổ súng. Nếu lúc đó mình đưa tàu
chiến ra, tình hình trở nên phức tạp hơn. Có thể xảy chiến tranh, khốc liệt
hơn, mà hy sinh của mình lớn hơn. Vì Trung Quốc nó có phương tiện đầy đủ hơn.
Nó đánh từ xa, phóng tên lửa từ xa, từ tàu tuần dương, tàu khu trục cỡ lớn.
Khi chiến sự xảy ra, lực
lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ chỉ giúp
mình xác định tọa độ, cung cấp cho mình các phương tiện, báo cho mình thông tin
về lực lượng của nó. Chứ họ không ra mặt ở đó được. Tôi nghĩ, lúc đó nếu Liên
Xô vào, là cái cớ để lực lượng Mỹ cũng có mặt, thì trở nên còn phức tạp nữa.
Tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, đâu chỉ có Việt Nam và Trung Quốc.
Không chiếm lại các đảo bị
Trung Quốc chiếm, ta làm gì?
Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5
đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.
Năm 1978, Việt Nam đóng giữ
thêm 4 đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh
(30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/19878). Tổng cộng đến năm 1978 ta đóng giữ 9
đảo ở quần đảo Trường Sa, đều là đảo nổi.
Ngày 5/3/1987, Hải quân Việt
Nam đóng giữ đảo Thuyền Chài. Trong chiến dịch CQ88, trước ngày 14/3/1988, Hải
quân Việt Nam đóng giữ thêm 7 đảo: Đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988), Đá
Lát (5/2/1988), Đá Đông (19/2/1988), Đá Lớn (20/2/1988), Tốc Tan (27/2/1988),
Núi Le (28/2/1988).
Ngày 14/3/1988, ta đóng giữ
thêm đảo Len Đao và đảo Cô Lin. Nhân đây cũng nói thêm về vài bài báo ca ngợi
quân ta “chiếm lại Len Đao” là chưa đúng. Đảo Len Đao có bị Trung Quốc chiếm
bao giờ, mà ta chiếm lại. Ngày 14/3/1988, lực lượng ta trên tàu HQ-605 đã cắm
được cờ trên bãi Len Đao, nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà
được. Sau đó, trong thế hai bên rình rập nhau, ta đã khôn khéo chớp thời cơ, đổ
người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao, chỉ trong một đêm.
Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày
sau sự kiện 14/3/1988, ta không lấy lại được Gạc Ma, nhưng đóng giữ thành công
đảo Đá Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết.
Ngày 16/3, ta tiếp tục đóng
giữ đảo Đá Nam. Tổng cộng trong CQ88, ta đóng giữ 11 đảo chìm, còn Trung Quốc
đã chiếm đóng bằng vũ lực được 6 đảo (trong đó có Gạc Ma). Như vậy, phù hợp với
thực lực và khả năng cũng như quyết sách của Đảng là không tạo cớ để các nước
khác có ý đồ leo thang quân sự ở Biển Đông, bằng phương pháp hòa bình và ý chí
ta đã có thể đảm bảo được nhiệm vụ của CQ88 hoàn thành ở mức hoàn thành được
nền tảng bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Tháng 11/1988, Hải quân Việt
Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam.
Được, mất của ta sau CQ88 và sự kiện 14/3/1988, các bạn đã có
thể tự trả lời.”
Kỷ niệm 202 năm Ngày sinh Các Mác (5/5/1818 - 5/5/2020): Di sản có sức sống bền vững
Là người thầy, lãnh tụ, nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp vô sản và
nhân dân lao động toàn thế giới, Các Mác (Karl Marx) sáng lập ra chủ nghĩa cộng
sản khoa học, chính trị học, kinh tế học và triết học Mác xít. Di sản của Các
Mác có giá trị trường tồn và sức sống bền vững trong lòng nhân loại tiến bộ và
nhân dân Việt Nam.
Giá trị trường tồn của học thuyết Các Mác
Giá trị
bao trùm, xuyên suốt, có ý nghĩa chi phối sự phát triển của nhân loại là trên
cơ sở tổng kết tri thức nhân loại. Dưới góc nhìn đó, Các Mác đã sáng lập ra chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, làm cho chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng trở thành khoa học. Lý luận khoa học của Các Mác - một cương lĩnh chính
trị, lý luận có giá trị định hướng thời đại - đi vào phong trào công nhân,
trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho giai cấp vô sản và nhân
dân lao động thế giới, giúp họ nhận thức thế giới, đi tới cải tạo thế giới.
Những quan
điểm của Các Mác về vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công
nhân đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, dẫn đường cho giai cấp công nhân đấu
tranh và xây dựng đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản. Theo Các Mác, Đảng
Cộng sản và giai cấp công nhân có mối quan hệ mật thiết bằng sợi dây lợi ích
giữa Đảng với giai cấp. Đảng Cộng sản gồm những người kiên quyết nhất, triệt để
nhất, nắm rõ điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản và luôn
luôn thúc đẩy phong trào vô sản tiến lên. Đảng Cộng sản ra đời làm cho phong
trào công nhân từ trình độ tự phát sang trình độ tự giác.
Từ những điều kiện thực tại của phong trào lịch sử giữa thế kỷ
XIX, Các Mác đã chỉ ra một cách rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật
triệt để, phép biện chứng về lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng
của giai cấp vô sản, một giai cấp hoàn toàn có khả năng sáng tạo ra xã hội mới.
Khẳng định vai trò to lớn, có tính tất yếu nhất thời về mặt lịch sử của sự phát
triển một lực lượng sản xuất đồ sộ do giai cấp tư sản tạo ra và nghiên cứu thấu
đáo mâu thuẫn cơ bản của lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa cao
với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, dẫn
đến bóc lột công nhân, Các Mác chỉ ra rằng, chính giai cấp tư sản đã rèn vũ khí
và tạo ra đội quân sử dụng vũ khí ấy để chống lại nó, đó là những người vô sản.
Nguyên lý về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không
đơn thuần là câu chuyện về giai cấp và đấu tranh giai cấp như có người hiểu một
cách phiến diện, tầm thường. Xuất phát từ thực tế, nhận thức rõ quy luật khách
quan, Các Mác chỉ rõ sự ra đời hợp quy luật lịch sử của một xã hội mới thay thế
xã hội tư bản và động lực của quá trình đó lại chính do chủ nghĩa tư bản tạo
ra. Vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, như Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã
khẳng định: Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều
là tất yếu như nhau.
Các Mác chỉ ra rằng, giai cấp vô sản được giải phóng đồng nghĩa
với giải phóng toàn xã hội, giải phóng nhân loại, giải phóng con người với hàm
nghĩa “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của tất cả mọi người”. Đó chính là điểm nhấn rất quan trọng trong tư tưởng của
Các Mác về mối quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại. Vấn đề nằm ở chỗ giai
cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên
thành giai cấp dân tộc, tức là đại diện cho lợi ích của dân tộc. Nhưng với bản
chất quốc tế, giai cấp vô sản còn đại diện cho lợi ích của nhân loại. Đây là
biểu hiện sáng ngời của một chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, mang bản chất khoa
học, cách mạng và nhân văn.
Tư tưởng vĩ đại của Các Mác bất diệt
Hơn một thế kỷ trôi qua từ thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917 dưới ánh sáng của chủ nghĩa Các Mác, nhân loại đã chứng kiến
biết bao biến đổi lớn lao và thăng trầm của lịch sử. Không ai có thể phủ nhận
vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh vĩ đại chống chủ nghĩa phát xít mà
ngọn cờ lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng
Cộng sản. Không một thế lực nào có thể xem nhẹ sự phát triển của phong trào
giải phóng dân tộc và các phong trào đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ
của thế giới. Sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, cách mạng Cuba, cách mạng
Việt Nam và một số nước khác chứng tỏ giá trị, sức sống vĩ đại và ý nghĩa vạch
thời đại của học thuyết Các Mác.
Giá trị
lớn nhất nằm ở chiều sâu của khoa học và thực tiễn trong kho tàng vô giá của
học thuyết Các Mác, đôi khi bị người ta lãng quên hoặc nhận thức chưa đến nơi
đến chốn. Đó là giá trị sâu sắc, hoàn chỉnh về tính biện chứng của lịch sử; về
mối quan hệ giữa chiều hướng lịch sử khách quan, tất yếu và sự không bằng phẳng
của lịch sử, của hiện thực xã hội. Sức sống bền vững, ý nghĩa soi đường của học
thuyết Các Mác còn ở chỗ nó không phải là kinh thánh mà là kim chỉ nam cho hành
động, là mặt trời soi sáng con đường nhân loại đi tới hạnh phúc.
Nói cách
khác, để nhận thức đầy đủ, sâu sắc giá trị của tư tưởng Các Mác, phải hiểu được
mối quan hệ giữa nhận thức và hành động, giữa phương hướng và những việc làm cụ
thể qua thực tế. Một tư tưởng, một nguyên lý dù khoa học và cách mạng đến mấy,
nếu không được vận dụng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp từng lúc, từng nơi; nếu
không được áp dụng vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể trên một cơ sở hiện
thực nhất định với mọi chi tiết và mọi mối liên hệ của nó, thì không thể thành
công, thậm chí thất bại.
Sức sống
bền vững, giá trị cơ bản, đích thực của Các Mác không phải ở chỗ cung cấp những
lời giải đáp có sẵn cho mọi vấn đề của thực tiễn hôm nay mà chính là ở chỗ phản
ánh khái quát quy luật vận động khách quan của lịch sử; chỉ ra phương thức để
đi đến được cái đích cuối cùng của tiến trình cách mạng không ngừng là xây
dựng, sáng tạo một xã hội mới về mọi phương diện, giải phóng loài người khỏi
mọi hình thức tha hóa. Muốn thực hiện được điều đó, giai cấp vô sản mỗi nước,
xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể, phải hoàn thành nhiệm vụ từng
bước, từng lúc, từng nơi, trên cơ sở biết vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát
triển chủ nghĩa Các Mác.
Nhận thức
một cách biện chứng, khoa học về mặt lý luận thì phải hiểu rằng, lịch sử thế
giới không bao giờ là một con đường thẳng tắp, bằng phẳng, mà có những khúc
quanh. Để xác lập được địa vị của mình, giai cấp tư sản phải mất hai, ba thế kỷ
từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời vào thế kỷ XV. Cách mạng xã hội chủ nghĩa càng
như vậy. Bởi vì cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện nhất,
sâu sắc nhất, triệt để nhất; thay đổi cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Điều đó
cho thấy rằng, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tuy
là điều bất ngờ, một tổn thất vô cùng to lớn, nhưng đó là sự sụp đổ của một mô
hình chủ nghĩa xã hội cụ thể. Sự tan rã là do Đảng Cộng sản ở các nước đó xa
rời nguyên lý của chủ nghĩa Các Mác. Đó hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của
chủ nghĩa Các Mác, không bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa xã hội khoa học mà
ông đề ra. Xem xét một cách biện chứng, khoa học thì phải coi sự sụp đổ của
Liên Xô là “lùi một bước ngắn để tiến những bước dài hơn”. Tư tưởng của Các Mác
vẫn giữ nguyên giá trị thời đại, đích thực, sâu xa, bền vững, vì nó hướng tới
tương lai.
Thành tựu
của cách mạng nước ta trong hơn 90 năm qua kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời, đặc biệt qua gần 35 năm đổi mới là nhờ chúng ta biết vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Dưới ánh sáng khoa học và cách mạng của
học thuyết Các Mác, Đảng ta đã tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm sáng
tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
phù hợp với thực tiễn của nước ta và xu thế phát triển của thế giới. Bài học
lớn đầu tiên của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Điều đó chứng tỏ tư tưởng vĩ đại của Các Mác là bất diệt!
Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020
NHỮNG LUẬN ĐIỆU NGUY HẠI HƠN DỊCH BỆNH
Dịch Covid-19 đang làm đảo lộn cuộc sống,
sinh hoạt, lao động và đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của hàng triệu người dân
nhiều nước trên thế giới. Trong khi Việt Nam đã, đang thể hiện sự nỗ lực vượt bậc
để cùng cộng đồng thế giới kiên quyết ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi và giảm đến
mức thấp nhất những thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, thì vẫn có những tiếng
nói lạc lõng, những luận điệu xảo trá nhằm xuyên tạc Đảng, Nhà nước và các cơ
quan chức năng của Việt Nam. Cần phải bóc mẽ những ý đồ đen tối này.
Hầu hết những người có lương tri chân
chính không chỉ riêng ở Việt Nam mà các nước khác trên thế giới đều không mong
muốn thiên tai, dịch bệnh xảy ra, vì đây là những thảm họa kéo theo những hệ lụy,
hậu quả khôn lường. Nhưng khi không may xảy ra những hiện tượng bất lợi này, bất
cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải củng cố, tăng cường sức mạnh liên kết cả ở
trong và ngoài nước nhằm phòng, chống, đẩy lùi để hạn chế đến mức thấp nhất những
rủi ro, thiệt hại.
Là quốc gia láng giềng với Trung Quốc,
nơi đầu tiên trên thế giới phát sinh dịch Covid-19, Việt Nam sớm nhận rõ những
nguy cơ, hiểm họa của dịch bệnh này nên ngay từ đầu đã thực hiện nhiều biện
pháp quyết liệt, kịp thời, chủ động khoanh vùng, cách ly, dập dịch một cách khẩn
trương với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Đến nay, Việt Nam nhiều ngày
qua không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm bệnh và không có ai phải xa lìa cuộc sống,
so với các nước trên thế giới nhất là nước
được được một số đối tượng cổ xúy dân chủ như Mỹ thì có hơn triệu người nhiễm bệnh
hơn 60 nghìn người phải rời xa thế giới này.
Khi những nỗ lực, kết quả trong cuộc chiến
với dịch Covid-19 của Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng quốc
tế ghi nhận, thì một số cơ quan truyền thông nước ngoài vốn thiếu thiện chí với
Việt Nam lại có những cái nhìn phiến diện, lệch lạc về công tác phòng, chống dịch
Covid-19 ở Việt Nam. Những trang tin này “tiền hô hậu ủng” cho một số đối tượng
bất đồng chính kiến, cơ hội chính trị, bất mãn với chế độ đăng tải nhiều bài viết
xuyên tạc tình hình chống dịch ở Việt Nam, thực chất là lồng ghép những lời lẽ,
luận điệu nhằm xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Vẫn là những chiêu trò “đục nước béo
cò”, các đối tượng núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, lợi dụng tình hình đất nước
có thiên tai, dịch bệnh, sự cố để đưa ra những thông tin sai trái, độc hại,
như: Việt Nam bị dịch Covid-19 tấn công là do bị lệ thuộc vào Trung Quốc, không
dám cắt bỏ ngoại giao hoàn toàn với nước này nên để dịch bệnh từ đó tràn lan
vào trong nước; trong khi Việt Nam còn nghèo, người dân còn khó khăn mà Nhà nước
vẫn đi viện trợ khẩu trang, thiết bị y tế chống dịch cho nhân dân Trung Quốc là
thiếu tính toán, không lo cho người dân nước mình. Chưa dừng lại ở đó, nhiều đối
tượng còn tung tin Chính phủ Việt Nam thiếu minh bạch thông tin, che giấu sự thật
số người bị nghi nhiễm, mắc bệnh Covid-19 ít hơn thực tế nhằm che mắt cộng đồng
quốc tế. Lợi dụng việc các cơ quan chức năng một số địa phương xử phạt hành
chính những người tung tin thất thiệt về dịch Covid-19 trên mạng xã hội gây
hoang mang dư luận, có đối tượng lại rêu rao “chính quyền cộng sản Việt Nam bóp
nghẹt tự do ngôn luận”, “đi ngược lại quyền tự do bày tỏ chính kiến” của công
dân!
Và để quy kết xảy ra những vấn đề trên,
các đối tượng đã suy luận một cách quái đản rằng: “Nguyên nhân sâu xa là do chế
độ độc tài, đảng trị, nhà nước chuyên quyền nên người dân vẫn chưa thoát khỏi cảnh
lầm than, mất quyền tự do, không được chăm lo sức khỏe, tính mạng chu đáo như
người dân các nước khác”!
Đất nước Việt Nam đã trải qua mấy chục
năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh. Dân tộc và nhân dân Việt Nam thấu hiểu,
thấm thía hơn ai hết về giá trị của từng phút giây hòa bình, yên ổn và luôn
mong muốn có một cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, không bị tai ương từ thảm
cảnh binh đao, dịch họa. Nhưng lịch sử mấy nghìn năm qua đã tôi luyện nhân dân
Việt Nam trải qua các “lò lửa” kháng chiến giải phóng dân tộc và chống chọi với
nhiều thảm họa thiên tai, dịch bệnh. Vì thế, dân tộc Việt Nam đã vượt qua mọi
thử thách khắc nghiệt để tồn tại, phát triển như hôm nay.
Với một dân tộc đã kiên cường, anh dũng trải
qua nhiều dông bão của thiên nhiên và thời cuộc như thế, không có lý do gì mà
chúng ta không giành thắng lợi trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Nói
như thế không có nghĩa là duy ý chí chủ quan, mà chúng ta hoàn toàn có niềm tin
vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành nhanh nhạy, linh hoạt của
Chính phủ và sự đồng tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành
và toàn xã hội trong cuộc chiến với dịch bệnh không kém phần cam go, phức tạp
này.
Có nhiều bằng chứng để chúng ta khẳng định
như vậy. Ngay sau Tết Nguyên đán 2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành
chỉ thị nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham
gia phòng, chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra. Từ
tháng 1 đến nay, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã tổ chức họp
hai ngày/lần nhằm đánh giá, theo dõi, kiểm soát dịch bệnh một cách sát sao để
có biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả. Bộ Y tế đã thành lập 25 đội phản ứng
nhanh; Bộ Quốc phòng thành lập 20 đội và đã thực hiện kết nối trực tuyến 21 bệnh
viện với Bộ Y tế để thống nhất chỉ đạo, phối hợp trong chuyên môn, kịp thời ứng
phó với diễn biến của dịch bệnh. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo 4 bệnh viện
quân đội tuyến Trung ương sẵn sàng hỗ trợ, tham gia phòng, chống dịch bệnh.
Tất cả những động thái, việc làm này chứng
tỏ Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành của Việt Nam đã, đang làm hết sức mình để
phòng ngừa, kiểm soát bằng được tình hình dịch Covid-19. Nhờ thực hiện đúng
phương châm “ngăn chặn triệt để, phát hiện sớm, cách ly ngay lập tức, khoanh
vùng gọn và dập dịch triệt để”, đến thời điểm này, Việt Nam đã bước đầu khống
chế thành công dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng.
Cũng trong thời điểm này, Việt Nam càng
nêu cao và thể hiện rõ trách nhiệm cộng đồng quốc tế trong tham gia phòng, chống
dịch Covid-19. Ngoài việc tương trợ, chia sẻ với những khó khăn của nước bạn
Trung Quốc, việc chúng ta kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để
virus Covid-19 lây lan trong phạm vi nước mình, là góp phần cùng cộng đồng quốc
tế nỗ lực ngăn chặn triệt để dịch bệnh nguy hiểm này trong khu vực châu Á. Ngày
28-2 vừa qua, trong buổi làm việc với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, đại diện WHO
và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) đánh giá Việt
Nam đã phòng, chống dịch bệnh với quyết tâm rất cao, các giải pháp đồng bộ, hiệu
quả, công khai, minh bạch; đồng thời mong Việt Nam chia sẻ với cộng đồng quốc tế
những bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.
Tình cảm của người Việt với bạn bè quốc
tế trong bối cảnh dịch bệnh đã phần nào thể hiện sâu sắc trong lá thư cảm động
của hai cha con bệnh nhân Li Ding và Li Zichao bị nhiễm virus corona chủng mới
từ Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) gửi cho tập thể thầy thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP
Hồ Chí Minh) sau khi họ được chữa khỏi tại Việt Nam. Lá thư có đoạn viết:
“Chúng tôi đã rời bệnh viện được 3 ngày rồi nhưng tâm trí dường như vẫn còn ở lại
bệnh viện, nơi cha con tôi không thể quên được những ấn tượng tươi đẹp và sâu sắc
mà Bệnh viện Chợ Rẫy đã để lại… Chúng tôi cảm nhận được chính lòng tử tế của
các bạn đã cứu chúng tôi và chúng tôi sẽ ghi nhớ mãi mãi. Chúng tôi muốn nói
lên từ tận đáy lòng mình rằng: Cảm ơn Việt Nam!... Dù đã rời về nước trong tiếc
nuối, sự tử tế của các bạn sẽ luôn ở lại trong tim chúng tôi”.
Người Việt có câu: “Trong khó khăn, hoạn
nạn mới hiểu lòng nhau”. Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng đã thấu hiểu
lòng dân, ngày đêm lo lắng cho dân vượt qua những khó khăn trong thời điểm dịch
bệnh. Nhân dân tin tưởng vào đảng bộ, chính quyền các cấp, cùng chia sẻ, gánh
vác với đội ngũ cán bộ, đảng viên để từng bước đẩy lùi và kiểm soát tốt tình
hình dịch Covid-19.
Kết quả này là minh chứng sinh động về ý
Đảng, lòng dân, tình quân, nghĩa nước đã hòa quyện vào nhau tạo thành sức mạnh
vô địch để vươn lên giành thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Đó
cũng là bằng chứng thiết thực để bác bỏ, phủ nhận hoàn toàn những luận điệu sai
trái, phản động của các thế lực thù địch lợi dụng thời điểm dịch bệnh để xuyên
tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
19 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 cộng đồng, 5 trường hợp ra viện
Sáng 5/5 Bộ Y tế cho biết Việt Nam tiếp tục duy trì thành quả 19 ngày không có ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng. Sẽ có thêm 5 ca bệnh được công bố khỏi bệnh ngày hôm nay.
Theo đó, kể từ ca mắc Covid-19 thứ 268 tại Hà Giang hôm 16/4 (bệnh nhân đã ra viện), đến nay, 19 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.
Không thể xuyên tạc bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam
Không
thể xuyên tạc bản chất cách mạng
của
Quân đội nhân dân Việt Nam
Lịch sử
ra đời, tồn tại và phát triển của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam trong hơn bảy
thập kỷ qua không chỉ khẳng định về sự cần thiết phải tổ chức xây dựng quân đội
cách mạng-quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ của cách mạng Việt Nam, yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh đuổi thực dân, đế quốc, đánh đổ phong kiến,
xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới mà còn khẳng định QĐND Việt Nam luôn tuyệt
đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ xã
hội mới.
Ấy vậy
mà gần đây, trên một vài trang mạng lại có kẻ xuyên tạc rằng: Quân đội không vì
mục đích lý tưởng mà vì miếng cơm, manh áo và lợi ích cá nhân, sẵn sàng phản bội
Đảng khi không được cung cấp đủ lợi ích... Đây là một giọng điệu hết sức nguy
hiểm bởi lẽ nó đã trắng trợn xuyên tạc bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp
của Quân đội ta.
Lịch sử
76 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta đã khẳng
định, QĐND Việt Nam luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu
(SSCĐ), hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội (CNXH), vì ấm
no, hạnh phúc của nhân dân. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Vì lợi
ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ
quân đội đã sẵn sàng lên đường chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp:
Độc lập dân tộc và CNXH.
Những giọng
điệu mà kẻ xấu tán phát trên mạng không phải là do nhận thức chưa đầy đủ, thiếu
đúng đắn về bản chất của QĐND Việt Nam mà thực ra họ đang cố tình xuyên tạc sự
thật, phủ nhận bản chất cách mạng của QĐND Việt Nam, kích động chia rẽ quân đội
với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sâu xa hơn là "phi chính trị hóa"
quân đội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội.
Phản đối việc Trung Quốc thành lập (Quận Tây Sa", "Quận Nam Sa"
Phản đối việc Trung Quốc
thành lập (Quận Tây Sa", "Quận
Nam Sa"
Ngày 18/4/2020 truyền thông Trung Quốc đưa tin
Quốc vụ viện phê chuẩn cái gọi là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa của Việt
Nam) thuộc "Thành phố Tam Sa".
Đây là việc làm bất chấp sự thật lịch sử và vi
phạm nghiêm trọng công ước Quốc tế về Luật Biển 1982.
Ngày 19/4/2020 người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã chỉ rõ: "Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng
định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ
quyền đối với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam
là phản đối mạnh mẽ việc thành lập "Thành phố Tam Sa" và các hành vi
có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá
trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc
gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền
của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và
không có việc làm tương tự trong tương lai.
Đúng như Giáo sư Cavl Thayev - Chuyên gia
nghiên cứu thuộc Đại học quốc gia New Southe Wales (Australia) đã khẳng định:
Việc thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam) và "quận Nam Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam" là hành
động khiêu khích, trái với luật pháp quốc tế. Hành động đó của Trung Quốc vi
phạm tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm suy yếu nghiêm trọng
các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN về Quy tắc ứng
xử ở Biển Đông (COC), mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Đã đi ngược lại tinh
thần và nội dung thỏa thuận thuộc về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết
vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được vào tháng 10/2011, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Hành động đơn phương đó của Trung Quốc sẽ tiếp
tục làm suy yếu lòng tin, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn
định ở biển Đông.
Còn Thượng nghị sĩ Mỹ Maraco Rubio cũng nêu rõ:
Những tuần gần đây Bắc Kinh đã có những hành động nhằm thắt chặt sự kiểm soát
với các lãnh thổ yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông.
Do vậy, dù Trung Quốc có muốn thế nào cũng
không phủ định được bằng chứng lịch sử thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì chính Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để
chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974 và một số thực thể ở Trường Sa năm 1988. Trung Quốc
dù có thế mạnh nhưng không thể bẻ cong được luật pháp quốc tế và mua chuộc được
dư luận phản đối của Quốc tế./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)