TTXVN (Tokyo) – Tờ Nikkei Asia Review ngày 28/4
đăng bài cho rằng một số quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu chuẩn bị một cách thận
trọng cho việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan tới dịch bệnh COVID-19, nhưng vẫn
chưa sẵn sàng dỡ bỏ phong tỏa giống như Việt Nam đã làm.
Theo bài viết, Việt Nam
đã chấm dứt các biện pháp giãn cách xã hội hôm 22/4, ngoại trừ một số địa
phương ở Hà Nội. Chính phủ nhận định không có tỉnh, thành nào có nguy cơ lây
nhiễm cao sau khi Việt Nam không phát hiện thêm trường hợp nhiễm mới nào trong
nhiều ngày liên tiếp.
Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Singapore và Philippines đều đã áp đặt các biện pháp hạn chế sau khi
số ca lây nhiễm bắt đầu gia tăng. Đến ngày 27/4, cả Thái Lan, Malaysia và
Philippines đều thông báo số ca nhiễm bệnh trong tuần qua giảm so với tuần
trước đó. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan vẫn xem xét kéo dài tình trạng khẩn cấp
ở nước này trong cuộc họp nội các ngày 28/4 khi sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp
sẽ hết hạn vào ngày 30/4 tới, dù đang chuẩn bị nới lỏng các lệnh cấm. Trong khi
đó, Malaysia vẫn kéo dài lệnh kiểm soát hoạt động đi lại của Chính phủ trên
toàn quốc đến ngày 12/5. Đây là lần thứ 3 Chính phủ Malaysia gia hạn sắc lệnh
này. Tại Philippines, chính phủ quyết định kéo dài thời gian phong tỏa thủ đô
Manila và các khu vực có nguy cơ cao khác cho đến ngày 15/5, trong khi nói bóng
gió về khả năng nới lỏng các biện pháp kiểm dịch gắt gao ở các khu vực có ít
trường hợp nhiễm bệnh.
Dịch COVID-19 bùng phát
ở Singapore và Indonesia muộn hơn so với các nền kinh tế Đông Nam Á khác, và
hai quốc gia này còn lâu mới có thể kiềm chế được dịch bệnh. Singapore, quốc
gia dân số ít thứ hai trong ASEAN, đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất
trong 10 nước thành viên. Quốc đảo này đang vật lộn để kiểm soát dịch bệnh, chủ
yếu trong số các lao động nhập cư.
Tính tới ngày 27/4, Singapore
đã phát hiện 6.409 ca mắc COVID-19 chỉ trong vòng 7 ngày, cao hơn so với tổng
số ca mắc COVID-19 ở các quốc gia thành viên ASEAN khác trong giai đoạn hiện
nay. Quốc đảo này đã gia hạn các biện pháp phong tỏa mềm cho đến ngày 1/6.
Trước đó, các biện pháp này dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 4/5.
Trong khi đó, Indonesia
đã phát hiện hơn 2.000 trường hợp mắc COVID-19 trong vòng 2 tuần liên tiếp khi
quốc gia với đa số dân số theo đạo Hồi đã bắt đầu tháng Ramadan vào ngày 23/4.
Thủ đô Jakarta đã gia hạn các quy định về giãn cách xã hội khắt khe ở thành phố
này cho đến ngày 22/5. Các biện pháp này bao gồm việc yêu cầu làm việc ở nhà và
cấm tụ tập quá 5 người.
Các cơ sở kinh doanh
đang phải đối mặt với khó khăn trong việc khôi phục hoạt động ngay cả khi các
biện pháp hạn chế được dỡ bỏ ở các quốc gia Đông Nam Á. Hoạt động sản xuất đã
bị gián đoạn ở một nhà máy chế tạo ô tô ở Thái Lan khi hoạt động nhập khẩu linh
kiện từ Malaysia đang bị gián đoạn do tình trạng phong tỏa. Các nhà hàng của
Nhật Bản ở trung tâm thủ đô Bangkok cũng có thể không cung cấp thực phẩm có
chất lượng do những khó khăn trong việc nhập khẩu các sản phẩm tươi sống từ
Nhật Bản./.
Hoa Chanh
Cần có các biện pháp mạnh để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
Trả lờiXóa