Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu


         Ngày 14/3/1988 là một ngày đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đó là ngày Trung Quốc xua quân tấn công các chiến sĩ công binh của Việt Nam tại khu vực Trường Sa. Máu đã loang trên mặt biển Đông. 64 chiến sĩ của chúng ta đã mãi mãi không trở về.
          Nhiều bài viết gọi đây là cuộc “hải chiến Trường Sa”. Cách gọi này hoàn toàn không đúng với bản chất của sự kiện. Bởi vì, bên Trung Quốc đã dùng hải quân trang bị vũ khí tấn công, gồm cả pháo tầm xa, còn bên ta chỉ là các chiến sĩ công binh với vũ khí bộ binh phòng vệ. Bản chất của nó phải được gọi đúng tên là một cuộc thảm sát những người lính công binh Việt Nam do lực lượng hải quân Trung Quốc gây ra.
          Trung Quốc còn tàn độc hơn khi không cho phép các tàu của lực lượng chữ thập đỏ ra cứu các nạn nhân, cho dù đây luôn là thông lệ quốc tế trong chiến tranh.
          Sự kiện đã diễn ra hơn 30 năm, niềm đau thương, mất mát tưởng chừng như lắng dịu. Tuy vậy, những bài học kinh nghiệm luôn cần được đặt ra, để làm sao cho bánh xe lịch sử không lặp lại lần nữa. 
          Cho đến năm 1987, Trung Quốc chưa hề có mặt trên bất cứ cấu trúc nào tại Trường Sa, và họ nhận thấy đây là một bất lợi. Vì thế, từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã ráo riết cho quân lên chiếm một số cấu trúc địa lý thuộc Trường Sa, bao gồm: Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven.
          Về phía Việt Nam, mặc dù tiềm lực còn hạn chế về mọi mặt nhưng chúng ta cũng quyết tâm cho các lực lượng công binh ra xây dựng một số cấu trúc tại Trường Sa, nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền.
          Thời điểm năm 1988, Việt Nam rơi vào “thế” vô cùng hiểm nghèo. Chật vật qua hai cuộc chiến tranh với hai đối thủ “hạng nặng” Pháp và Mỹ, Việt Nam vừa giành được thống nhất đất nước, vết thương chiến tranh chưa kịp lành, kinh tế chưa hồi phục thì ngay sau đó, quân Khmer đỏ tấn công biên giới Tây Nam. Khi Việt Nam đang phải truy đuổi quân Khmer đỏ thì Trung Quốc dàn quân tấn công Việt Nam trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc.
          Kinh tế đất nước chật vật, chạy ăn từng bữa, chiến tranh liên miên, đã khiến Việt Nam rơi vào thế khó. Thời điểm đó, trong hoạt động đối ngoại, Việt Nam gần như bị cô lập hoàn toàn. Mỹ vẫn đang cấm vận Việt Nam, Trung Quốc tấn công biên giới năm 1979 và liên tiếp những năm sau đó là thời điểm căng thẳng tột độ giữa hai nước.
          Sau sự kiện Campuchia, ASEAN quay lưng ghẻ lạnh với Việt Nam. Chỗ dựa duy nhất của Việt Nam là Liên Xô và khối Đông Âu thì lúc này đang trong cơn rệu rã (năm 1989 bức tường Berlin sụp đổ và năm 1991, Liên Xô tan rã).
          Khi Việt Nam rơi vào thế cùng chính là thời cơ của Trung Quốc. Dư luận quốc tế thì đang chú ý đến sự kiện Campuchia, tiềm lực Việt Nam thì kiệt quệ, đây chính là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc ra tay chiếm Trường Sa mà không bị sự phản đối nào đáng kể.
          Khi Trung Quốc tấn công Việt Nam ngày 14/3/1988, dư luận quốc tế thờ ơ, các nước ASEAN bàng quan cho rằng đây là chuyện riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc, kể cả Malaysia và Philippines là những quốc gia trực tiếp có lợi ích tại Trường Sa.
          Bài học lịch sử qua sự kiện Gạc Ma là khi thế và lực của Việt Nam suy kiệt, thì đó sẽ là “thời” của Trung Quốc, họ sẽ thẳng tay tấn công, xâm lấn, thâu tóm lãnh thổ. Trong bất kỳ bối cảnh nào, chính sách đối ngoại luôn hết sức quan trọng, nhất là đối với những nước nhỏ như Việt Nam. Nếu dư luận quốc tế lên tiếng thì Trung Quốc cũng khó mà trơ tráo và hung hăng đến thế. Thêm nữa, đừng mong chờ có “cao nhân” nào cứu giúp, tham chiến, khi chiến tranh xảy ra.
Trường Sa hôm nay
          Sau khi chiếm được Gạc Ma sau cuộc thảm sát ngày 14/3/1988, năm 1995 Trung Quốc chiếm thêm bãi Vành Khăn từ tay Phillipines. Họ đã có tổng cộng bảy cấu trúc: Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Xu Bi và Vành Khăn.
          Kể từ năm 2014 đến nay, lợi dụng thế giới đang tập trung vào sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, Trung Quốc đã âm thầm tiến hành bồi lấp các cấu trúc tại Trường Sa. Đến nay, tất cả các cấu trúc này đều đã được xây dựng và trang bị các phương tiện quân sự hiện đại, đóng vai trò như các “chiến hạm nổi” tại khu vực biển này.
          Cho đến nay, thực tế là không có một quốc gia nào có thể ngăn cản được việc Trung Quốc bồi lấp các cấu trúc tại Biển Đông, trong đó có Trường Sa. Và cùng với việc bồi lấp này, Trung Quốc đã biến các cấu trúc này thành các căn cứ quân sự quan trọng để nắm quyền chi phối, kiểm soát khu vực Biển Đông bằng sức mạnh vũ lực. 
          Bên kia Thái Bình Dương, đối thủ mạnh nhất và đáng gờm nhất của Trung Quốc là Hoa Kỳ. Việc nước này có một tổng thống đầy tai tiếng và điều hành đất nước theo cách “không giống ai” đã khiến cho Trung Quốc thay vì bị ngăn cản, lại trở nên ngày càng mạnh hơn cả về “thế và lực”.
          Một vấn đề cần đặt ra là liệu trong tương lai gần, trước việc Trung Quốc càng ngày càng mạnh và “nhe nanh múa vuốt” như vậy, có thể lặp lại việc tấn công Trường Sa tại các cấu trúc mà Việt Nam đang kiểm soát?
          Bối cảnh thế giới hiện nay cho thấy, Trung Quốc đang gặp thời. Dù không ưa Trung Quốc đi chăng nữa, cũng phải thừa nhận rằng, ảnh hưởng và thế lực của Trung Quốc càng ngày càng mạnh lên, trong khi ảnh hưởng của Hoa Kỳ - đối thủ duy nhất có đủ sức mạnh kiềm chế Trung Quốc dường như càng ngày càng đi xuống.
          Tuy nhiên dù Trung Quốc đang có thời nhưng Việt Nam không rơi vào thế cùng như trước nữa. Về đối ngoại, Việt Nam đã thể hiện chính sách uyển chuyển. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược cùng lúc với Trung Quốc và nhiều cường quốc trên thế giới. Quan hệ quân sự giữa Việt Nam và nhiều cường quốc đã liên tục phát triển. Tàu chiến Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… nhiều lần ghé thăm Việt Nam. Mới đây, hàng không mẫu hạm Carl Vinson của Hoa Kỳ ghé thăm cảng Đà Nẵng. Điều đó cho thấy quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới đang phát triển đáng kể, kể cả với các cựu thù như Hoa Kỳ.
          Thế của Việt Nam đã thay đổi, lực của Việt Nam cũng thay đổi theo. Dù cho tiềm lực quân sự của Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc nhưng cũng không phải là không có khả năng bảo vệ và gây thiệt hại cho đối phương nếu bị đối phương gây hấn, tấn công. Việt Nam đã và đang đa dạng hóa nguồn vũ khí của mình, từ tên lửa của Nga, Ấn Độ cho đến tàu chiến của Nga, Pháp… Việt Nam cũng đang cân nhắc việc mua các vũ khí hiện đại từ Hoa Kỳ để tăng cường sức mạnh phòng vệ trên biển.
          Dù hòa bình, hợp tác là xu thế của thế giới hiện nay, thế nhưng nguy cơ về xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Trường Sa vẫn luôn hiện hữu. Nếu không cảnh giác, tỉnh táo và chủ động, Việt Nam có thể sẽ bị cuốn vào một cuộc xung đột như vậy trong tương lai.
          Vì vậy, để tránh lặp lại sự kiện Gạc Ma, một mặt Việt Nam cần tiếp tục phát triển chính sách đối ngoại đa phương, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế, để tạo thế đứng trên trường quốc tế. Mặt khác, Việt Nam cần tăng cường sức mạnh nội lực về kinh tế, quốc phòng. Mặc dù, chính sách quốc phòng của Việt Nam tập trung vào bảo vệ đất nước, nhưng nếu Việt Nam có sức mạnh quốc phòng đáng kể sẽ khiến đối phương phải cân nhắc khi tấn công vũ trang, tạo sức mạnh răn đe.
          Trong sức mạnh quốc phòng ấy, thế trận lòng dân luôn là một phần quan trọng, có tính chất quyết định trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, hiện tại cũng như lâu dài.

TRÒ HỀ TƯỞNG NIỆM GẠC MA CỦA CLB LÊ HIẾU ĐẰNG

Gần sát ngày 14/3 nhiều "rận chủ" lại rục rịch ÂM MƯU chuẩn bị cờ (mẽo), hoa cùng khẩu hiệu tự chế kéo đến các trung tâm công cộng để hòng lôi kéo tập dượt các hoạt động chống phá chính quyền. Nhìn vào hoạt động năm nay có CLB Lê Hiếu Đằng đã tung lên mạng kêu gọi nhiều người tham gia. Có thể thấy rằng việc làm này đang cố tình cổ súy cho những hành vi gây mất ANTT.
Nếu là công dân Việt Nam chân chính thì nên thể hiện tình cảm đối với lịch sử, đối với những người ngã xuống trước đây vì đất nước với thái độ nghiêm túc, cầu thị nhất có thể. Nếu chỉ vì thái độ nhất thời hoặc chỉ vì muốn lấy le cho những kẻ bên ngoài thì chúng ta đang đi vào lối mòn bị lợi dụng cho những mục đích chính trị của kẻ khác.
Vì vậy nhìn nhận tư duy của những người có cái đầu lạnh và trái tim nóng, vì quê hương đất nước chúng ta không nên nghe những lời kích động xuyên tạc về lịch sử trước đây để rồi chính chúng ta vẽ nên những vết ô nhục hiện tại và tương lai.


Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Cảnh giác với thủ đoạn khai thác không gian mạng xuyên tạc, gây rối


Với sự phát triển mạnh mẽ, phong phú tài nguyên của không gian mạng. Không gian mạng đã trở thành môi trường thúc đẩy sự phát triển của xã hội cũng như nâng cao chất lượng văn hóa tinh thần, kết nối cộng đồng. Thế giới trở lên phẳng hơn do khả năng phát triển và mở rộng của không gian mạng, đặc biệt là mạng Internet.
Tuy nhiên, từ những đặc điểm cộng đồng của không gian mạng, những thế lực chống đối Đảng, Nhà nước cũng như các loại tội phạm đã lợi dụng để tiến hành các nội dung phạm pháp của mình. Lợi dụng các sự kiện nóng của xã hội, thu hút sự theo dõi của dư luận nhằm lôi kéo định hướng dư luận gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội cũng như các vấn đề về an ninh, quốc phòng. Hèn hạ hơn nữa chúng còn giả mạo các quan chức nhà nước, các cơ quan công quyền để tạo sự tin cậy trong quần chúng nhân dân.
        Ví dụ như, vừa qua, khi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) chủ trì biên soạn được công bố đã gây ra những thông tin trái chiều trong dư luận.
Ngay lập tức, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện trang fanpage giả mạo có tên “Ban Tuyên giáo Trung ương” liên tiếp đưa nhiều bài có thông tin thất thiệt, lèo lái dư luận một cách có chủ đích.
Từ hôm qua 11/3 đã xuất hiện loạt email lừa đảo dạng Phishing gửi cho rất nhiều người. Kịch bản là giả lời lẽ của Cảnh sát để đe dọa người nhận và yêu cầu click vào Link khai báo nhúng trong email hoặc form đính kèm.  Khi click vào link hoặc mở file, mã độc sẽ được tải về máy của các bạn để chiếm quyền điều khiển, đánh cắp thông tin hoặc đơn giản hơn là tự tay bạn khai báo thông tin cho chúng. Máy của bạn cũng có thể bị chuyển tới 1 trang có chứa mã độc hoặc lừa đảo khác.

Phishing là hình thức lừa đảo phổ biến, dùng kịch bản tâm lý công phu để đánh cắp thông tin (mật khẩu, số thẻ, tài khoản...) hoặc là bàn đạp cho các tấn công tinh vi hơn sau đó. Bối cảnh dàn dựng thường là dồn ép để bắt người nhận phải thực hiện ngay yêu cầu. Để tạo lòng tin, Phishing email hay dùng tên, website.. của các tổ chức có uy tín mà chúng mạo danh (trong mail này dùng website Bộ Công An và Quốc huy).
Hình ảnh lợi dụng quốc huy để tạo email lừa đảo




Hình ảnh giả mạo website của Ban tuyên giáo trung ương

Để cảnh giác với các thủ đoạn lợi dụng uy tín của quan chức và các cơ quan công quyền, chúng ta cần hết sức lưu ý một số điểm như:
-  Kiểm tra xem các trang web, page đó được tạo ra từ khi nào, đã có những phản hồi report gì chưa. Nếu đóng cửa không cho phản hồi thì khả năng giả mạo là rất lớn.
-  Tuyệt đối không click vào các link lạ, vào các trang cung cấp những hình ảnh, âm thanh thu hút sự tò mò vào các sự kiện nóng của xã hội.
-  Không nhập mật khẩu, tài khoản ngân hàng cùng các thông tin cá nhân, cơ quan cho các trang web lạ, không rõ nguồn gốc.
-  Nâng cao ý thức bảo vệ mình, bảo vệ cơ quan, đơn vị, tổ chức trước các thủ đoạn thu lượm, đánh cắp thông tin từ các trang mạng xã hội, mạng giải trí.

Thực hiện đầy đủ các biện pháp cơ bản nêu trên sẽ đập tan được âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng niềm tin của quần chúng vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và các cơ quan công quyền…góp phần xây dựng không gian mạng quốc gia một cách lành mạnh, có giá trị với đời sống xã hội.




LƯƠNG CỦA LÍNH GIÁ VÔ CÙNG ĐẮT ĐỎ


                             Nhiều người nói lương của lính rất cao
                             Khi về hưu biết bao người mơ ước
                             Chục triệu đồng dân thường đâu có được
                             Cảm ơn mọi người đã so sánh thiệt hơn.

          Khiến người lính chạnh se sắt nỗi buồn
          Trong chiến tranh, ôi tính gì lương bổng
          Cháy bỏng trong tim tình yêu khát vọng
          Chiến đấu quên mình giữ Tổ quốc yêu thương.

                             Ước mơ nhỏ nhoi về với đời thường
                             Dù thương tật với thân hình tàn phế
                             Hạnh phúc tột cùng được trở về bên mẹ
                             Cùng người thân mòn mỏi tháng năm chờ.

          Bao đồng đội vĩnh viễn gửi ước mơ
          Khát vọng tương lai tươi hồng ánh lửa
          Phút tử ly nắm bàn tay chặt nữa
          Lệ tuôn trào, vĩnh biệt nhé mình đi!

                             Người ở lại tai văng vẳng thì thầm
                             Tiếng vọng về từ cõi sâu tâm tưởng
                             Tình đồng đội là đỉnh cao muôn trượng
                             Sống vì nhau và chết cũng vì nhau.

          Sự linh thiêng như một phép nhiệm màu
          Thử hỏi rằng: lương bao nhiêu để đổi giành mạng sống?
          Thịt xương họ hóa cờ sao gió lộng
          Phần phật tung bay giữ cột mốc chủ quyền.

                             Các bạn ơi! Những người lính can trường
                             Bước chân đi từ Binh nhì, Binh nhất
                             Thành sĩ quan, đời gian nan nếm mật
                             Trong khốc liệt của khói lửa chiến tranh.

          Lính thời bình không thiếu sự hy sinh
          Tình cảm gia đình vợ con đau ốm
          Dù biết vậy lòng lửa sôi sóng cuộn
          Vẫn vững tâm nơi bão tố nghìn trùng.

                             Khi về hưu lương tới chục triệu đồng
                             Nhưng cái giá thì vô cùng đắt đỏ
                             Có người lính con thiếu cha dạy dỗ
                             Khi lớn lên nhiễm cái xấu đau lòng

          Có người lính vợ thiếu vắng tình chồng
          Không thủy chung đã thay lòng đổi dạ
          Có người lính thương tật đầy nghiệt ngã
          Sớm ra đi chấm dứt một phận người

                             Lương bao nhiêu trả cho đủ bạn ơi
                             Họ đi lính vì tình yêu Tổ quốc
                             Kẻ yếu hèn một tâm hồn bạc nhược
                             Đất nước này có hoa nở mùa xuân?
                                                                            St


CẢNH GIÁC THỦ ĐON CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LƯC THÙ ĐỊCH TRÊN INTERNET,  MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Một là, tuyên truyền các nội dung dối trá, lừa bịp; bới móc, xuyên tạc những khuyết điểm, sai lầm hoặc lợi dụng những hạn chế, sơ hở trong quản lý, giáo dục bộ đội hiện nay để vu cáo, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò của QĐ. Các thông tin dối trá, lừa bịp được tuyên truyền lặp đi lặp lại dần dần cũng sẽ tác động tâm lý đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng - những người nhẹ dạ, cả tin.
Thường xuyên theo dõi, bám nắm mọi diễn biến, hoạt động của QĐ; nghiên cứu, tổng hợp mọi vấn để xuyên tạc đường lối chính trị, đường lối QP, QS, chủ trương, chính sách đối ngoại QP của Đảng, Nhà nước; "hướng lái" Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, tham gia "tập trận" với các nước đồng minh của Mỹ hoặc kêu gọi tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý” trong quân đội về vấn để liên minh với Mỹ đ bo vệ chủ quyền biển, đảo; kích động tư tương “thoát Trung, thoát cộng, theo Mỹ” hoặc đẩy mạnh bài xích mối quan hệ giữa QĐ Việt Nam với QĐ Trung Quốc.
Lợi dụng tình hình tranh chấp trên Biển Đông, vấn đề doanh nghiệp QĐ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế kêt hợp với QP; quản lý, sử dụng đất QP, mất an toàn trong huấn luyện, công tác; những sai phạm, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị, nht là những vụ việc vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật QĐ... để chống phá, vu khống, bịa dặt, làm sai lệch bản chất vấn đề, gây nghi ngờ đi với QĐ, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ
Hai là, lập ra hàng trăm trang web, các blog để thu thập, bịa đặt, nhào nặn, trộn lẫn tốt - xấu, thật - giả, tán phát những thông tin, tài liệu, hình ảnh xấu độc, tung ra các luận điệu vu cáo, bình luận thâm độc, kêu gọi trắng trợn, thu hút sự phụ họa của những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị chống phá QĐ. Chúng tấn công công khai, liên kết với nhau, thành “phong trào”, liên tục, với cường độ mạnh, hình thức đa dạng, tạo sức ép dư luận làm cho Đảng, Nhà nước, Quân đội phải nhượng bộ theo ý đồ của chúng.
Để tăng “hiệu quả” tấn công, chúng tích cực thu thập tài liệu, chứng cứ, tập hợp những ý kiến, phát biểu của những người có “uy tín”, “vị thế”, nhưng có quan điểm, chính kiến trung dung, thậm chí trái với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mượn danh “tiếng nói dân chủ”, “đng viên, “cán bộ yêu nước"”, “quân đội”, cựu chiến binh để “hiên kế”, “góp ý”...viết thư mạo danh, nặc danh vu khng, bịa dặt, phê phán trực diện về nhân thân, các mối quan hệ xã hội của một số lãnh đạo Bộ quốc phòng đương chức và đã nghỉ hưu nhằm hạ thấp uy tín, gây mất doàn kêt nội bộ. Chúng cũng đưa ra các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc như: Quân đội chiếm giữ nhiều khu đất có giá trị cao về kinh tế là để phục vụ cho “nhóm lợi ích. Quân đội tham gia các hoạt động kinh tế sẽ nh hưởng đến chất lượng, sức mạnh chiến đấu... Qua đó, kích động dư luận xã hội yêu cu phải “dân sự hóa” Quân đội; “dân sự hóa” nhiệm vụ quân sự, Quân đội; đòi Quân đội phải từ bỏ chức năng, nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế...
Ba là, Xuyên tạc thông tin mới, “làm mới” thông tin cũ; triệt để lợi dụng những thông tin về những mặt trái, tiêu cực trong QĐ, những ý kiến, quan điểm sai lệch từ các nguồn tin trong một số cơ quan truyền thông đại chúng của ta gắn với những bình luận chủ quan, bóp méo, xuyên tạc sự thật, thổi phồng và gây nhiu loạn thông tin, làm "nóng" tình hình, kích động tâm lý đám đông nhằm tập hợp, lôi kéo, kích động nhiều phần tử khác trong xã hội cùng tham gia.

"DỊCH" TIN GIẢ, XIN HÃY CẢNH GIÁC!

Trong khi dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu lan rộng và đã có mặt tại nhiều tỉnh thành, người dân cả nước, đặc biệt là những người chăn nuôi luôn trong trạng thái lo lắng về diễn biến dịch bệnh thì có một thứ “dịch” khác cũng nguy hại không kém đang tồn tại song song: “Dịch” tin giả.
Ngày 8/3, chủ sở hữu trang Facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) triệu tập đến làm việc để làm rõ thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi mà trang này đã đăng.
Cách đây vài ngày, một người thân đã lớn tuổi nhắn hỏi người viết về một loạt hình ảnh đăng trên trang facebook cá nhân “Trang Thao Mandy” khi tài khoản này loan tin đã có hai người bị nhiễm virus tả lợn châu Phi và kêu gọi cộng đồng ngưng ăn thịt lợn. Song không nhiều người cố gắng xác tín lại thông tin như thế này. Đa số sẽ chỉ cần vỏn vẹn vài giây cho nút “share” (chia sẻ) để “cảnh báo” người thân của họ về trầm trọng của sự việc.
Với lối lan truyền thông tin trên mạng xã hội một cách cẩu thả, vô trách nhiệm ấy lại càng khiến thông tin về bệnh dịch trở nên nhiễu loạn và gây hoang mang trong công chúng, bất chấp sự lên tiếng của các chuyên gia trong ngành trên báo chí chính thống.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít tài khoản mạng xã hội khác vẫn vô tư lan truyền các thông tin sai sự thật này nhưng chưa bị xử lý.
Báo Dân trí trong bài viết “Ăn phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có sao?” đăng tải ngày 6/3/2019 đã dẫn ý kiến PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: “Dịch tả lợn châu Phi không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn”.
PGS Phu giải thích: Dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là virus, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.
Song song với đó, báo chí cũng liên tục đăng tải thông tin về các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ người chăn nuôi bằng việc mua lại lợn nhiễm virus và đem tiêu huỷ để tránh lợn bệnh bị đem bán trên thị trường.
Liệu khi nhấn vào nút “chia sẻ” ấy, có ai dừng lại trong giây lát để ý thức rằng, mình đang góp phần loan truyền tin giả và bị các đối tượng tung tin lợi dụng để “câu view”, trục lợi? Liệu có ai biết, mỗi một lần “chia sẻ” như thế chính là một nhát dao đâm vào sinh kế của những người nông dân, những doanh nghiệp chăn nuôi chân chính vốn đã phải trải qua quá nhiều vất vả, đối mặt với quá nhiều khó khăn, thách thức hay không?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ trong việc khống chế dịch bằng tuyên bố cứng rắn “chống dịch tả lợn như chống giặc”.
Việc “chống giặc”, thiết nghĩ cần được thực hiện song song với chống “dịch tin giả”, xử lý mạnh tay với những kẻ dã tâm, trơ trẽn đang hòng trục lợi trên cơm áo của đồng bào và niềm tin của cộng đồng.



CÁC FANPAGE THƯỜNG XUYÊN ĐĂNG TẢI NỘI DUNG XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ VÀ “VỊ TRÍ” CỦA ADMIN

Cuối tháng 2/2019, mạng xã hội Facebook đã âm thầm cập nhật tính năng rất mới, cung cấp “VỊ TRÍ QUỐC GIA (vị trí thật) CỦA NHỮNG NGƯỜI QUẢN LÝ TRANG” trong phần “Thông tin và Quảng cáo” của trang Fanpage, tính năng này một phần giúp tăng cường uy tín và tính minh bạch cho Fanpage nhưng cũng vô tình tiết lộ một số thông tin mà người quản trị trang muốn che giấu, đặc biệt là các trang fanpage thường xuyên đăng tải nội dung xuyên tạc tình hình Việt Nam như “Việt Tân”, “Chân trời mới Media”, “Nhật ký yêu nước”, “Thanh niên Công giáo”, “Tiếng dân News”…
Thứ nhất, việc Facebook tiết lộ tính năng cung cấp “Vị trí quốc gia của những người quản lý Trang” đã PHƠI BÀY BỘ MẶT THẬT cái gọi là “canh tân, đổi mới và mong thay đổi để đất nước tốt đẹp hơn”. Hãy xem trang “Việt Tân” với 27 quản trị viên nhưng chỉ có 01 quản trị ở Việt Nam, còn 26 quản trị viên khác rải ở các quốc gia như Hoa kỳ, Úc, Canada, Đức…; trang “Chân trời mới Media” với 18 quản trị viên nhưng chỉ có 01 quản trị viên ở Việt Nam, còn lại 17 quản trị viên ở nước ngoài (chủ yếu là Mỹ, Đức và Úc) hay trang “Nhật ký yêu nước” có tới 7 quản trị viên ở Mỹ... Qua đó dễ dàng nhận thấy, các trang này có phần lớn quản trị ở nước ngoài, rất có thể thành phần đội ngũ quản trị các trang đó không phải là người gốc Việt mà là người nước ngoài thì không hiểu làm cách nào để họ “canh tân”, “đổi mới”, “góp phần xây dựng đất nước” hoặc “phản ánh trung thực tình hình đất nước”?
Thứ hai , có thể sẽ có ý kiến cho rằng những trang fanpage trên có cộng tác viên tại Việt Nam để cung cấp thông tin. Điều đó là chắn chắn. Qua thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp, những trang “Việt Tân”, “Chân trời mới Media”, “Tiếng Dân News”, “Nhật ký yêu nước”... đều là cơ quan truyền thông công khai hoặc núp bóng của các tổ chức phản động, chống phá Việt Nam ở nước ngoài; do đó tôn chỉ, mục đích đăng tin của các trang này bản chất nhằm phá hoại đất nước. Các trang này cũng tuyển nhiều cộng tác viên trong nước. Tuy nhiên, có thể khẳng định những CỘNG TÁC VIÊN CUNG CẤP TIN CHO CÁC TRANG NÀY CŨNG LÀ THÀNH PHẦN “KHÔNG BÌNH THƯỜNG”, tập trung chủ yếu vẫn là những trường hợp bất mãn, tiêu cực, chống đối, có quan điểm, tư tưởng chính trị lệch lạc. Vậy liệu những thông tin được cung cấp từ các trang facebook trên chúng ta CÓ NÊN ĐỌC?

Trong thời đại công nghệ 4.0 như ngày này, mạng xã hội đang trở thành một ứng dụng phổ biến cung cấp nhiều thông tin giải trí cũng như lưu giữ lại những kỷ niệm cho người dùng. Tuy nhiên, đây cũng là CÔNG CỤ NGUY HIỂM để các đối tượng xấu lợi dụng, cung cấp, pha trộn những thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình đất nước. Do vậy, trước tiên và hơn ai hết, mỗi người dùng mạng xã hội PHẢI CÓ SỰ HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT, tự đề kháng, tự bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, tiêu cực. 

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

ĐẠI TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN - VỊ TƯỚNG CỦA NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN

Trong một lần gặp gỡ với một số tướng lĩnh Việt Nam, cố Chủ tịch Cu Ba - Phidel Castro đã chủ động tiến đến bắt tay Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi Chủ tịch quay sang tươi cười nói với mọi người: "Đây có phải là vị tướng đánh giặc hay nhất Việt Nam?". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đứng cạnh đã tiếp lời Chủ tịch: "Đúng, đây là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại". Nhận định trên đã nói lên tầm vóc của một trong những vị tướng huyền thoại của Việt Nam - Đại tướng Lê Trọng Tấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là là vị tướng gắn liền với những chiến dịch lớn của dân tộc ta, là vị tướng của những chiến trường khốc liệt và nóng bỏng nhất. Xin điểm một vài chiến công gắn với tên tuổi của vị Đại tướng đáng kính:

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019


Không để các thế lực thù địch thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị
- Bố Già -
 Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với những âm mưu, thủ đoạn mới, nhất là thông qua “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị từ bên trong nhằm xóa bỏ nền tảng lý luận-Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh-trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; truyền bá hệ tư tưởng tư sản phản động, xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận để đi tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, tiến tới làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
           Đặc biệt, trong những năm tới, tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, bên cạnh những thuận lợi sẽ còn có những diễn biến phức tạp, khó lường với những khó khăn, thách thức mới, nhất là khi chúng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, thì các thế lực thù địch sẽ triệt để lợi dụng để đẩy mạnh quá trình thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị từ bên trong để thực hiện mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong chống phá cách mạng Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trong những năm tới, các thế lực thù địch sẽ tập trung chống phá trên các vấn đề chủ yếu sau đây: Xuyên tạc, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin trên các nguyên lý cơ bản như: Lý luận về hình thái kinh tế-xã hội, học thuyết giá trị thặng dư, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta; phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; hạ thấp và đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Xuyên tạc, phá hoại Cuơng lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, nhất là các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách được thể hiện trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) và trong các văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng và các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Tăng cường xâm nhập vào đời sống văn hóa, vào đạo đức, lối sống, tập trung tấn công vào nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bằng cách làm phai mờ những giá trị văn hóa truyền thống cách mạng của chúng ta, kết hợp với việc gieo rắc những sản phẩm văn hóa phản động, tuyên truyền lối sống thực dụng trong xã hội ta, nhất là trong thế hệ trẻ, trong sinh viên, học sinh. Lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo…, những vấn đề do lịch sử để lại, những “điểm nóng” về an ninh, trật tự, an toàn xã hội để kích động chống phá ta, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng, những vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đang có những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, trong thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để gây áp lực, bôi nhọ, xuyên tạc, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Đối với Quân đội ta, các thế lực thù địch sẽ tăng cường thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội, tìm cách tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng; từng bước làm suy yếu bản chất cách mạng và truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân. Tìm cách phá vỡ hệ tư tưởng của Đảng trong quân đội; làm xói mòn về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ quân đội.
Trước sự chống phá ngày càng tinh vi, thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chúng ta đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động đấu tranh phòng, chống, từ khâu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức lực lượng đến xây dựng và triển khai kế hoạch đấu tranh phòng, chống và đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa nói chung, lĩnh vực tư tưởng, lý luận nói riêng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, của ban chỉ đạo các cấp trong xác định kế hoạch và tổ chức lực lượng, triển khai các hoạt động đấu tranh phòng, chống; việc phối, kết hợp đấu tranh và điều kiện bảo đảm thông tin, tư liệu, kinh phí cho hoạt động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Để góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng cần thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp chủ yếu sau đây:  
Một là, tiếp tục giáo dục nâng cao nhận thức, xác định rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng tham gia đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Thông qua các hình thức, biện pháp, kết hợp giữa giáo dục với tự giáo dục để nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận về: Tính cấp thiết, vị trí, vai trò, tính chất, đặc điểm, nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Cần xác định rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ đạo, của ban chỉ đạo các cấp, của các lực lượng chuyên trách và của những lực lượng khác trong tham gia đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Vị trí, vai trò, trách nhiệm tham gia đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận phải gắn chặt với vị trí, vai trò của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trên các cương vị được giao.
Hai là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Trong đó, cần tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của ban chỉ đạo các cấp trong xác định chủ trương, biện pháp, xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
Ba là, xác định rõ nội dung, hình thức, biện pháp, tổ chức lực lượng và xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các lực lượng đấu tranh phù hợp và có hiệu quả thiết thực. Xác định rõ nội dung đấu tranh, trong đó tập trung vào những nội dung mà các thế lực thù địch chống phá ta trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới những hình thức, biện pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận nhằm đem lại hiệu quả cao. Nghiên cứu tổ chức lực lượng đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận hợp lý, quan tâm xây dựng lực lượng chuyên trách, nòng cốt; thường xuyên quan tâm phối hợp, kết hợp tốt giữa các lực lượng để tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
Bốn là, thường xuyên quan tâm nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Thông qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận để thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm cả thành công và chưa thành công để tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh có hiệu quả hơn. Trên cơ sở sơ kết, tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận để tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về những vấn đề liên quan đến đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
Năm là, quan tâm đầu tư những điều kiện bảo đảm cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận ngày càng hợp lý, có hiệu quả hơn. Quan tâm đầu tư bồi dưỡng lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận về phẩm chất chính trị, đạo đức, về tinh thần đoàn kết, về ý thức kỷ luật, về năng lực và phương pháp đấu tranh. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm về mặt thông tin, tư liệu cho các lực lượng tham gia đấu tranh kịp thời, cập nhật, chính xác. Có cơ chế, chính sách, chế độ cụ thể bảo đảm sự quan tâm đối với các lực lượng tham gia đấu tranh trên mặt trận khó khăn, phức tạp và quyết liệt này.
Sáu là, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” với “chống”, lấy xây dựng cho ta mạnh lên là chính để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân có nhận thức sâu sắc về bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, xây dựng các tổ chức chính trị xã hội vững mạnh toàn diện, hoạt động có hiệu quả. Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh ở các cơ quan, đơn vị, địa phương với những phong trào cách mạng rộng khắp tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng con người mới, chống sự xâm nhập và nảy sinh các quan điểm, tư tưởng phản động, phản văn hóa trong đời sống tinh thần của xã hội.