Trong một lần gặp gỡ với một số tướng lĩnh Việt Nam, cố Chủ tịch Cu Ba - Phidel
Castro đã chủ động tiến đến bắt tay Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi Chủ tịch quay
sang tươi cười nói với mọi người: "Đây có phải là vị tướng đánh giặc hay
nhất Việt Nam?". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đứng cạnh đã tiếp lời Chủ
tịch: "Đúng, đây là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các
thời đại". Nhận định trên đã nói lên tầm vóc của một trong những vị tướng
huyền thoại của Việt Nam - Đại tướng Lê Trọng Tấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là là vị
tướng gắn liền với những chiến dịch lớn của dân tộc ta, là vị tướng của những
chiến trường khốc liệt và nóng bỏng nhất. Xin điểm một vài chiến công gắn với tên tuổi của vị Đại tướng
đáng kính:
Năm 1954, Trong kháng chiến chống Pháp, với vai trò
Tư lệnh Đại đoàn 312, Ông đã chỉ huy Đại Đoàn tấn công Điện Biên Phủ, cắm lá cờ
quyết chiến quyết thắng của Quân đội ta trên nóc hầm và bắt sống tướng De
Castries cùng nội các, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Ông đã tham gia chỉ đạo các chiến dịch Bình Giã (1964), Cánh
đồng Chum - Mường Sủi (1972); là tư lệnh các chiến dịch then chốt, quyết định:
Đồng Xoài, Bàu Bàng - Dầu Tiếng (1965), Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị Thiên
(1972)... Nổi bật là:
- Trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng tháng 3 năm 1975,
Ông là tư lệnh chiến dịch và chỉ trong vòng 03 ngày đã chỉ huy quân đội ta đánh
tan tác 134.000 quân của Tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh quân đoàn I, Tư lệnh
vùng I chiến thuật - Quân đội ngụy Sài Gòn.
- Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Ông được cử làm Phó Tư lệnh chiến
dịch, kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông gồm các Quân đoàn 2, Quân
đoàn 4 và Sư đoàn 3 đập tan phòng tuyến từ xa tại Phan Rang (Ninh Thuận), đập
nát cánh cửa thép tử thủ tại Xuân Lộc, trực diện tấn công vào cửa ngõ phía Đông
giải phóng Sài Gòn. Ông đã mang đại quân phía Đông với Binh đoàn Tăng Thiết
giáp, bộ binh tiến công thần tốc như vũ bão, húc đổ cánh cổng sắt Dinh Độc Lập
giữa trưa ngày 30/4, bắt sống toàn bộ nội các Tổng thống Sài Gòn Dương Văn
Minh, kết thúc cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Năm 1976-1977, ông là
Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao; Tháng
12/1978-1979, ông là Tư lệnh chỉ huy các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo
vệ biên giới phía Tây Nam Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Polpot.
70 tuổi, Đại tướng Lê Trọng Tấn vẫn khoác áo lính ra trận. Kể từ trận đầu tiên
đánh Đông Quan - thành Hà Nội năm 1944 cho đến trận đánh ngày 1.7.1983 ở biên
giới phía bắc, suốt 40 năm, Lê Trọng Tấn không một ngày rời bỏ trách nhiệm
người vệ quốc quân.
Trải qua các chiến trường, trên nhiều cương vị, Đại tướng Lê Trọng Tấn đã trở
thành “một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”. Ông là vị
tướng rất nghiêm khắc, thẳng thắn, nhưng cũng rất bao dung, biết đánh nhưng cũng
biết dừng để bảo toàn lực lượng, được đồng đội, cán bộ, chiến sĩ hết lòng tin
tưởng, mến yêu.
TNQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét