Thời gian qua, một số tổ chức “hội,
“đoàn”, “nhóm” ở Việt Nam tự nhận là “tổ chức xã hội dân sự”, có những hoạt động
mang màu sắc chính trị, đi từ phản biện
đến phản ứng, phản đối, rồi phản kháng,
chống lại chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước, thậm chí gây
mất trật tự an toàn xã hội, tác động tiêu cực đến an ninh chính trị của Đất nước,
và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vậy, xã hội dân sự là gì? vai trò của nó ra sao mà các thế lực
thù địch, phản động lợi dụng nó để chống phá Đảng, Nhà nước ta?
Xã hội dân sự là gì?
Hiện nay, chưa có khái niệm chính xác nhất về “xã hội
dân sự”. Các nhà triết học và khoa học xã hội, từ những cách tiếp cận và góp
nhìn nhận khác nhau, có quan niệm khác nhau về xã hội dân sự (civil society),
tùy thuộc và mỗi giai đoạn lịch sử và những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng
giai đoạn lịch sử đó. Tuy nhiên, các quan điểm của các học giả đều có những điểm
chung cốt lõi, đó là:
Về tổ chức, xã hội dân sự là một tổ hợp của các thiết
chế chính trị - xã hội phù hợp với hệ thống dân chủ, tự do và kinh tế thị trường,
bao gồm: các tổ chức cộng đồng, các tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp,
các tổ chức phi chính phủ. Trong một không gian công cộng, các thiết chế này được
hình thành một cách tự nguyện, độc lập, có thể thảo luận, tranh luận với nhau;
độc lập hoặc cùng nhau thảo luận, tranh luận với nhà nước về các vấn đề chính
trị, kinh tế, xã hội để tạo ra sự đồng thuận trong những vấn đề của đời sống xã
hội đặt ra.
Về bản chất, xã hội dân sự là xã hội tự lập phi nhà
nước, được hình thành và vận hành trong không gian công cộng và tư nhân, nằm
ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước. Đó là sự khác biệt giữa “xã
hội dân sự” với “xã hội quân sự” hay “xã hội chính trị” (nhà nước), nhưng xã hội
dân sự có thể được nhà nước hậu thuẫn. Những vấn đề xã hội dân sự không tự giải
quyết được thì thuộc chức năng của nhà nước.
C.Mác và Ph.Ăngghen quan niệm “xã hội dân sự theo đúng nghĩa của nó được sinh ra từ xã hội tư sản. Nó
được hình thành bởi những chế định lịch sử - xã hội, bởi những hình thức quan hệ
sản xuất đặc biệt, bởi những hình thức quan hệ và đấu tranh giai cấp và được bảo
vệ bởi những cơ chế chính trị - pháp lý tương ứng …” Về bản chất của xã hội
dân sự, theo C.Mác, chủ quyền của nhân dân phải trở thành vấn đề trung tâm
trong một xã hội dân sự đích thực, làm cơ sở cho một chế độ dân chủ và một nhà
nước dân chủ chân chính. Đó là tư tưởng cách mạng sâu sắc có tính định hướng
cho việc nhìn nhận, đánh giá và xác định tính đúng đắn của một số tổ chức được
coi là “tổ chức xã hội dân sự” và là cơ sở, tiêu chí để khẳng định những thiết
chế chính trị xã hội lợi dụng danh nghĩa “xã hội dân sự” để chống đối chính quyền
nhân dân. Vì vậy, trong nhận thức về “xã hội dân sự” ngày nay cần cảnh giác,
tránh bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, diễn dịch theo hướng phục vụ
cho các mục đích, thủ đoạn của chúng.
Đặc
trưng cơ bản của “tổ chức xã hội dân sự”
Theo
các nhà nghiên cứu, “tổ chức xã hội dân sự” có một số đặc
trưng cơ bản sau:
+
Là tổ chức ngoài nhà nước
+
Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện
+
Tham gia vào quản lý nhà nước
+
Tự chủ, độc lập về tài chính; có nguồn tài chính đa dạng
+
Phi lợi nhuận, vì mục tiêu phát triển của cộng đồng
Từ
đây, ta có thể thấy sự khác biệt giữa “tổ chức xã hội dân sự” với các tổ chức
“phi chính phủ”, “phi nhà nước” – NGO do đặc trưng cơ bản của NGO là:
+
Là tổ chức ngoài nhà nước, nhưng ít khi là đối tác của nhà nước
+
Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện
+
Không tham gia vào quá trình quản lý nhà nước
+
Tự chủ, độc lập về tài chính; có nguồn tài chính đa dạng
+
Phi lợi nhuận, vì mục tiêu phát triển của cộng đồng
Vai
trò của “tổ chức xã hội dân sự” tham gia vào quá trình quản lý
nhà nước như thế nào?
+
Thanh tra, giám sát nhà nước về việc hoạch định, thực hiện chính sách
+
Ủng hộ nhà nước khi có lợi cho xã hội, tổ chức của họ
+
Vận động để thay đổi chính sách, thậm chí thông qua sự tác động của các nhà nước
khác, nhằm đem lại lợi ích cho xã hội, tổ chức của họ
Xã
hội dân sự ở Việt Nam phát triển từ đầu thế kỷ XX, khi người Pháp đưa khái niệm
dân chủ và quyền công dân vào nước ta. Quá trình phát triển xã hội dân sự ở Việt
Nam cũng trải qua một chặng đường dài thăng trầm do sự biến động của thời cuộc
và sự lạm dụng vai trò, chức năng của một số “tổ chức xã hội dân sự” cũng như
âm mưu của các thế lực đế quốc, phản động lợi dụng xã hội dân sự xâm phạm an
ninh và lợi ích quốc gia. Pháp luật Việt Nam đã quy định các điều kiện cụ thể để
thành lập một tổ chức xã hội, đó là phải xác định rõ tôn chỉ, mục đích, điều lệ
của tổ chức; thành phần ban sáng lập, hội viên, nguồn tài chính để hoạt động và
phương thức hoạt động… Hiện nay ở nước ta, bên cạnh các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị-xã hội, nhiều hội, tổ chức phi chính phủ đã và đang được thành lập
theo quy định của Pháp luật, có tư cách pháp nhân hoạt động công khai hợp pháp.
Hiện có khoảng gần 400 hội đang hoạt động trên phạm vi cả nước, trên 600 tổ chức
hội, đoàn đang hoạt động trên phạm vi các địa phương; hàng ngàn hiệp hội, câu lạc
bộ hoạt đông trên các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó còn có khoảng trên 600 tổ
chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam, trong đó gần 400 tổ chức
có các chương trình, dự án đang triển khai tại nước ta. Về cơ bản, các tổ chức xã
hội đồng thuận với xã hội, đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế văn
hóa - xã hội.
Chanh Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét