BỘ MẶT THẬT
“YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019” CỦA NHỮNG KẺ
TỰ XƯNG TỰ
DO, DÂN CHỦ, CÔNG LÝ
(phần cuối)
Ba là, xuyên
tạc mô hình nhà nước pháp quyền XHCN và chế độ bầu cử ở Việt Nam
Điều 2, Hiến
pháp năm 2013 khẳng định: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” và “quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam luôn hướng tới đảm bảo dân chủ, phát huy quyền
làm chủ của người dân, phát triển năng lực làm chủ và thực hành dân chủ của
nhân dân trên tư cách người chủ của nhà nước và xã hội. Điều này đã được Đại hội
XII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN
do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” là sự lựa
chọn đúng đắn, cần phải kiên định thực hiện. Những luận điệu nói nền pháp luật
của Việt Nam không có sự công bằng trong bầu cử và ứng cử là sai sự thật. Mô
hình nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát
triển, không thể coi “tam quyền phân lập” là sự lựa chọn phù hợp ở nước ta.
Hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét