Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG LÀ MỘT BỘ PHẬN CẤU THÀNH QUAN TRỌNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA


Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thế nhưng trong thời gian vừa qua một số thành phần thù địch trong, ngoài nước vẫn xuyên tạc về những kết quả của Đảng và Nhà nước ta trong nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Có kẻ còn cho rằng “kết quả đó chỉ là báo cáo, cá biệt, đó chỉ là “phong trào”. Những luận điệu trên không có căn cứ và bịa đặt.

Nhìn lại năm 2018 và đầu năm 2019, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được triển khai mạnh mẽ; khẳng định quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước với những vụ án lớn, với hình thức xử lý nghiêm minh dành cho những người tưởng chừng được “miễn trừ”, những lĩnh vực tưởng chừng “bất khả xâm phạm”.
Từ bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm bị đưa ra xét xử trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Đại án kinh tế ở ngân hàng Osean Bank của Hà Văn Thắm và đồng phạm đã nhiều lần vi phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng. Đến vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng liên quan đến cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đưa ra xét xử trong tháng 11 vừa qua là ví dụ điển hình. Vụ đại án ngân hàng Đông Á (DAB) liên quan đến Phan Văn Anh Vũ: Tháng 12/2017, cơ quan điều tra khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) về tội “Làm lộ bí mật Nhà nước” sau đó tiếp tục khởi tố thêm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đại án Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB) xét xử nguyên Chủ tích HĐQT vủa VNCB- Phạm Công Danh; nguyên Phó chủ tịch ngần hàng Sacombank Trầm Bê và đồng phạm. Vụ án ở Tổng công ty Thái Sơn: Xét xử Út “trọc” Đinh Văn Hệ và đồng phạm. Đến xét xử vụ lừa đảo ở Housing Group, liên quan đến cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga và đồng phạm… và gần đây là vụ kỷ luật về Đảng và đình chỉ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn, người được xác định có những vi phạm rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước liên quan vụ MobiFone mua 95% cổ phần Công ty CP Nghe nhìn Toàn cầu AVG.
Điều đó thể hiện một tín hiệu cho thấy công tác phòng chống tham nhũng không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ.
Trong Văn kiện Đại hội VI (1986), Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới đất nước, cuộc chiến chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí tiếp tục được Đảng ta đẩy mạnh, đã nêu rõ: “Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật kỷ cương không nghiêm. Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ, và nhân viên nhà nước... chưa bị trừng trị nghiêm khắc”. Tiếp đó, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng: Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 12-9-1987 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện “Cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”; Nghị quyết Trung ương 8 khóa VI về tiến hành cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng; Chỉ thị của Bộ Chính trị khóa VII về việc tiếp tục ngăn chặn bài và bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu; Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VII (15-5-1996) về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng... Trong các Văn kiện Đại hội VIII, IX và X, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ sự nguy hại của tham nhũng đến sự tồn vong của chế độ. Đại hội X nêu rõ: “Tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng”. Đại hội XI trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn, Đảng ta khẳng định trên lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng đã có những chuyển biến rõ nét. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý nghiêm minh, nhiều quan chức cấp cao, kể cả thuộc diện Trung ương quản lý cũng chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Đại hội XII tiếp tục khẳng định và bổ sung quan điểm về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Trong đó nhấn mạnh “tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”…
Với hành động của Chính phủ có: Luật phòng, chống tham nhũng 2005; Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007; Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (có hiệu lực 01/07/2019).
Với quan điểm của Đảng, đã thể hiện những động thái quyết liệt và khẳng định rằng những nhận định từng có trong công tác xử lý cán bộ như “làm lấy lệ”, “chỉ tắm từ vai” của một số thế lực thù địch là không có cơ sở. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định, “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản”. Công tác chống tiêu cực, tham nhũng đã cho thấy quyết tâm, nói được, làm được và niềm tin của nhân dân đã được khôi phục mạnh mẽ. Sự quyết liệt còn được Tổng bí thư, Chủ tịch nước khẳng định “Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét