MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CHỐNG THAM NHŨNG CỦA
VIỆT NAM
Tham
nhũng là tệ nạn mang tính toàn cầu, xuất hiện và tồn tại ở mọi quốc gia trên thế
giới. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng không phải do chế độ chính trị hay do đảng
phái nào nắm quyền lãnh đạo đất nước. Cảnh báo về sự gia tăng của những tổn thất
kinh tế - xã hội do tham nhũng gây ra đối với nền kinh tế thế giới, Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) cho biết những ước tính gần đây cho biết tham nhũng gây thiệt hại
1.500-2.000 tỷ USD/năm, tương đương khoảng 2% GDP toàn cầu. Không những thế, những
tổn thất gián tiếp cũng nghiêm trọng không kém như tăng trưởng kinh tế sụt giảm,
bất bình đẳng thu nhập, bất ổn xã hội gia tăng... Chẳng thế mà đối mặt hiểm họa
lớn nêu trên, Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế về chống tham nhũng lần đầu họp tại
Luân Đôn (Anh) tháng 5-2016 kêu gọi phát động một phong trào toàn cầu thực sự để
đánh bại tham nhũng.
Do
đó, việc các thế lực thù địch, phản động rêu rao rằng: “Chế độ một đảng cầm quyền
là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”; “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên
tình trạng tham nhũng xảy ra…”; “tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ công
hữu tư liệu sản xuất, chuyên chế độc đảng”… thực chất là lợi dụng cuộc đấu
tranh chống tham nhũng để xuyên tạc, nói xấu hòng làm suy giảm uy tín, vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đang được Đảng, Nhà nước Việt Nam chỉ đạo
thực hiện quyết liệt, được nhân dân hết sức ủng hộ, đạt những kết quả tích cực
thời gian gần đây là minh chứng bác bỏ các luận điệu xuyên tạc đó. Những giọng
điệu xuyên tạc, bịa đặt lạc lõng ấy không làm suy giảm quyết tâm phòng, chống
tham nhũng của của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Cộng đồng quốc tế và những
người khách quan đều đánh giá tích cực về nỗ lực này của Việt Nam.
Đề
cập cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam trong hai năm qua, giáo sư Carl
Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) nhận định: "Đây không chỉ là xử lý
một nhóm các quan chức có sai phạm, mà còn giải quyết các lỗ hổng trong hệ thống
quản trị, pháp quyền và thói quen “chung chi” đã ăn sâu trong một số người, do
đó được người dân rất ủng hộ".
Đồng
quan điểm này, giáo sư Dennis McCornac (ĐH Loyola Maryland, Mỹ) cho rằng, rõ
ràng là mọi chuyện đã có chuyển biến khi luật pháp nghiêm minh hơn. Hiện giới đầu
tư nước ngoài tin tưởng rằng Việt Nam đang quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng,
tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, không còn nhũng nhiễu, hối lộ.
Ông
Miguel Chanco, chuyên gia ASEAN của tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence
Unit (Anh) bác bỏ quan ngại cho rằng công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam sẽ
làm chùn chân các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về một môi trường chính trị bất
ổn. "Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Các con số thống
kê đều chứng minh: Đầu tư nước ngoài và các hạng mục đầu tư vẫn tiếp tục ở mức
mạnh và ổn định kể từ đầu năm 2016, thời điểm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đẩy
mạnh công cuộc này"- ông Chanco nhấn mạnh.
Theo
tiến sĩ Edmund Malesky, trưởng nhóm điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) tại Việt Nam, những nghiên cứu gần đây cho thấy cảm nhận về tham nhũng của
người dân và doanh nghiệp đã có chuyển biến. “Đã có những thay đổi tích cực về
thủ tục hành chính, luật lệ và tiếp cận thông tin. Tất cả đều nhằm giải quyết
những hệ quả tiêu cực của tham nhũng đối với cảm nhận người dân", ông
Malesky kết luận.
Để
nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế,
như tham gia Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc; trao đổi, học tập
kinh nghiệm, hợp tác phòng, chống tham nhũng với nhiều nước trong APEC, ASEAN,
châu Âu, các tổ chức quốc tế…, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung. Nhiều giải
pháp của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và học hỏi để vận dụng.
Kết
quả tích cực bước đầu cùng sự đánh giá cao của quốc tế sẽ là động lực để công
cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam tiếp tục mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn
để làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước hơn nữa, mang lại nhiều hơn niềm
tin trong nhân dân trên con đường phát triển đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét