ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ KHÁT VỌNG CỦA NHÂN DÂN TA,
LÀ SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Mỗi
quốc gia - dân tộc đều có con đường đi riêng của mình, dân tộc Việt Nam cũng
vậy đã kế thừa truyền thống lịch sử của dân tộc, kế thừa, phát triển những tư tưởng tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển
những tư tưởng tiến bộ trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ năm 1776 và “Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp năm 1789 thành tư tưởng độc lập dân tộc
gắn liền với xây dựng chế độ xã hội dân chủ, cộng hòa theo con đường của Chủ
nghĩa Mác - Lê-nin với đặc trưng của Việt Nam. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945.
Thật
vậy, đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng
Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu có ý nghĩa thời đại. Đó là thắng lợi của
kháng chiến chống thực dân, đế quốc bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước; vượt qua cuộc khủng hoảng thách thức và tiến hành thành công cuộc đổi mới
xây dựng đất nước.
Vậy
mà, thời gian qua lợi dụng tự do dân chủ một số kẻ trên các trang mạng xã hội đã
đưa những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử rằng “Đảng Cộng sản Việt
Nam không có vai trò”, hay “Việt Nam nên bỏ Chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, có người còn phủ nhận công lao to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Nhìn nhận lịch sử một cách đúng đắn thấy rằng từ khi
chưa có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cũng như thời kỳ bị đô hộ, người dân
Việt Nam phải chịu bao nhiêu những khổ cực, đàn áp của thực dân Pháp, Nhật Bản...
Họ đến Việt Nam dưới khẩu hiệu “khai hóa”, nhưng thực chất đó là những cuộc
chiến tranh xâm lược tàn bạo. Khi đánh bại lực lượng phong kiến Việt Nam, thực
dân Pháp áp đặt chế độ thuộc địa, đồng thời duy trì chế độ phong kiến, bóc lột
nhân dân Việt Nam đến tận xương tủy. Nạn đói khủng khiếp năm 1945 là một minh
chứng cụ thể: theo sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử”
của cố GS Văn Tạo và GS Furuta Moto (Nhật Bản), theo số liệu ghi chép từ công
trình nghiên cứu “Nhiều làng xã chết từ 50% đến 80% dân số, nhiều gia đình,
dòng họ chết không còn ai. Có
làng ở huyện Thái Ninh (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), trong làng có
hơn 1.000 người thì chết đói mất 956 người; ở thôn Nhũ Tỉnh, xã Quang Khải, huyện
Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương có 160 hộ, trong đó có 86 hộ chết cả nhà… Tính từ tỉnh Quảng
Trị trở ra Bắc Bộ nạn đói đã làm chết hơn 2 triệu người, chiếm gần 10% dân số
Việt Nam khi đó.
Tiếp
là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã tiến
hành một cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt đối với dân tộc Việt Nam; đồng
thời sử dụng chủ nghĩa thực dân mới: Xây dựng chính quyền tay sai nhằm thống
trị và chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Ở miền Nam Việt Nam, đế quốc
Mỹ và chính quyền tay sai của chúng đã gây ra bao nhiêu vụ thảm sát nhân
dân, bỏ tù nhiều người dân yêu nước và tra tấn với hình thức dã man…
Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã phát huy tối đa
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các dân tộc
trên thế giới, bao gồm cả nhân dân tiến bộ Pháp, Mỹ… đánh bại chủ nghĩa thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Công cuộc đổi
mới, hội nhập quốc tế hơn 30 năm qua do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo đã đem lại những thành tựu có ý nghĩa thời đại. Từ một nước nghèo,
trải qua nhiều năm chiến tranh, bị cấm vận… Đến nay, Việt Nam đã trở thành nước
có mức thu nhập trung bình, trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện,
bình đẳng với nhiều nước lớn, trong đó có Nga, Trung Quốc (đối tác chiến lược
toàn diện) và Hoa Kỳ (đối tác toàn diện). Trong suốt chiều dài lịch sử, từ những
năm 1930 đến nay chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất
đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Tư tưởng xuyên suốt và nhất quán của Đảng
Cộng sản Việt Nam là đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, gắn liền độc
lập dân tộc với chế độ xã hội do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh của Đảng năm 1930 xác định: Tiến hành “tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đi lên
chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của
lịch sử.
Tại
Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định mục tiêu của dân tộc Việt Nam là: Xây dựng
một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm
chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện… có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước
trên thế giới”.
Tính
tất yếu của con đường xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam trước hết bắt nguồn
từ lịch sử, từ sự lựa chọn của nhân dân. Ngày nay, trên thế giới có nhiều mô
hình xã hội với nhiều chế độ xã hội khác nhau. Mỗi quốc gia, dân tộc lựa chọn
mô hình nào đó đều dựa trên những điều kiện lịch sử của dân tộc mình, đồng thời
tùy theo thể chế xã hội và do đảng chính trị cầm quyền lãnh đạo thực hiện.
Không ít nhà nước trên thế giới ngày nay là nhà nước “cộng hòa”, “cộng hòa dân
chủ nhân dân”; “cộng hòa nhân dân”; “cộng hòa - tổng thống”; “cộng hòa đại nghị”...
Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và luật pháp các quốc gia đều tôn trọng sự lựa
chọn chế độ xã hội và nhà nước của các dân tộc.
Một
số người thiếu hiểu biết đã lợi dụng Internet, trang mạng xã hội để tôn vinh
các nước khác là “văn minh”, là “đáng sống” và phát tán quan điểm xuyên tạc,
phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nói chung, phủ nhận con
đường xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam, phủ nhận công lao của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là vô căn cứ. Đất nước ta mới trải qua những năm tháng bị đô hộ, tài
nguyên bị chế độ thực dân vơ vét cạn kiệt. Thay vì, việc nghĩ ra những điều
xấu, thì hãy đóng góp công sức của mình vào xây dựng đất nước “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta/ Mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
để đất nước Việt Nam “sánh ngang với các cường quốc” như lời Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét