Để thực hiện mưu đồ ấy, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam.
Những năm gần đây, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
nhằm tách quyền “tự do” ra khỏi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng, Nhà nước Việt Nam thể hiện dưới các hình thức: Chống phá thông qua
việc ra các đạo luật, nghị quyết từ ngoài nước; lợi dụng quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng sự mở rộng về dân chủ, nhân quyền của Nhà
nước Việt Nam để tiến tới quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, hòng can thiệp
vào các vấn đề nội bộ của Việt Nam; tăng sức ép với Việt Nam qua thể chế
hóa các vấn đề về tự do tôn giáo, tín ngưỡng nhạy cảm, vu cáo Việt Nam
vi phạm nhân quyền, vu khống về tự do tôn giáo ở Việt Nam... Chúng xúi
giục, kích động số phần tử phản động trong tôn giáo người Việt ở nước
ngoài tổ chức các hoạt động chống phá về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở
Việt Nam; tổ chức một số cuộc mít tinh, biểu tình do các hội, nhóm mang
danh tôn giáo hải ngoại nhằm đưa ra những yêu sách đòi Việt Nam thực thi
cái gọi là "các quyền tự do tôn giáo". Để đi sâu hơn, chúng hỗ trợ,
kích động và chỉ đạo một số linh mục cực đoan trong nước đẩy mạnh hoạt
động chống phá. Bên cạnh đó, các cơ quan đại diện chính thức của một số
nước phương Tây thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán đã có những
hoạt động công khai, hoặc bí mật ủng hộ số đối tượng cực đoan nói trên.
Họ trực tiếp, hoặc cử người đi điều tra, nắm những sai sót, sơ suất
trong thực hiện chính sách tôn giáo của Việt Nam ở các địa phương, cơ
sở để lợi dụng chống Đảng và Nhà nước, tố cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn
giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp giáo sĩ...
Thực tế cho thấy, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của các thế lực thù địch,
một số linh mục cực đoan đã viết và tán phát nhiều tài liệu đi ngược lại
với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch
sử, phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân Việt Nam đã giành
được qua các cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ đòi hỏi xã hội phải thừa
nhận vai trò của tôn giáo như vai trò của chính quyền trong việc điều
hành xã hội... Những hoạt động nói trên tuy chưa phải phổ biến, song nó
cho thấy tính chất thâm hiểm và xảo quyệt trong việc chống phá cách
mạng Việt Nam, kích động, chia rẽ bà con giáo dân với cấp ủy đảng, chính
quyền ở cơ sở, gây bất hòa giữa những người theo đạo và không theo đạo,
làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân và lợi ích chung của dân
tộc.
Ở các tỉnh miền núi, chúng lợi dụng việc đồng bào dân tộc thiểu số còn
nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế, nhận thức
còn hạn hẹp để truyền đạo trái phép, hòng lôi kéo, tập hợp quần chúng.
Thời gian qua nổi lên là hiện tượng lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo đạo
Tin lành Đề-ga; đạo Dương Văn Mình... Thông qua việc giảng đạo, các đối
tượng lồng ghép những vấn đề chính trị để chống lại đường lối đại đoàn
kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cụ thể, họ kích động
đồng bào dân tộc thiểu số không thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia
đình, không tham gia các tổ chức chính trị ở địa phương, không tham gia
các hoạt động do cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai... nhằm lôi
kéo đồng bào ra khỏi sự quản lý của chính quyền, vô hiệu hóa chính quyền
cơ sở.
Những vấn đề dẫn ra ở trên cho thấy, cuộc đấu tranh chống âm mưu và
hoạt động lợi dụng tôn giáo đang đặt ra thật sự cấp bách. Bởi sự chống
phá của các thế lực thù địch thông qua vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo có
tác động trực tiếp đến sự ổn định chính trị, làm suy giảm những thành
tựu của sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Vì vậy, việc đấu
tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để
chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước là nhiệm vụ
thường xuyên, liên tục, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân ta. Điều đó đòi
hỏi sự kiên quyết, kiên trì vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của mọi
tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Để đập tan những âm mưu, thủ đoạn phản động, trước hết phải nhận thức
rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề
tôn giáo mà cụ thể là chiêu bài lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng, từ
đó nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời đấu tranh hiệu quả với mọi âm
mưu và hoạt động chống phá của chúng. Cần phải hiểu rằng, cuộc đấu tranh
chống hoạt động lợi dụng tôn giáo và âm mưu “diễn biến hòa bình” trong
khu vực và trên thế giới ngày nay sẽ còn nhiều biến động phức tạp, các
nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó có Việt Nam vẫn tiếp tục là mục
tiêu chống phá của chủ nghĩa đế quốc. Trong những năm tới, vấn đề tôn
giáo, dân chủ và nhân quyền vẫn tiếp tục là mục tiêu tiến công, chống
phá của các thế lực thù địch, cần phải đặc biệt quan tâm.
Phải xác định rõ đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn
giáo, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng của các thế lực thù địch chính
là giữ vững được sự ổn định bên trong; linh hoạt, mềm dẻo giải quyết
hài hòa các lợi ích giữa đồng bào theo đạo và đồng bào không theo đạo
trên cơ sở lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc. Trong đó khẳng định
việc đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng tự
do tôn giáo, tín ngưỡng phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết
và phải lấy đó làm điểm tương đồng để đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân
tộc và tập hợp các lực lượng cho cuộc đấu tranh ấy. Cần phải thực hiện
các biện pháp để đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo,
lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng nhưng vẫn thực hiện tốt mục tiêu,
đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng, ngày càng thu hút bạn bè quốc tế
theo tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát
triển”.
Để có cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh này, chúng ta cần xây
dựng được "thế trận lòng dân" vững chắc. Trong đó phải chú trọng xây
dựng được niềm tin với nhân dân, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; hướng các chức sắc, chức việc tôn giáo
vào việc vừa phụng sự đạo giáo, vừa phục vụ sự hưng thịnh của quốc gia,
dân tộc. Để làm được điều đó phải dựa chắc vào dân, tổ chức liên kết
nhân dân thành một khối đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ và sức
mạnh tổng hợp của nhân dân, nhất là trong đồng bào có đạo, định hướng
cho đồng bào luôn hành động theo mục tiêu sống tốt đời, đẹp đạo. Bên
cạnh đó chúng ta phải phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền các địa
phương, thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế-xã hội mà trực tiếp
là chính sách dân tộc, tôn giáo; không ngừng cải thiện, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân trên tất cả vùng, miền của Tổ quốc.
Làm tốt những vấn đề trên chắc chắn chúng ta sẽ tạo ra được một khối
đoàn kết thống nhất giữa Đảng với nhân dân và trong các tầng lớp nhân
dân với nhau mà không một thế lực nào có thể phá vỡ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét