- Mọt sách hội -
Với mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội
ở nước ta, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, bất mãn về chính trị
không từ một thủ đoạn nào nhằm xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta. Cho dù che giấu, ngụy biện như thế nào thì mục tiêu của
chúng chủ yếu vẫn là phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa và vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân ta.
Hiện
nay có quan điểm cho rằng: “Việt
Nam lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm
lịch sử; nhà nước nào, chế độ nào cũng được miễn là dân giàu, nước mạnh”. Đây
là một trong những luận điểm cơ bản, chủ chốt đã được các thế lực thù địch
tuyên truyền rộng rãi, nhằm chống đối lại chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây cản trở cho sự phát triển
bền vững của dân tộc Việt Nam trong tình hình phức tạp, đầy biến động khó lường
hiện nay.
Phải khẳng định ngay
rằng, việc lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
một tất yếu khách quan của cách mạng nước ta. Sự lựa chọn con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội không kinh qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, đó là sự lựa
chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, và sự lựa
chọn sáng suốt, nhất quán của nhân dân Việt Nam.
Con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xuyên suốt là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội đã được hình thành phát triển lâu dài trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong tư duy cũng
như nhận thức và hành động của cả dân tộc Việt Nam. Ngay trong Chánh cương vắn
tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “chủ trương làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[1].
Trong bài 30 năm hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh
cũng xác định: “Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm
to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa”[2].
Sự lựa chọn đó là kế thừa
và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận cách mạng, khoa học là vũ khí tinh
thần vô địch hướng đến xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
Quá trình ra đi tìm
đường cứu nước, chỉ khi đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc mới tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Tháng 7 năm 1920, khi
đọc Luận cương của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, bằng nhãn quan
chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh đã nhận thấy đây là con đường đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”[3]. Trong
cuốn Đường Kách mệnh, Người xác định:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[4].
Trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa
Lênin, Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người
cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không
những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới
thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[5].
Đó chính là con đường cách mạng Việt Nam, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Như vậy, sự lựa chọn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định,
phù hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin, với mục tiêu lớn của thời đại và ý nguyện
của nhân dân Việt Nam.
Ngày nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam vẫn xác định cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
Đảng lãnh đạo nhân
dân tiến hành công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” chính là để hoàn thành điều ham muốn tột bậc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và nhân dân trong hoàn cảnh mới. Đối với nhân dân Việt Nam
không bao giờ thay đổi mục tiêu: Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa
xã hội, mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây
dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học
thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của Đảng.
Đại hội VII (6/1991),
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”; Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội
VII cũng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Tổng kết kinh nghiệm 30 năm
đổi mới đất nước để vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã rút ra bài học kinh nghiệm hàng đầu là “Trong quá trình đổi mới phải chủ
động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy
truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng
kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”.
Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó chính là sự lựa chọn sáng suốt
của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Vì
vậy, quan điểm trên của các thế lực thù địch là hoàn toàn sai trái, đi ngược
với lợi ích dân tộc, cố tình bóp méo con đường cách mạng Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét