MỘT
SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG LẠI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC
CỦA
KẺ THÙ VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Chống
phá cách mạng Việt Nam hiện nay, một trong những thủ đoạn nham hiểm của các thế
lực thù địch vẫn là ra sức xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cách
mạng Việt Nam đã và đang là một tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch. Đã
có rất nhiều chiến dịch quy mô quốc tế, dưới nhiều phương thức khác nhau, nhằm
bôi đen, xuyên tạc, vu khống những người cộng sản, các vị lãnh tụ cách mạng
Việt Nam được nhân dân yêu mến, nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc Việt Nam, chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc. Chúng tập trung xuyên tạc
tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng: Hồ Chí Minh thực chất chỉ là người “dân tộc chủ
nghĩa” và cố chứng minh tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, không có gì
quý hơn độc lập tự do của Hồ Chí Minh là “phi nhân tính”… Chúng suy luận: “Nhân
dân Việt Nam đi theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh là sai lầm, là đi vào ngõ
cụt”. Chúng ngụy tạo những câu chuyện hoang đường về thân thế, đời tư của Người
cùng với việc vẽ lên “chân dung” người cộng sản không có tình cảm, tình nghĩa
cha con, vợ chồng, anh em... Bọn phản động trong nước và quôc tế còn công khai
mục tiêu đạp đổ thần tượng Hồ Chí Minh, phá bỏ huyền thoại Hồ Chí Minh ...
Về thân thế, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh
Hiện
nay, đã có rất nhiều công trình khoa học, chương trình nghiên cứu, bài nói, bài
viết của các học giả, nhân sĩ, trí thức, nhà chính trị… trong nước và trên thế
giới bàn tới. Tư tưởng của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể Việt Nam; kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân;
về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển
kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân; về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; về chăm lo
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
cán bộ, đảng viên “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của
nhân dân”. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Người không chỉ luôn phấn đấu thực
hiện, mà còn truyền dạy cho các thế hệ cách mạng và người dân Việt Nam về tư
tưởng đó. Chính vì vậy, Người là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn cao cả, suốt
cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do
cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Người là nhà chiến lược, nhà tổ chức thiên
tài trong cuộc chiến đấu khổng lồ của nhân dân Việt Nam chống mọi sự áp bức,
bóc lột, nghèo nàn và lạc hậu, tiến bước lên con đường XHCN. Người là biểu
tượng sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế, một chiến sĩ quả cảm không ngừng đấu
tranh cho hòa bình và sự tiến bộ xã hội. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi sự giải
phóng, từ giải phóng dân tộc, đến giải phóng xã hội - giai cấp, đều nhằm tới
giải phóng con người, trên bình diện quốc gia và quốc tế. Vì vậy, Người được
toàn dân Việt Nam nhiều thế hệ và nhiều tổ chức, cá nhân có lương tri trên thế
giới tôn vinh. Một trong số đó là Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của
Liên hợp quốc (UNESCO). Năm 1987, tổ chức này đã ra Nghị quyết về Kỷ niệm 100
năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó, đánh giá Người là “Anh hùng giải
phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Mặc dù qua đời đã hơn 40
năm, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành giá trị văn hóa có sức thẩm thấu
và lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới; là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân
tộc ta trên con đường hội nhập và phát triển; cùng với chủ nghĩa Mác – Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng,
của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế giới biến
đổi không ngừng và có nhiều thay đổi phức tạp, khó lường, nhưng giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh luôn sống cùng với sự phát triển tiến bộ của nhân loại và dân
tộc Việt Nam.
Thực tế cho thấy, xã hội loài người luôn chứa
đựng sự đấu tranh khốc liệt, không ngừng nghỉ giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái
thiện và cái ác, giữa cái tiến bộ và phản tiến bộ, giữa văn hóa và phản văn
hóa. Các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam chính là lực lượng tiêu biểu
cho cái xấu, cái ác, cái phản tiến bộ, phản văn hóa đang cố tình xuyên tạc, phủ
định tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Bảo vệ tư tưởng của Người là bảo vệ
con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà lịch sử dân tộc ta đã lựa chọn
và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định ngay từ khi mới thành lập (03-02-1930).
Một
số giải pháp chống lại sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, chúng ta cần đẩy mạnh việc nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề được Đảng ta đặt ra từ lâu và đã đạt những kết
quả quan trọng, mang tính đột phá, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục
phải được tổ chức nghiên cứu sâu hơn nữa. Sự hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh gắn với các thời kỳ hoạt động của Người trong phong trào cách mạng
Việt Nam và quốc tế. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh,
cần tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể, là xem xét một cách toàn diện các mối
liên hệ lịch sử cơ bản trong một hoàn cảnh cụ thể và sự phát triển các quan
điểm của Người. Đồng thời, chú trọng hơn nữa công tác sưu tầm, xử lý những
thông tin, tư liệu, tài liệu liên quan đến Người ở cả trong và ngoài nước. Mặt
khác, phải tăng cường giao lưu, hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật
với những người nước ngoài, nhất là với những nhà nghiên cứu khoa học đang quan
tâm tìm hiểu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự trao đổi học thuật là một trong những
biện pháp quan trọng để tăng cường sự hiểu biết đúng đắn về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, trong đó có việc sưu tầm, xử lý những tài liệu có liên quan đến cuộc đời,
sự nghiệp của Người.
Hai là,cần quan tâm làm tốt công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất là đối
với thế hệ trẻ về thân thế, sự nghiệp và các giá trị của nhà văn hóa kiệt xuất
Hồ Chí Minh, để cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của mỗi người dân yêu
nước Việt Nam. Trong giáo dục, tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta
phải dựa trên cơ sở thật sự khoa học; tránh hiện tượng “thần thánh hóa” con
người bình dị và vĩ đại Hồ Chí Minh.
Ba là,đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền tư tưởng “tận trung với nước, tận hiếu
với dân”, nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân.
Cuộc
đời Hồ Chí Minh là tấm gương “Tận trung với nước, tận hiếu với dân”, không một
phút ngơi nghỉ, suốt đời suy nghĩ, lo lắng, chăm lo cho nước, cho dân. Việc đẩy
mạnh công tác giáo dục và tuyên truyền tư tưởng “tận trung với nước, tận hiếu
với dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay sẽ khuyến khích mỗi
cán bộ, đảng viên tuyệt đối trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân,
đặt độc lập dân tộc, chủ quyền và lợi ích quốc gia lên trên hết và trước hết.
Ý
thức hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của mỗi người phải
được phát hiện, cổ vũ, động viên trong từng hành động nhỏ nhất, khuyến khích
mỗi người đem hết tài năng, sức lực cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc,
cho sự phát triển của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, hướng dẫn với động viên, kiểm tra, giám
sát việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đẩy mạnh việc
học tập và theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh hướng vào việc nâng cao vai trò tự giác của mỗi
cán bộ, đảng viên. Vì vậy, cần động viên, khuyến khích, hướng dẫn mọi người,
đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tự giác đề ra chỉ tiêu phấn
đấu thiết thực. Các cấp, các ngành, nhất là các cán bộ lãnh đạo chủ trì, chủ
chốt, cần xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo lời Bác với những việc
làm cụ thể, định kỳ báo cáo trước chi bộ, cơ quan, đơn vị.
Quân đội ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta sáng lập, giáo dục và rèn luyện; là đội quân cách mạng, “chính trị
trọng hơn quân sự”, hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hiện nay, cán bộ, chiến sĩ
lực lượng vũ trang càng phải vững vàng về chính trị, tư tưởng, nắm chắc tay
súng để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và nhân dân. Muốn vậy, mọi cán
bộ, chiến sĩ phải không ngừng học tập, rèn luyện về mọi mặt, trước hết là về chính
trị, tư tưởng; nhận diện rõ cái tốt và cái xấu, những giá trị chân - thiện -
mỹ; đồng thời, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, làm thất bại mọi luận
điệu xuyên tạc thân thế, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh.
SĐH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét