Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021
Vaccine và người thân
LỜI BÁC DẠY NGÀY 30/10/1968:
“Dân quân du kích ta có truyền thống rất vẻ vang: già trẻ, gái trai, đều anh dũng đánh giặc, cứu nước cứu nhà; tài giỏi mưu trí, lấy ít thắng nhiều”.
Đây là lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho dân quân du kích Việt Nam trong “thư gửi các chiến sĩ dân quân du kích”, Người viết ngày 30 tháng 10 năm 1968.
Kế thừa truyền thống “trăm họ là binh”, “cả nước chung sức đánh giặc” của dân tộc, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy được sức mạnh của cách mạng bắt nguồn từ quần chúng và đã đề ra chủ trương “vũ trang công nông”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhân dân hết lòng nuôi dưỡng và đùm bọc, lực lượng dân quân tự vệ và du kích đã không ngừng phát huy bản chất cách mạng tốt đẹp, từng bước xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, góp phần to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cùng toàn dân tộc giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà; tham gia xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa xứng đáng với lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.
Vinh dự, tự hào với lời khen tặng của Bác kính yêu, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội, của cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam được xây dựng “vững mạnh, rộng khắp”, thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân ở cơ sở và góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
BH...
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11
Học sinh ngoại thành Hà Nội trở lại trường từ 8/11
Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa
bình”: Không bôi đen bức tranh kinh tế - xã hội
Kinh tế-xã hội đất nước đang gặp
khó khăn nhất định do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Đó là một thực tế.
Nhưng, chúng ta không thể chấp nhận một số người lợi dụng sự khó khăn do dịch bệnh
mà bôi đen bức tranh kinh tế-xã hội, từ đó nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Kinh tế khó khăn nhưng không “rơi vào
ngõ cụt”
Cuối tháng 9-2021, trong báo cáo tình hình
kinh tế-xã hội quý III-2021, Tổng cục Thống kê đã công bố: “Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) quý III-2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước,
là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay”.
Một số đối tượng bất mãn, đối
tượng thù địch vốn luôn hằn học với sự phát triển của đất nước lại thấy vui sướng
trước những khó khăn của đất nước. Họ rêu rao trên mạng xã hội, trả lời phỏng vấn
báo chí nước ngoài rằng “kinh tế Việt Nam đã đi vào ngõ cụt”, “Việt Nam “toang”
rồi”...
Họ không hề nhắc đến nguyên
nhân dẫn đến GDP giảm mà Tổng cục Thống kê đưa ra là “do dịch Covid-19 ảnh hưởng
nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng
điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng, chống dịch bệnh”. Để rồi,
họ lại “phân tích nguyên nhân sâu xa” dẫn đến kinh tế Việt Nam giảm sút là “do
một đảng lãnh đạo”, do “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”...
Họ không biết hoặc cố tình
không biết rằng, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự tăng trưởng kinh tế. Nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo thì Việt Nam không thể có cơ đồ và vị thế như hiện nay. Nếu không vận
hành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không
thể phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả như thời gian qua. Rất nhiều tổ chức quốc
tế đã ghi nhận thành công này của Việt Nam.
Cuối tuần qua, tại trụ sở
Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Kidong Park, Quyền Điều phối
viên thường trú và các Trưởng đại diện các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt
Nam. Ông Kidong Park chúc mừng Việt Nam đã kiểm soát được đợt dịch lần thứ tư với
rất nhiều nỗ lực và giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả và đang có lộ trình thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả để vừa chống dịch thành công, vừa phục hồi,
phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, ấn tượng với cách tiếp cận toàn dân trong
chống dịch và cách thức điều trị người mắc bệnh của Việt Nam; hoan nghênh Nghị
quyết 128 của Chính phủ về phục hồi và thích ứng an toàn đối với đại dịch
Covid-19, cho rằng 6 tháng tới là thời điểm hết sức quan trọng để phục hồi và
phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam. Đại diện các tổ chức của LHQ khẳng định,
LHQ sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phục hồi và phát triển nền kinh tế.
Dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi đại dịch Covid-19, nhưng bức tranh kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng.
Báo cáo trước Quốc hội tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết:
Ước thực hiện cả năm dự kiến Việt Nam sẽ đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề
ra.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được
duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ
tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao; các cân đối lớn của
nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt hơn 80%, cả
năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh
và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi ngân sách nhà nước trong phạm vi dự
toán.
Huy động vốn đầu tư toàn xã
hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ
ngoại hối nhà nước tiếp tục được củng cố. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai
trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; phấn đấu đến
cuối năm có khoảng 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tăng trưởng công nghiệp
chế biến, chế tạo đạt khá; an ninh năng lượng được bảo đảm.
Không thể xuyên tạc công
tác an sinh xã hội tại Việt Nam
Tuần qua, báo cáo trước Quốc
hội về công tác phòng, chống dịch Covid-19, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm
2022, Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến những khó khăn trong nước: “Dịch
Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nhiều địa phương với sự xuất hiện của biến chủng
Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm hơn nhiều so với chủng gốc trước
đây, lại xâm nhập sâu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn... buộc chúng ta phải
áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch chưa có tiền lệ, mạnh mẽ, quyết liệt
hơn để thực hiện mục tiêu ưu tiên trước hết, trên hết là bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của nhân dân; từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh, sinh
kế và đời sống nhân dân”.
Trước những khó khăn đó, cả
hệ thống chính trị của chúng ta đã vào cuộc để bảo đảm an sinh xã hội. Báo cáo
của Tổng cục Thống kê cho biết: Tính đến ngày 21-9-2021, tổng kinh phí đã hỗ trợ
cho công tác an sinh xã hội là gần 13,8 nghìn tỷ đồng cho gần 17,6 triệu đối tượng,
trong đó có 11,4 nghìn tỷ đồng được chi cho 23 tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng
nhiều do dịch bệnh; xuất cấp 136.349,6 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho hơn
2,4 triệu hộ gia đình với gần 9,1 triệu nhân khẩu gặp khó khăn do dịch trên địa
bàn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng TP Hồ Chí Minh đã chi hơn
5.446 tỷ đồng (chiếm 40% toàn quốc) hỗ trợ hơn 4,81 triệu đối tượng (chiếm
27,3% toàn quốc) và trao 1,8 triệu túi an sinh xã hội cho người dân...
Thẩm tra báo cáo của Chính
phủ, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội khẳng định:
“Chính phủ đã triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội, tổ chức vận
động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và các nguồn lực xã hội của
các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động phòng, chống dịch
Covid-19. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm lương thực, thực phẩm đã được
thực hiện kịp thời thông qua việc triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động,
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19”.
Trên thực tế, trong nhiều
tháng qua, hàng triệu lượt cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an và dân quân tự vệ
đã tận tâm, tận lực chăm lo cho cuộc sống của người dân. Bộ đội làm lán trại tạm
để ở, nhường doanh trại khang trang làm nơi ở cho người dân bị cách ly do ảnh
hưởng của dịch Covid-19... Thế nhưng, một số đối tượng vẫn cố tình xuyên tạc công
tác bảo đảm an sinh xã hội của chúng ta. Chúng tung trên mạng xã hội ảnh người
chết ở nước ngoài rồi gán ghép rằng “đó là người chết trên đường phố Việt Nam”,
“người chết đói ở Việt Nam”...
Qua đợt dịch lần thứ tư, nhiều
trường hợp tử vong do dịch bệnh bùng phát mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh, thành
phố khu vực phía Nam, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ cho trẻ mồ
côi do dịch Covid-19. Thế nhưng, một số đối tượng lại xuyên tạc chính sách nhân
đạo này.
Phát biểu ý kiến ở phiên thảo
luận tại tổ của Quốc hội ngày 21-10, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay cả nước có 2.580 cháu rơi vào tình trạng mồ
côi do dịch Covid-19, trong đó có 80 cháu mất cả cha và mẹ. Có một số doanh
nghiệp muốn thành lập các cơ sở nuôi dưỡng riêng; một số tổ chức quốc tế thì
đăng ký đỡ đầu toàn bộ 80 cháu này.
“Chúng tôi thì không khuyến
khích việc này. Chúng tôi muốn các cháu có gia đình. Không còn bố mẹ thì còn
ông bà, người thân, không còn người thân thì còn trách nhiệm Nhà nước”, Bộ trưởng
Đào Ngọc Dung nhấn mạnh. Dự kiến Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ dành tiền mặt hỗ
trợ trực tiếp cho các cháu ăn học, sẽ có chính sách đối với các cháu không còn
người thân, còn trường hợp đặc biệt sẽ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung,
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng cho các cháu còn cha hoặc mẹ.
Với các cháu không còn cha lẫn mẹ thì hỗ trợ trực tiếp 20 triệu đồng bằng tiền
mặt, bằng sổ tiết kiệm để hỗ trợ cho các cháu ăn học.
Như vậy, chính sách đối với
các cháu mồ côi do dịch Covid-19 rất rõ ràng và minh bạch. Điều này trái với ý
kiến của một số người đã phát trên mạng xã hội rằng “Chính phủ Việt Nam bỏ rơi
các cháu mồ côi do dịch bệnh”, “Việt Nam cản trở việc giúp đỡ các cháu mồ côi
do dịch bệnh”...
Cần cảnh giác với những thông
tin xuyên tạc, kích động
Thực ra thủ đoạn bôi đen bức
tranh kinh tế-xã hội Việt Nam của các thế lực thù địch không có gì mới. Nhiều
năm trở lại đây, mỗi khi đất nước ta đạt được những thành tựu phát triển, họ lại
càng hằn học, tìm mọi cách để chống phá. Thế nhưng lần này, họ lợi dụng tình
hình dịch bệnh phức tạp, đời sống của một bộ phận nhân dân khó khăn do phải
cách ly, giãn cách xã hội, không có việc làm để xuyên tạc những nỗ lực trong
phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế của chúng
ta thì đó là một tội ác lớn. Xét về phía cạnh pháp lý là không đúng với luật
pháp quốc tế. Xét về góc độ đạo lý lại càng sai.
Về chiến thuật, các thế lực
thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị vẫn triệt để lợi dụng
internet, mạng xã hội, các hình thức truyền thông mới để tuyên truyền chống
phá; tán dương, cổ vũ lẫn nhau trong một “thế trận” có “kịch bản”, đánh vào nhận
thức, tâm lý “đám đông” theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “góp gió thành bão”.
Thế nhưng gần đây, thủ đoạn của
họ lại nham hiểm hơn, tận dụng tối đa hệ thống báo chí, mạng xã hội ở nước
ngoài, các kênh Facebook, YouTube... để tung thông tin xấu, độc dưới dạng “thật
như giả”, “giả như thật”. Mánh lới của họ là giật tít, “câu view” nhằm đánh
trúng tâm lý tò mò của nhiều người. Chính vì vậy, mọi người phải hết sức cảnh
giác trước các thông tin xấu độc này.
Cùng với việc nhận diện rõ các
thông tin xấu, độc, xuyên tạc, các cơ quan chức năng của Nhà nước, cán bộ và
nhân dân cần kết hợp đấu tranh trực diện và gián tiếp để phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; hoàn
thiện các quy định pháp lý về quản lý hoạt động trên không gian mạng, tạo căn cứ
để cảnh báo, răn đe và xử lý các trường hợp vi phạm.
Trước mắt, cần công khai, minh
bạch các hoạt động kinh tế-xã hội của các ngành, các địa phương, nhất là hoạt động
phòng, chống dịch, các hoạt động hỗ trợ nhân dân, an sinh xã hội để các thế lực
thù địch không còn “cái cớ” để xuyên tạc, bôi đen sự thật.
Điều đáng phấn khởi là trong
những ngày gần đây, số người nhiễm dịch Covid-19 ở nước ta ngày càng giảm, nền
kinh tế từng bước được khôi phục, đời sống của nhân dân được cải thiện, tốt dần
lên.
Quan điểm chỉ đạo điều hành đất
nước trong thời gian tới của Chính phủ đã được Thủ tướng khẳng định trước Quốc
hội tại phiên khai mạc Quốc hội tuần qua là: Đặt sức khỏe, tính mạng của người
dân lên trên hết, trước hết; từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch Covid-19. Phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài;
tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là đặc biệt quan trọng; đề cao ý thức,
trách nhiệm, tính tự chủ của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch.
Vừa phòng, chống dịch hiệu quả,
vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội, khôi phục và ổn định thị trường lao động, nâng cao thu nhập,
đời sống cho người dân. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta và
là câu trả lời đanh thép trước các thế lực thù địch rằng: Không thể bôi đen bức
tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam.
HIỆU QUẢ CHỈ CÓ ĐƯỢC KHI VÀ CHỈ KHI CÓ NHẬN THỨC ĐÚNG
Lịch sử phát triển xã hội chủ nghĩa xã hội đã chỉ ra rằng, những người kế thừa chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã phạm nhiều
sai lầm, cả về nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn. Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, với việc phủ nhận kinh tế
thị trường, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu… đã dẫn đến tình
trạng xã hội trì trệ, sự thoái hoá về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong bộ máy
Đảng và Nhà nước. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ. Xét về
phương diện lý luận, sai lầm đó bắt nguồn từ chủ nghĩa giáo điều về lý luận -
đồng nhất lý luận với phương pháp luận; không kịp thời vận dụng, phát triển
sáng tạo lý luận Mác – Lê-nin khi tình hình đã thay đổi.
Có thể nói linh hồn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin
là phép biện chứng duy vật, là quan điểm phát triển, quan điểm giai cấp và quan
điểm lịch sử, cụ thể… Về điều này, chính C. Mác đã có lần nói: Học thuyết của chúng tôi không phải là một
giáo điều mà là kim chỉ nam cho cuộc sống. V.I. Lê-nin cũng đã nhiều lần
nhắc nhở các Đảng Cộng sản và công nhân phải biết vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào thực tiễn của dân tộc mình và phải biết lắng
nghe “sự mách bảo của cuộc sống”.
Nhìn lại những năm đầu thập niên 20 (thế kỷ XX) có thể
nói, các Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa nói
chung, đặc biệt là Đảng Cộng sản Liên Xô, đã bỏ lỡ cơ hội kế thừa và phát triển
tư tưởng V.I. Lê-nin trong Chính sách kinh tế mới (NEP) để xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ
nghĩa, phát triển các quan hệ quốc tế,… Nếu NEP được những
người kế thừa V.I. Lê-nin tiếp tục thực hiện, thì chủ nghĩa xã hội không phải trả giá đắt như những gì
đã xảy ra ở Liên Xô, Đông Âu.
Ngày nay, Cương lĩnh 2011 của Đảng ta xác định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”[1] với
tinh thần mới, bao hàm các kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chủ nghĩa xã hội hiện thực trên phạm
vi thế giới, cũng như từ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
Những nội dung sau đây của Cương lĩnh 2011 là một minh chứng:
Thay vì xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu, bao
cấp trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội”[2],
kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội; xây dựng nền dân chủ chủ nghĩa xã
hội và “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân”[3],
bảo vệ quyền công dân và quyền con người… Ngoài ra, Cương lĩnh 2011 của Đảng
còn xác định nhiều nội dung thể hiện tinh thần đổi mới, vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh thời đại và
đất nước, trên các lĩnh vực khác nhau, như: văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, bảo vệ môi trường, chính sách dân tộc, tôn giáo; chức năng
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội; chính sách đối ngoại và xây dựng Đảng…
Ngày nay, để đấu tranh với các thế lực thù địch xuyên
tạc và bôi nhọ Đảng, chúng ta phải đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xây
dựng đảng, bao gồm vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; phải thấy được những giới hạn lịch sử của các quan điểm lý luận, nhất
là các chính sách cụ thể để không ngừng phát triển học thuyết cách mạng đó;
phải nâng cao sức “đề kháng” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ, viên chức
nhà nước; tích cực phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về mặt tư
tưởng, lý luận; rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng. Chỉ có như vậy, Đảng
Cộng sản Việt Nam mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 88.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 73.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 85.
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÌ LỢI ÍCH CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN, NHÂN DÂN LAO ĐỘNG VÀ CỦA CẢ DÂN TỘC - THỰC TIỄN ĐÃ KHẲNG ĐỊNH
Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại cho thấy rằng, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, con đường giải phóng của các dân tộc thuộc địa không thể đi theo con đường của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, cũng không thể đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Chỉ có con đường cách mạng vô sản – con đường của chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới có thể giải phóng các dân tộc thuộc địa. Đây là kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu lý luận và hoạt động cách mạng ở nước ngoài của đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kể lại rằng: khi được đọc Luận cương của V.I. Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa trên báo Nhân đạo (Pháp), Người đã vui mừng reo lên và nói: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[1]. Trong bài trả lời phỏng vấn Sác-lơ Phuốc-ni-ô, phóng viên báo L,Humanite (Pháp), ngày 15-7-1969, nghĩa là sau lần hoàn thiện cuối cùng bản Di chúc lịch sử và trước khi mất chưa đầy 2 tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại một lần nữa khẳng định: “Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lê-nin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam… mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn…”[2].
Đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã giành được độc lập, xây dựng Nhà nước pháp quyền (nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Tiếp đó, dân tộc ta đã tiến hành các cuộc kháng chiến, đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc hung hãn và hùng mạnh nhất thế giới, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Từ giữa những năm 80 thế kỷ XX, Đảng ta đã phát hiện sai lầm trên lĩnh vực kinh tế, xã hội nên năm 1986 đã khởi xướng công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Đến nay, sau 35 năm đã thu được những thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản đời sống xã hội, được nhân dân ta ghi nhận, bạn bè quốc tế đánh giá cao. Trên cở sở đánh giá những thành tựu đạt được của các kỳ đại hội trước, thực tiễn kết quả phát triển kinh tế - xã hội và mọi lĩnh vực của đời sống nhân dân sau 35 năm đổi mới. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: " Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị"[3].
[1] Hồ Chí Minh
- Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr. 127.
[2] Hồ Chí Minh
- Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr. 467.
[3]Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, H.2021, tr,174.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ LỰA CHỌN
MỘT NỀN TẢNG
TƯ TƯỞNG DẪN ĐƯỜNG ĐÚNG ĐẮN
CHO MỘT CHẾ ĐỘ
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người nói chung, đặc biệt kể từ khi xã hội có giai cấp xuất hiện cho đến nay, lý luận về phát triển giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thế kỷ XX, nhân loại đã từng chứng kiến vai trò tích cực và tiêu cực của nhiều học thuyết. Một thời kỳ dài, lý luận về nhà nước và các học thuyết kinh tế đã giúp cho các cá nhân và quốc gia dưới sự thống trị của giai cấp tư sản thành công và duy trì được vai trò thống trị của mình. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã dẫn đến thành lập các Đảng Cộng sản, Cách mạng Tháng Mười và nước Nga Xô-Viết đã ra đời - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới - mở ra một thời đại mới cho nhân loại, vạch ra con đường giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa trên thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II - một thảm họa lớn của nhân loại… Chủ nghĩa tự do cũ và mới, mà Hoa Kỳ là tiêu biểu đã phát triển mạnh mẽ rồi rơi vào khủng hoảng. Chủ nghĩa xã hội dân chủ và “con đường thứ ba” đã và đang tồn tại ở các nước Bắc Âu, Cộng hoà Liên bang Đức… với những thành quả và khó khăn thể hiện trong các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội…sự biến đổi không có điểm dừng của an ninh thế giới hiện tại buộc các nước phải nhanh chóng đưa ra quyết sách của mình một cách mau lẹ và dòi hỏi độ chính xác cao.
Sau khủng hoảng và sụp đổ của của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991), có học giả cho rằng chủ nghĩa xã hội đã đi vào hồi kết. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ nước Mỹ (năm 2007 - 2009) và hiện nay phong trào “Chiếm phố Uôn” nổ ra từ nước Mỹ lan rộng ra các nước tư bản phát triển đã cho người ta thấy chủ nghĩa tư bản sẽ không bao giờ có thể thay đổi bản chất của một xã hội bất công, một xã hội luôn chứa đựng đầy mâu thuẫn. Sự phục hồi ngày càng mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào…và phong trào cánh tả đang lan rộng trên toàn cầu…lại tiếp tục minh chứng cho sự trường tồn của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Một kinh nghiệm xương máu rút ra từ tiến trình cải tổ,
cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa trong thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX là đã không phát triển được lý luận
mác-xít đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Đặc biệt là, các Đảng Cộng sản không đánh giá đúng tầm quan
trọng của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, đã du nhập các
quan điểm dân chủ, nhân quyền cực đoan của phương Tây, như: đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập… dẫn tới sự sụp đổ một bộ phận quan trọng của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc
tế hiện nay của thế giới. Chúng ta cần tin và sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta,
đó là: "Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
mình"[1]. Sự lựa chọn đó đã được Đảng Cộng sản Việt Nam
chứng minh sau 91 năm (kể từ khi Đảng ra đời 03/02/1930); 76 năm thành lập nước
(02/9/1945). Ngày nay, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nắm vững, kế thừa và phát
triển theo yêu cầu thực tiễn của cuộc sống./.
[1] Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển
năm 2011).
NHỮNG CON NGƯỜI VIẾT NÊN LỊCH SỬ, HỌ ĐÃ HY SINH 1 PHẦN CƠ THỂ CHO ĐỘC LẬP TỔ QUỐC HÔM NAY
Tướng Marcel Bigeard - Cựu bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp viết về những người lính Cụ Hồ trong chiến tranh vệ quốc:
“Tôi đã thấy họ khởi đầu từ những khẩu s.úng bất kỳ như s.úng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta”.
Họ đã trở nên vĩ đại và bất di.ệt, bởi những người lính xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, họ chiến đấu không sợ hy sinh, không màng danh lợi, chỉ mong ngày đất nước được hòa bình, thống nhất... họ chiến đấu vì đất nước, vì gia đình và vì dân tộc, chỉ vậy thôi.
Những con người đã viết lên lịch sử và giá trị của những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, mọi thế hệ hôm nay và mai sau phải biết ơn và trân trọng. "Đừng c.hết" vì thay đổi giá trị của nó!
BH
Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021
Nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh trước thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng
Nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh trước thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Công an TP Cần Thơ đã xử lý hơn 300 trường hợp có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an thành phố, các đơn vị nghiệp vụ, công an quận, huyện TP Cần Thơ đã tăng cường nắm tình hình, phát hiện trên 1.000 tài khoản Facebook đăng tải, cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Qua đó, đã đấu tranh, xử lý hơn 300 trường hợp tại TP Cần Thơ có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đặc biệt Công an TP Cần Thơ đã khởi tố 4 vụ án, 8 bị can về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân”.
Điển hình như vụ Võ Hoàng Thơ (36 tuổi, không có nơi cư trú cố định) bị cơ quan CSĐT Công an quận Ninh Kiều khởi tố về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo đó, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Cần Thơ phát hiện Võ Hoàng Thơ sử dụng tài khoản Facebook “Minh Long”, “Hoàng Thơ”… đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp. Vụ việc được chuyển cho Công an quận Ninh Kiều điều tra, làm rõ.
Theo Công an, Thơ là người có trình độ, từng công tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có báo chí, nhưng do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có tư tưởng bất mãn. Từ cuối năm 2020, Thơ thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook “Minh Long”, “Hoàng Thơ”… để đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin vi phạm pháp luật, đến mức phải xử lý hình sự.
Ngoài ra, Giám đốc Công an TP đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 20 trường hợp, tổng số tiền phạt 125 triệu đồng; chuyển Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố ra quyết định xử phạt 8 trường hợp, tổng số tiền phạt 47,5 triệu đồng. Các trường hợp còn lại nhắc nhở, cho viết cam kết không tái phạm.
Trong đó, điển hình như vụ Giám đốc Công an TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông N.T.P (33 tuổi, ngụ phường An Khánh, quận Ninh Kiều) số tiền 10 triệu đồng.
Theo công an, ông P. là chủ nhiều tài khoản Facebook, trang Fanpage, Youtube có hàng trăm nghìn người theo dõi, thường xuyên đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, ông P. cũng đã sử dụng chính các tài khoản mạng xã hội này để cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Hay vụ cô gái L.T.N.H (21 tuổi, ở quận Bình Thủy), bị Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ phạt 7,5 triệu đồng.
Theo cơ quan chức năng, H. chưa có chồng nhưng đã dùng Facebook cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin liên quan đến hình chụp giấy xác nhận đã tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19 và che đậy, thay thế thông tin cá nhân của người được tiêm vắc xin, kèm theo nội dung “nhờ ba chồng gửi vô… nên được tiêm thuốc Mỹ”.
Làm việc với cơ quan chức năng, H. thừa nhận giấy chứng nhận đã tiêm Covid-19 nói trên không phải của mình.
Giấy chứng nhận tiêm vắc xin này do H. tải trên mạng. Ban đầu cô gái đăng trên Facebook cá nhân với dòng chữ “Nhờ bố chồng gửi vô… nên được tiêm thuốc Mỹ”. Sau đó, sửa lại: “Nhờ bố chồng quyền lực nên được tiêm thuốc Mỹ…”.
Để hạn chế tình trạng vi phạm An ninh mạng trong thời gian tới, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chỉ đạo toàn lực lượng tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Tiếp tục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường nắm tình hình trên không gian mạng để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật.