Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

NGÀY 18-8-1945, CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT “THƯ KÊU GỌI TỔNG KHỞI NGHĨA”

 

Ngày 18-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa trong đó nêu rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên”.
“Hỡi đồng bào yêu quý!
Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong “Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa”, Người viết ngày 18 tháng 8 năm 1945.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh và Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng đã không ngừng lớn mạnh, cao trào kháng Nhật cứu nước đã phát triển mạnh mẽ, nhất là sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp dẫn đến sự thất bại của quân đội Nhật. Thực hiện Lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã viết thư kêu gọi quân và dân cả nước tiến hành tổng khởi nghĩa để giành chính quyền. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, quân và dân cả nước đã đồng loạt biểu tình, đánh chiếm các công sở của địch và giành thắng lợi, đến cuối tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng được thành lập trong cả nước, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; nhân dân ta từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ đất nước. Mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập và tự do.
Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách đây hơn 75 năm, song giá trị lý luận và thực tiễn vẫn vẹn nguyên, để Đảng, Nhà nước, quân đội vận dụng trong nhận định, đánh giá tình hình, xác định đúng đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam; khơi dậy và phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại… để lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chủ động nghiên cứu, nắm chắc, đánh giá, dự báo tình hình một cách khách quan, toàn diện, khoa học, biện chứng để tham mưu kịp thời với Đảng, Nhà nước có đối sách xử lý hiệu quả các tình huống, mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ, hạn chế tối đa thương vong cho bộ đội trong chiến đấu và tuyết đối không để bị động bất ngờ. Luôn biết khơi dậy và phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, kết hợp với sự giúp đỡ của nhân dân, của bạn bè quốc tế để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho quân đội hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, là lực lượng nòng cốt cùng với toàn Đảng, toàn dân chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Nguồn: QDND

TOÀN VĂN PHÁT BIỂU KẾT LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TẠI PHIÊN HỌP CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC, NGÀY 17/8/2022.

 

Thưa các đồng chí,
Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương, rất tâm huyết, nghiêm túc và trách nhiệm, Ban Chỉ đạo đã hoàn thành toàn bộ nội dung Phiên họp theo chương trình đề ra. Hội nghị đã nghe đồng chí Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo, trình bày Tờ trình tóm tắt các tài liệu Phiên họp; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo đã có ý kiến phát biểu và hầu hết đều đánh giá cao, hoan nghênh Cơ quan Thường trực đã chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, chất lượng các tài liệu Phiên họp và gửi sớm cho các thành viên Ban Chỉ đạo để nghiên cứu trước.
Qua thảo luận, các đồng chí đều cơ bản thống nhất với nội dung các tài liệu do Cơ quan Thường trực trình; tập trung phân tích, đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và hoạt động của Ban Chỉ đạo từ đầu năm đến nay, đồng thời góp ý, bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề. Đề nghị giao Cơ quan Thường trực nghiên cứu, tiếp thu tối đa để tiếp tục hoàn thiện các văn bản.
Sau đây tôi xin có một số ý kiến có tính chất khái quát lại và nhấn mạnh, làm rõ thêm một số nội dung để kết thúc hội nghị.
I- Về kết quả đạt được từ đầu năm 2022 đến nay:
Như các đồng chí đã biết, từ sau Phiên họp thứ 21 (tháng 01/2022) của Ban Chỉ đạo đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và những tác động khó lường từ tình hình quốc tế và khu vực gây ra, nhưng các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, vừa tập trung cho các nhiệm vụ phục hồi kinh tế, phát triển văn hoá - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, vừa chú trọng chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm các kết luận phiên họp, cuộc họp và Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo.
Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời cho chủ trương xử lý đối với những vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, được dư luận, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Kết quả đó đã được thể hiện khá rõ trong Báo cáo và Tờ trình của phiên họp; có thể khái quát lại thành mấy điểm nổi bật sau:
Một là, Chúng ta đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sơ kết, tổng kết và triển khai thực hiện nhiều chủ trương lớn về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Ban Chỉ đạo đã tham mưu đề xuất với Bộ Chính trị tổ chức rất thành công Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khoá XI.
Có thể nói, đây là Hội nghị toàn quốc lớn nhất về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tổ chức từ trước đến nay (với hơn 80.000 đại biểu tham dự tại hơn 4.000 điểm cầu trong cả nước, nhiều địa phương kết nối đến cấp xã). Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở cấp tỉnh, và cho đến nay tất cả 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Ban Chỉ đạo. Tôi xin nhấn mạnh lại là, việc tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã để lại dấu ấn tốt, đánh dấu chặng đường 10 năm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo động lực mới, khí thế mới, quyết tâm mới cho công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới. Đồng thời, việc quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh một lần nữa đã thể hiện quyết tâm cao của Trung ương trong việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến địa phương trong giai đoạn mới, theo tinh thần như tôi đã nói nhiều lần, là "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt".
Hai là, đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế của Đảng, Nhà nước về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Có thể khẳng định rằng, thời gian qua chúng ta đã chỉ đạo triển khai khá toàn diện, đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cả trong Đảng và Nhà nước.
Từ nghiên cứu, ban hành mới đến rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của Đảng và các quy định của pháp luật còn bất cập hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, để kịp thời bổ sung, điều chỉnh; từng bước hình thành khuôn khổ pháp lý vững chắc để "không thể tham nhũng, tiêu cực". Nhất là chúng ta đã từng bước gắn kết đồng bộ giữa phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực; nếu như trước đây, chúng ta mới chỉ có quy định, chế tài xử lý các hành vi tham nhũng, thì nay đã có cả quy định, chế tài xử lý các hành vi tiêu cực; nếu như trước đây, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng còn lúng túng trong nhận thức, triển khai công tác phòng, chống tiêu cực, thì hiện nay đã có quy định, hướng dẫn cụ thể giúp các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng thống nhất nhận thức trong triển khai thực hiện.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt là, việc ban hành Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 25-HD/TW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực đã hình thành cơ chế đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ.
Ba là, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá mới trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Trong Báo cáo đã nêu rất cụ thể và các đồng chí vừa nghe đồng chí Phan Đình Trạc trình bày Tờ trình tóm tắt các tài liệu rất đầy đủ, chi tiết số liệu các vụ việc, tôi xin không nhắc lại, mà chỉ nhấn mạnh:
Có thể nói là chưa bao giờ chúng ta xử lý mạnh mẽ, nghiêm minh hành vi tham nhũng, tiêu cực như vừa qua, có đúng không? Nhất là việc xử lý khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ, dứt điểm giữa kỷ luật đảng với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với 02 trường hợp Uỷ viên Trung ương là bộ trưởng, nguyên bộ trưởng trong vụ Việt Á gần đây đã thể hiện nhất quán quan điểm: "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai". Hay như việc xử lý kỷ luật đối với 03 lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước do có sai phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, chính là bước tiến mới trong kiểm soát quyền lực nhà nước; thể hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018: Nếu qua thanh tra, kiểm toán không phát hiện sai phạm hoặc có phát hiện sai phạm mà không xử lý, hoặc xử lý không nghiêm, sau đó cơ quan có thẩm quyền khác lại phát hiện ra sai phạm thì trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra, kiểm toán đó sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm. Đây là bước đột phá mới trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay chính trong các cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá rất cao.
Bốn là, tiếp tục chỉ đạo khắc phục những khâu yếu, việc khó, tạo bước chuyển biến tích cực hơn trong công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản tham nhũng
Nếu như trước đây, khâu yếu, việc khó được Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo xử lý là việc cho hưởng án treo không đúng quy định hay việc phối hợp công tác giữa các cơ quan chức năng chưa tốt, còn tình trạng "quyền anh, quyền tôi", "cua cậy càng, cá cậy vây", rồi tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", … thì đến nay các tồn tại, hạn chế đó đã được chấn chỉnh, khắc phục một bước và có nhiều chuyển biến tích cực; các việc khó, việc phức tạp đều được các cơ quan tư pháp bàn bạc để có sự đồng thuận, thống nhất cao trong xử lý các vụ án, vụ việc. Kết quả bước đầu cho thấy, con số thu hồi tài sản tham nhũng lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm; công tác giám định, định giá cũng có chuyển biến tích cực; tình trạng đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau giữa các cơ quan chức năng, chậm ban hành kết luận hoặc từ chối giám định, định giá tài sản không đúng quy định pháp luật đã giảm hẳn; chất lượng kết luận cũng được nâng lên.
Năm là, hoạt động của Ban Chỉ đạo và các cơ quan chức năng được duy trì nền nếp, bài bản, hiệu quả (đây là yếu tố rất quan trọng góp phần vào các kết quả nổi bật nêu trên).
Ban Chỉ đạo đã sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ Thành viên Ban Chỉ đạo và ban hành Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực triển khai và hoàn thành nhiều đề án, nhiệm vụ được giao theo kế hoạch; quan tâm chỉ đạo, đôn đốc tại địa bàn được phân công quản lý, phụ trách. Kết quả cụ thể của 8 đoàn kiểm tra chuyên đề của Ban Chỉ đạo như báo cáo của đồng chí Trạc trình bày càng khẳng định thêm nhận định trên. Đồng thời, chúng ta cũng phải ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương vai trò của báo chí, truyền thông trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Báo chí, truyền thông đã nỗ lực cố gắng, thường xuyên theo sát và kịp thời thông tin, phản ánh quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm, theo dõi, đồng tình, ủng hộ (theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 5.000 tin, bài nói về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gần bằng số tin bài của cả năm 2021).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn những hạn chế, như trong Báo cáo của Ban Chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 do Bộ Chính trị tổ chức ngày 30/6/2022 vừa qua đã chỉ rõ. Tôi đề nghị các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương phải gương mẫu thực hiện và tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện, nghiêm túc khắc phục các tồn tại, khuyết điểm đã nêu ra.
II- Một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới
Thưa các đồng chí,
Chúng ta sắp kết thúc năm thứ hai của nhiệm kỳ XIII của Đảng, trong hoàn cảnh đất nước vừa trải qua những khó khăn, thách thức to lớn của đại dịch Covid-19; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tích cực thi đua, ra sức phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với tâm thế mới, khí thế mới, mạnh mẽ hơn, tự tin hơn. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả rất quan trọng, cho chúng ta thêm nhiều bài học quý, góp phần nâng cao uy tín của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Tuy nhiên, tình hình, bối cảnh quốc tế và khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vẫn còn diễn biến phức tạp; tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội. Vì vậy, chúng ta tuyệt nhiên không được chủ quan, tự thoả mãn với những kết quả đã đạt được, cũng không được nóng vội, mà phải tiến hành kiên trì, thường xuyên, liên tục, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn, hiệu quả cao hơn, làm cho Đảng ta và hệ thống chính trị nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Qua thảo luận, các đồng chí đều cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ, giải pháp như Báo cáo và Tờ trình mà Cơ quan Thường trực đã nêu. Tôi đề nghị các đồng chí cần tập trung chỉ đạo hoàn thành các công việc theo đúng kế hoạch đã đề ra. Trong đó, cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế của Đảng, Nhà nước về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Khẩn trương hoàn thành, trình Bộ Chính trị ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xây dựng pháp luật, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và trong hoạt động báo chí, truyền thông.
2. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Phấn đấu từ nay đến hết năm 2022 kết thúc điều tra 14 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 20 vụ án; xét xử sơ thẩm 25 vụ án; xét xử phúc thẩm 5 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 21 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là: (1) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan, doanh nghiệp liên quan; vụ án "Thao túng thị trường Chứng khoán" xẩy ra tại Tập đoàn FLC và một số công ty liên quan; vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại Công ty AIC. (2) Khẩn trương đưa ra xét xử các vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
3. Khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra chuyên đề của Ban Chỉ đạo về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản trong các vụ án, vụ việc.
4. Chỉ đạo tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, trong đó tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực.
5. Cần tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, trước hết là sự gương mẫu, giữ gìn, nói đi đôi với làm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Báo chí không chỉ tuyên truyền, giáo dục, mà còn tích cực đấu tranh, góp phần răn đe, ngăn chặn những hành vi tham nhũng, tiêu cực.
6. Khẩn trương chuẩn bị và tích cực hướng dẫn, chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh sớm kiện toàn tổ chức và xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra để nâng cao hiệu quả hoạt động; kiên quyết khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt, đồng bộ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.
Cuối cùng, tôi xin chúc các đồng chí luôn luôn mạnh khoẻ; chúc công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta giành được nhiều thắng lợi mới!

LỜI CẢNH TỈNH ĐỂ ‘KHÔNG DÁM, KHÔNG MUỐN’ THAM NHŨNG


Những kết quả tích cực đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua được ví như hồi chuông cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe đối với các cá nhân, tổ chức để buộc họ phải thay đổi hành vi, nhận thức nếu không muốn bị “nhúng chàm” và phải trả giá.
Kiên trì, liên tục, ‘không dừng’, ‘không nghỉ’
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong suốt thời gian qua đã được tiến hành với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả; kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không dừng”, “không nghỉ” ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực, từ Trung ương đến địa phương… đã mang lại những kết quả khả quan, từng bước ngăn chặn vấn nạn này.
Kết quả nổi bật là, qua công tác kiểm tra đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao, cả đương chức và đã nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, cán bộ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước.
Trong nhiệm kỳ khóa XII, Đảng đã thi hành kỷ luật 8 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có 2 Ủy viên Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, Đảng cũng đã thi hành kỷ luật đối với nhiều quan chức cấp cao, tướng lĩnh lực lượng vũ trang.
Từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, công xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trực tiếp là công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh với tinh thần không có vùng cấm, không ngoại lệ, bất kể người đó là ai; “đánh” tham nhũng được hiểu theo đúng nghĩa là “tắm từ đầu trở xuống”.
Tính riêng trong năm 2021, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 32 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 26 cán bộ liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 3.725 vụ/7.066 bị can (tăng 1.186 vụ/2.652 bị can so với năm 2020) về tội tham nhũng, lạm dụng chức vụ, kinh tế. Trong đó, riêng án tham nhũng, lạm dụng chức vụ đã khởi tố 390 vụ/1.011 bị can.
Đặc biệt, đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp; tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Nổi bật như, ngày 1/10/2021, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020; quyết định khai trừ Đảng với 2 thiếu tướng và cách toàn bộ chức vụ trong Đảng với 7 tướng lĩnh khác là tư lệnh, phó tư lệnh, chính ủy, phó chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam do suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là vụ việc thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến khẳng định, việc thi thành kỷ luật những tướng lĩnh cấp cao trong quân đội – vốn được xem là khó triển khai, thực hiện do có nhiều đặc thù trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng cho thấy quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Tổng Bí thư với tinh thần “không có vùng cấm”.
Tại phiên họp thứ 21, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực (ngày 21/1/2022) xác định, năm 2022, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để “không thể tham nhũng”. Tiếp đó, ngày 6/4/2022, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 12-KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đề cập đến nhiều nội dung mới, quan trọng nhằm tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong đó, nội dung đáng chú ý được nêu ra trong Kết luận số 12-KL/TW là “từng bước mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước”. Đây là nội dung được cử tri và nhân dân đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ phát triển lên tầm cao mới, là “gọng kìm” thứ hai tấn công trực diện vào “sân sau” của các nhóm lợi ích.
Việc đồng thời thực hiện hai “gọng kìm” ở cả khu vực công và khu vực ngoài Nhà nước, bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai toàn diện, hiệu quả hơn, tạo ra môi trường phát triển bình đẳng, lành mạnh, góp phần quan trọng để công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực chất và hiệu quả.
Những diễn biến đáng chú ý trong “vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “đưa hối lộ, nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) các đơn vị, địa phương liên quan là dẫn chứng thực tế để chứng minh cho quan điểm, chủ trương “từng bước mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước” của Đảng.
Theo đó, quá trình điều tra, xác minh làm rõ, các cơ quan chức năng đã phát hiện những hành vi cấu kết giữa quan chức cấp cao với doanh nghiệp tư nhân để trục lợi ở diện rộng, trên phạm vi toàn quốc, trong đó có cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh, một số lãnh đạo cấp vụ thuộc Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, giám đốc CDC và các cán bộ y tế của một số địa phương…
Hiện nay, Bộ Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra các vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xem là đánh vào “sân sau” của nhóm lợi ích như: “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và một số cơ quan liên quan, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, “Vụ thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC… Đây là những vụ án phản ánh những dấu hiệu về sự xuất hiện của mối liên hệ giữa “sân sau” và nhóm lợi ích” một cách tinh vi, phức tạp.
Tại họp báo sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022, trả lời các câu hỏi của báo chí về tiến độ điều tra các vụ án nêu trên, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an khẳng định, tất cả bị can trong vụ án Tân Hoàng Minh, FLC, Việt Á, Cục Lãnh sự đều xác định hành vi vi phạm pháp luật hiện hành, “có đặc điểm ở những bị can này là rất nhiều trong số họ là cán bộ, đảng viên, lãnh đạo. Họ đã lợi dụng chính sách để trục lợi, lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm các quy định về đấu thầu, đưa hối lộ và nhận hối lộ”.
Có thể khẳng định, việc xử lý, kỷ luật, thậm chí là khai trừ Đảng đối với những cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng là rất đáng buồn, nhưng buộc phải làm, nếu không muốn mất Đảng, mất chế độ.
Theo đó, những kết quả trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng thời gian qua được dư luận xã hội ví như hồi chuông cảnh báo, lời cảnh tỉnh, răn đe đối với các cá nhân, tổ chức để rồi buộc phải thay đổi, hành vi, nhận thức nếu không muốn phải trả giá khi “nhúng chàm”. Đây cũng chính là mục tiêu, giá trị nhân văn mà công tác xây dựng Đảng nói chung, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng đặt ra và hướng đến.
Xây dựng văn hóa liêm chính ‘không dám, không muốn’ tham nhũng
Để xảy ra tham nhũng, tiêu cực xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân khách quan là bởi cơ chế kinh tế thị trường bên cạnh ưu điểm cũng bộc lộ một số nhược điểm. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, sự chi phối của lợi ích vật chất làm cho người sản xuất, kinh doanh có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, có những giá trị xã hội bị đảo lộn, kiếm nhiều tiền đôi lúc đã trở thành sức ép, làm xuất hiện tâm lý mọi việc đều có thể mua bán.
Đồng thời, mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự phân cực giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho giá trị đạo đức bị đảo lộn. Việc chạy theo sức mạnh của đồng tiền làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Có không ít tổ chức, cá nhân vì những mục tiêu riêng để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đã dùng mọi thủ đoạn, trong đó thủ đoạn hối lộ được sử dụng phổ biến nhất.
Chính sách pháp luật của chúng ta còn chưa đầy đủ, nhiều lĩnh vực còn thiếu đồng bộ. Việc xây dựng thể chế pháp luật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như điều chỉnh kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển. Việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, phân biệt quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh có phần chưa rõ; sự quản lý, thanh tra, kiểm tra còn lỏng lẻo, yếu kém.
Về chủ quan, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của con người; phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, đảng viên bị suy thoái; công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên còn yếu kém. Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về lợi ích cá nhân. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng.
Ngoài ra, trước tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, Đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã có những hành vi phạm pháp, không giữ được đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính”. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Bên cạnh đó, chế độ chính sách, tiền lương còn thấp, chưa bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức đủ sống để “không cần tham nhũng”. Hiện nay, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức thấp so với mức lương tối thiểu khu vực sản xuất, tư nhân. Hệ thống lương công vụ vẫn nặng tính bình quân, “cào bằng”, nặng tính bằng cấp, chưa phù hợp với năng lực làm việc. Điều này khiến cho cán bộ, công chức “không đủ sống”, từ đó dẫn đến việc hình thành hành vi tiêu cực, “tham nhũng vặt”.
Không những vậy, tập quán văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng có rất nhiều điều kiện khiến tệ nạn tham nhũng nảy nở mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp hối lộ. Chuyện biếu quà được coi là một nét văn hóa của người Việt Nam đã và đang bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng.
Ở nguyên nhân này, môi trường làm việc là điều kiện khách quan ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng đút lót, quà cáp để vụ lợi trong các cơ quan công quyền không phải là điều quá xa lạ và diễn ra ở hầu hết mọi nơi. Nguyên nhân này dần dần hình thành hiện tượng tham nhũng tập thể, khi có thanh tra, kiểm tra thì bao che lẫn nhau, dẫn đến việc khó khăn trong vấn đề phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, tâm lý, truyền thống văn hóa và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém với quan niệm “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng đây là giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc.
Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vô tình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động. Vô hình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán bộ công chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết công việc, dần dần hình thành nên “văn hóa phong bì”.
Qua công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã giúp Đảng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cả về lý luận, thực tiễn. Các vụ án đã được xử lý nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn, tài sản thu hồi lớn, và “cái được” lớn nhất vẫn là củng cố, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Nói cách khác, ý nghĩa và tác dụng to lớn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua chính là xây dựng văn hóa liêm chính “không dám, không muốn” tham nhũng; mỗi cán bộ, đảng viên sẽ biết lo sợ nếu rơi vào tham nhũng, từ đó sẽ tự bảo vệ mình, trực tiếp là việc điều chỉnh các hành vi, nhận thức để không đi vào vết xe đổ của những người đi trước.
Sự quyết liệt của Đảng và Nhà nước đã làm thoả mãn được mong muốn của người dân về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trực tiếp là chống tham nhũng, tiêu cực tới cùng, bất kể người đó là ai, chức vụ nào. Tuy nhiên, sự vui mừng của người dân, cũng chính là nỗi đau của Đảng, của hệ thống chính trị, nhưng xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xử lý tham nhũng là việc buộc phải làm.
ST



LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 19/8


“Muốn ăn quả tốt, phải trồng cây to”.
Lời của Bác trong “Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Ngày Độc lập”, Bác viết ngày 19/8/1950.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt nam Dân chủ Công hòa - nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, dân chủ, Đảng ta từ một Đảng bất hợp pháp trở thành một Đảng nắm chính quyền, đưa dân tộc ta lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới. Song, chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là trước dã tâm quay lại cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Trước bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Bác đã rút về căn cứ địa Việt Bắc để bảo toàn và phát triển lực lượng, chỉ đạo cả nước trường kỳ kháng chiến.
Quân đội ta do Đảng và Bác sáng lập, lãng đạo và rèn luyện, là lực lượng nòng cốt cùng với toàn Đảng, toàn dân làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giải phóng đất nước; trở thành động lực to lớn cổ vũ toàn quân đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc. Đảng bộ Quân đội và toàn quân luôn mẫu mực trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chấp hành tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nội bộ đoàn kết thống nhất cao, có chuyển biến quan trọng về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của toàn quân không ngừng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH Há CHÍ MINH'

Cảnh giác với chiêu bài lợi dụng tự do tôn giáo

 Thời gian qua, nhiều tổ chức, phần tử đã lợi dụng tự do tôn giáo để tuyên

truyền, dụ dỗ đồng bào, đặc biệt là người dân vùng cao đi theo những tư tưởng mê

tín dị đoan, tà giáo độc hại. Núp sau vỏ bọc tôn giáo, “khai sáng”, các phần tử đã

kích động, lôi kéo người dân chống lại các đường lối, chính sách của đất nước,

chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…. Cá biệt, tà đạo Dương Văn Mình hoành hành

tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy phức tạp,

khó lường cho cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông. Khi Dương Văn Mình,

người lập ra tổ chức tôn giáo trái phép cùng tên lâm trọng bệnh qua đời, nhiều tín

đồ của tà đạo này đã mượn cớ dự tang để tụ tập đông người bất chấp đại dịch

Covid-19. Cơ quan y tế muốn xét nghiệm truy vết thì họ chống đối, tạo ra tình hình

lộn xộn, nhiều trang báo mạng thù địch cũng được dịp nhảy vào đưa tin xuyên tạc,

quy kết chính quyền “đàn áp tôn giáo” ….

Đáng ngạc nhiên là cách đây không lâu, trước nghị trường Quốc hội, Đại

biểu Sùng Thìn Cò (Thiếu tướng Quân đội) lại có ý kiến phát biểu biện minh cho tà

đạo Dương Văn Mình. Ông Sùng Thìn Cò cho rằng: “do sức ép phong tục tập quán

quá lạc hậu, cổ hủ của người Mông nên tổ chức Dương Văn Mình mới xuất hiện để

xóa bỏ cái phong tục cũ, thay bằng phong tục mới nhưng vẫn là phong tục người

Mông”. Không chỉ nhìn nhận sai vấn đề, buồn thay, ông Sùng Thìn Cò còn chỉ

trích “cán bộ thiếu trách nhiệm, không xác minh bản chất của tổ chức Dương Văn

Mình, không tham mưu với chính quyền để tổ chức trở thành bất hợp pháp”. Tuy

nhiên, sự thật thì tổ chức Dương Văn Mình là một tổ chức bất hợp pháp, là một tà

đạo, hoạt động không theo một tôn giáo chính thống nào, không hề có tín ngưỡng

hay giáo lý, giáo điều, đây là một tổ chức ất ơ, tự thành lập với mục đích chính trị,

chống phá chính quyền và họ lợi dụng đúng phong tục lạc hậu của người Mông để

hoạt động. Kẻ lập ra tổ chức này là Dương Văn Mình đã từng bị Tòa án nhân dân

tỉnh Tuyên Quang đã xử 5 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân

dân và tuyên truyền mê tín dị đoan. Khi ra tù, Dương Văn Mình lập nên tổ chức

bất hợp pháp mang tên mình và tiếp tục lừa đảo. Dương Văn Mình tự cho mình là

người linh thiêng, là đấng cứu thế Giêsu, lợi dụng luôn luôn cả đạo Tin lành để vẽ

ra hàng loạt tín ngưỡng kỳ quặc để lừa lọc người dân. Hàng loạt hành động của tổ

chức Dương Văn Mình không phải vì đồng bào người Mông mà đó chỉ là công cụ

để họ lôi kéo, thu phục lòng người Mông. Một bộ phận người Mông nhận thức

chưa tới sẽ dễ dàng tin theo và bị kích động thành lập “vương quốc Mông”, xưng

vương, xưng chúa, chống lại chính sách phát triển nông thôn mới của Nhà nước.


Thực tế, đã có không ít hộ gia đình người Mông tin nghe theo tổ chức bất hợp pháp

Dương Văn Mình mà bỏ ruộng đồng, nương rẫy, không lo làm ăn cứ tụ tập truyền

bá mê tín dị đoan, cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hàng loạt

chính sách xây dựng phát triển nông thôn mới bị cản trở, đời sống người dân tộc

Mông tưởng chừng được tiếp cận văn hóa thì lại càng tụt hậu hơn. Hệ lụy lớn hơn

nữa đó là ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của địa phương, xã hội tiềm

ẩn nhiều bất ổn như các hoạt động li khai, tách rời người Mông khỏi chính quyền

địa phương, khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ./.

Khi Thày thử diễn tuồng

 Ngày 29/7/2022 Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức

lễ trao bằng tốt nghiệp đại học chính quy năm 2022 cho gần 1.000 cử nhân, thạc sĩ

và tiến sĩ, tại đây đã ra mắt bộ lễ phục mang dấu ấn và thương hiệu của nhà trường.

Theo như hình ảnh được chia sẻ trong các videoclips, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê,

Hiệu trưởng đội mũ màu đỏ, tay cầm quyền trượng, khoác áo thụng, đeo vòng cổ,

dẫn đầu các thầy cô giáo của nhà trường tiến vào hội trường; cạnh đó, các thành

viên trong ban nghi lễ cũng mặc áo nhung đỏ pha đen, đội mũ màu đen …. Tuy

nhiên, sẽ chẳng có điều gì đáng nói nếu bộ lễ phục đó không dị hợm đến mức gây

xôn xao mạng xã hội trong những ngày gần đây.

Nhân sự kiện này khiến ta không thể không nhắc nhớ tới lời cảnh báo của

người xưa mà giờ đây vẫn còn nóng hổi tính thời sự, chuyện rằng:

Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại thường

thường, song luôn tự cho mình quá giỏi rồi, chỉ chú tâm vào những chuyện khoa

trương phù phiếm, khoe mẽ dị hợm, “cố làm ra vẻ bề ngoài, để che đậy cái sơ sài

bên trong”. Học được vài năm, Mỗ xin về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của

thầy.

Học trò Tử Cống thấy vậy hỏi: Người ấy về nước rồi làm quan có sao

không?

Khổng Tử rung đùi đáp: Không sao.

Tử Cống lại hỏi tiếp: Làm tướng có được không?

Khổng Tử vuốt râu đáp: Được.

Tử Cống lại hỏi tiếp: Thế nhỡ về làm giặc?

Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời: Cũng không hại gì.

Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng: Nghe nói Mỗ xin về nước

chỉ để làm thầy!

Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật bắn mình, thế là chân không kịp xỏ

giày, áo không kịp cài khuy, vội vàng lao ra cổng chạy như hớt hơ hớt hải.

Học trò đuổi theo hỏi: Thầy chạy đi đâu?

Khổng Tử vừa chạy vừa đáp: Sang ngay nước Đằng.


Học trò lại hỏi: Sang nước Đằng làm gì?

Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời: Sang ngăn không cho tên Mỗ làm thầy.

Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một

thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy

thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ …./.

Lập lờ đánh lận con đen

 Thời gian gần đây, trong khi “xét lại lịch sử”, có một số ý kiến “đánh giá

lại” một số nhân vật vốn gây nhiều tranh cãi, từ đó nhập nhèm giữa “công” và “tội”

có thể gây ra nhầm lẫn, làm sai lệch sự thật lịch sử. Các ý kiến này xuất phát từ sự

thật lịch sử, hay chỉ dựa vào một vài kết quả mà những người đó vô tình có được

rồi biến thành giá trị để tôn vinh, xưng tụng, bỏ qua việc họ đã đi ngược lại lợi ích

dân tộc, thậm chí bỏ qua tội ác của họ đối với dân tộc?

Chẳng hạn như việc mấy năm trước có một nhà sử học đề nghị “đánh giá

lại” Hoàng Cao Khải. Không thể bác bỏ sự thật Hoàng Cao Khải là nhân vật từng

tận tụy phục vụ chính quyền thực dân Pháp, dân gian đã lưu truyền “công trạng”

của người này bằng những câu ca để đời: “Hỏi ai bán nước buôn dân - Ấy Hoàng

Cao Khải, Nguyễn Thân một phường”, “Hoàng Cao nhục nhã đã xong - Nguyễn

Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô - Lại cùng Tây tặc mưu mô - Người Nam lại

phá cơ đồ người Nam”…! Từ chỗ cho rằng “bia miệng” quá nặng nề khi đánh giá

Hoàng Cao Khải, nhà sử học nọ muốn bảo vệ nhân vật này, cho rằng đây là người

có … “tinh thần dân tộc”! Chẳng nhẽ khi “xét lại”, nhà sử học (vô tình, cố tình?)

bỏ qua báo cáo của thống sứ người Pháp Parreau (Pa-gô): Tháng 3-1889, Hoàng

Cao Khải tiến hành “một trận đánh vang dội khắp vùng làm quân nổi loạn hoang

mang, nhiều tên tướng bị bắt, Hoàng Cao Khải xử tử ngay lập tức. Hơn thế, Hoàng

Cao Khải không để cho quân nổi loạn kịp hoàn hồn. Thám tử của ông tỏa đi khắp

nơi, bắt giữ những kẻ tình nghi, hễ có dấu hiệu thông đồng với giặc (tức nghĩa

quân) thì xử chém ngay tức khắc …. Hàng loạt tên nổi loạn bị xử tử, làng Phù

Đổng theo giặc bị đốt sạch”. Một ghi chép khác về Hoàng Cao Khải được trung úy

F.Berard (Ph.Béc-na) viết trong thư ngày 16-10-1891 khiến người đọc không khỏi

rùng mình: “Ông ta chặt 1.800 đầu trong ba tháng, nhưng ông ta đã thu được các

tin tình báo quý báu đã giúp chộp được những tên cướp (tức nghĩa quân) và gặt hái

được một số lượng lớn súng ống”. Dưới trướng Hoàng Cao Khải, đã hình thành

một “thế hệ binh lính tàn bạo đến mức không chịu được” (lời Toàn quyền De

Lanessan (Đờ La-nê-xăng)). Không ngẫu nhiên, một chí sĩ yêu nước đương thời

từng nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham

bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú .…

Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem

hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng

qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi…”. Đó là sự thật lịch sử

không thể chối cãi. Đó cũng không phải “bia miệng”, nên không thể chỉ dựa vào


một cuốn sách viết về lịch sử của Hoàng Cao Khải để ca ngợi ông ta là người “có

tinh thần dân tộc”. Bởi người có tinh thần dân tộc không bao giờ theo chân ngoại

bang giết hại đồng bào mình như vậy!

Cùng trong xu hướng “xét lại lịch sử” đó, có tác giả cho rằng Trương Vĩnh

Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”,…! Trang mạng Wikipedia cho

biết về Trương Vĩnh Ký rằng: " ... Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch

sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với báo chí viết chữ Quốc ngữ tại Việt

Nam, ông được coi là người tiên phong vì đã sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo viết

chữ quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định báo. Tuy nhiên, ông đã giúp thực dân

Pháp xâm chiếm và cai trị Việt Nam, và làm cố vấn cho Pháp trong việc đàn áp

Phong trào Cần Vương của những người kháng chiến chống Pháp. Có những người

đã xếp Trương Vĩnh Ký vào nhóm người Việt cộng tác với thực dân Pháp tiêu biểu

trong thế kỷ 19, cùng với Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan....". Năm 2015,

việc Trương Vĩnh Ký được một Quỹ văn hóa tôn vinh “nhân vật kiệt xuất có công

đối với văn hóa Việt Nam” khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau đó lại xuất hiện một

bài viết khẳng định Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”!

Vậy người được tôn vinh này là ai? Đó là người vào tháng 3-1859, hơn một tháng

sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, trước cảnh nước mất nhà tan, phong trào

chống thực dân lan rộng khắp cả nước lại có hành động khó hiểu là viết thư gửi

người Pháp để cầu cứu: “Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng

của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi” (Vũ Ngự Chiêu

trích dịch Thư của Petrus Key); rồi tinh thần “không chần chừ” ấy được biểu hiện

cụ thể bằng việc xăng xái làm thông ngôn cho người Pháp; và đảm nhiệm luôn cả

việc làm “tay trong” cho người Pháp như đã thể hiện trong thư Trương Vĩnh Ký

gửi cho P.Bert (P.Be): “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin

tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène (Pen) về

công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám

sát nhà vua cùng Viện cơ mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn

đường cho ngài” (thư ngày 10-5-1886); “Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao

vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện cơ mật” (thư

ngày 17-6-1886) .… Vậy nhưng, để đánh giá công lao Trương Vĩnh Ký, một số

người chỉ căn cứ vào số tác phẩm của ông ta để kết luận đó là “người đi tiên phong

trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp duy tân”, “tác phẩm đa dạng như thế có tác dụng

xã hội lớn lao. Nó giúp cho đồng bào ta vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối

sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người” mà không

xét tới mục đích xuất bản các tác phẩm này. Hơn nữa, họ lấy gì chứng minh các

cuốn sách ấy đã giúp người Việt đương thời “vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của

lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người”? Chẳng

lẽ họ không biết chính Trương Vĩnh Ký đã nói rất rõ trong thư gửi “Các vị trong


ban duyệt xét bản thảo” rằng: “Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An

Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết

cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam”; thậm chí còn không ngần ngại

tự nhận mình là “người bề tôi tận tâm và vâng lời”, khẳng định “lòng tôi luôn luôn

thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về

nước Pháp” (trích thư ngày 3-9-1868 gửi Giám đốc Nội trị để xin từ chức). Các

huân chương của “Mẫu quốc Đại Pháp” tặng thưởng cho Trương Vĩnh Ký đeo trên

áo đều nhuốm máu đồng bào Đại Việt. Rõ ràng rất nhiều việc làm của Trương

Vĩnh Ký chỉ là nhằm phụng sự quyền lợi của nước Pháp, không nhằm phụng sự đất

nước đã sinh ra ông ta, tức là đâu có yêu dân tộc mình tới mức phải được ca ngợi.

Thật đáng buồn khi có cuốn sách giáo khoa phổ thông hiện hành cũng như cuốn Từ

điển Nhân vật lịch sử Việt Nam đang vinh danh Trương Vĩnh Ký như là một

“người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”, thậm chí ở một vài địa phương còn

đang đặt tên Trương Vĩnh Ký cho một số đường phố, trường học.

Hoàng Cao Khải, Trương Vĩnh Ký không phải trường hợp cá biệt mà một số

người nhân danh “nhà nghiên cứu” đánh giá, tôn vinh quá mức. Gần đây, hiện

tượng này đang có xu hướng gia tăng với những việc khó tin như: có nhân vật cho

rằng Pháp đánh chiếm Việt Nam là do “thượng đế an bài… nếu chống lại thì sẽ

giống như châu chấu lay trụ đá”, vì vậy “tốt nhất là quân lính nên nghỉ ngơi” vẫn

được ca ngợi “có tấm lòng yêu nước”; lại có nhân vật nói rằng: “Nay các nước

phương Tây, đã bao chiếm từ Tây Nam cho đến Đông Bắc,... ở đâu thuận với họ

thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa, ai hòa với họ thì được yên, huống hồ nước

Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc

thiên hạ khó làm được” lại được ca ngợi là “yêu nước thiết tha”… Đáng nói là tại

một số hội thảo, tọa đàm, có tác giả đưa ra logic kỳ quặc: “Văn hóa là nền tảng,

người có đóng góp vào văn hóa dân tộc thì không lý gì không yêu nước, không có

những đóng góp ưu việt cho nước nhà”; thậm chí có người kiên trì dựng lên cái gọi

là “nỗi oan khuất chưa có người giải” và tìm mọi cách “minh oan”. Trong khi đó,

một số tờ báo lại chưa thận trọng tỉnh táo, thiếu kiểm chứng, đã tạo diễn đàn công

bố, vô tình trở thành công cụ tuyên truyền luận điểm thiếu chính xác tới công

chúng, nếu tình trạng này tiếp diễn vô hình trung sẽ biến cái sai thành cái đúng,

biến “ngụy sử” thành chính sử, tác hại sẽ khôn lường. Có thể thấy sự bất thường từ

hiện tượng một số người nhân danh “xét lại lịch sử” để đưa đánh giá khác lạ, thậm

chí sai lầm, về một số nhân vật lịch sử mà hành vi của họ từng làm tổn hại đến lợi

ích dân tộc để tạo dựng nên “giá trị ảo”, thậm chí ca ngợi cả người theo ngoại

bang, phản bội Tổ quốc …, rồi từ đó gieo rắc sự hoang mang, gây mất lòng tin,

hoài nghi về những giá trị đích thực, phủ nhận những thành quả mà các thế hệ cha

ông đạt được sau bao nhiêu năm đấu tranh giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc./.

Cái tôi cá nhân của ông phó giáo sư già

 Ông là Mạc Văn Trang - phó giáo sư, tiến sĩ từng công tác hơn 30 năm ở

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Đã nghỉ hưu rồi nhưng vẫn muốn thể hiện sự

ảnh hưởng của bản thân rằng “gừng càng già càng cay”, nên ông ta lân la các nhóm

“xã hội dân sự”, đặc biệt là Nhóm No-U chuyên lợi dụng vấn đề chống Trung

Quốc xâm chiếm biển đảo để kích động biểu tình gây bạo loạn. Để thể hiện cái tôi

cá nhân, ông ta cũng chọn cách phổ biến nhất là bày tỏ quan điểm trên mạng xã

hội, dưới chiêu bài “đóng góp ý kiến” về các vấn đề chính trị, xã hội. Việc đóng

góp ý kiến xây dựng đúng đắn nhằm phát triển đất nước là rất đáng trân trọng, tuy

nhiên đáng tiếc là ông ta lại rơi vào trường hợp cái tôi cá nhân quá lớn. Ở đây có

nghĩa là dùng kinh nghiệm cá nhân để áp đặt lên cả một hệ thống, là việc coi kiến

thức của mình tích lũy được mặc định là chân lý, và rồi khi không được đón nhận

đâm ra hằn học, công kích, cho rằng “đàn áp giới trí thức”.

Đánh hơi được mùi, các tổ chức chống phá bèn lân la làm quen, sau đó là

tâng bốc, gật gù. Cái tôi được vỗ về, thế là một ông phó giáo sư xưa nay không

mấy ai biết đến, giờ lại được bơm nổi dưới cái mác “bất đồng chính kiến” và bắt

đầu từ đó trượt dài với cái gọi là “đấu tranh dân chủ”. Lẽ ra với trình độ và kiến

thức kinh nghiệm vốn có, ông ta thừa biết được những vỏ bọc núp dưới cái gọi là

“dân chủ” kia nhưng … ai mà không thích được nghe khen, được o bế, được thấy

mình là nhân vật quan trọng. Đặc biệt, ở loại người như ông với nhu cầu được thể

hiện cái tôi cá nhân rất lớn. Và thế là, ban đầu chỉ là nhận phỏng vấn của một số

đài báo chống phá Việt Nam. Sau đó ngày đêm đăng tải những góc nhìn định kiến

lên mạng xã hội cho rằng chỗ này thối nát, chỗ kia tồi tệ. Đáng nói là những lời

phê phán ấy chỉ xuất hiện khi ông ta đã về hưu. Chả có lẽ khi về già rảnh rỗi ta mới

có thời gian ngồi chiêm nghiệm lại?!

Cũng nhờ việc sử dụng mạng xã hội mà nhiều người đã chứng kiến được

những tư duy tầm cỡ của vị phó giáo sư này. Đơn cử như mới đây ông ta cho rằng:

“Tổng bí thư bảo người dân tin vào Đảng thế sao mua ngựa và máy bay cho Công

an”. Có lẽ nghe qua nhiều người sẽ giật mình tự hỏi “Ủa, hai việc này có liên quan

gì đến nhau?”. Vâng thực ra nó vô cùng gượng ép, không nghĩ rằng điều đó được

nói ra bởi một vị phó giáo sư. Tại sao cứ nằng nặc cho rằng việc trang bị ngựa vào

máy bay cho công an là để đối phó với nhân dân, trong khi thực tế rất nhiều nước

đã sử dụng công cụ này để trấn áp tội phạm? Nếu nói như ông phó giáo sư này,

người dân Mỹ nếu không tin tưởng thì sao bầu ông Biden làm tổng thống, nhưng

tại sao mỗi khi ông ấy xuất hiện là cần vệ sĩ, cần lực lượng bảo vệ?! Bởi vậy nên


mới nghĩ rằng, chắc do sự run tay của tuổi già nên bấm nhầm bàn phím, chứ tầm

cỡ phó giáo sư ai lại có những tư duy vớ vẩn như thế? Mà nếu không phải chơi

mạng xã hội bị lệch bàn phím, thì có lẽ quan điểm “gừng càng già càng cay” đã

không đúng với vị phó giáo sư ở cái tuổi trên 80 này./.

Xuất hiện nhiều hành vi lừa đảo lợi dụng dịch Covid-19 trên không gian mạng

 


Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết tình trạng giả mạo thông tin của tổ chức y tế trong nước hoặc quốc tế trên không gian mạng thời gian gần đây tăng mạnh.

Cụ thể, kẻ xấu giả mạo là nhân viên y tế của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) hay của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gửi thư điện tử cho nạn nhân với tập tin đính kèm, hoặc các liên kết dẫn đến các nội dung về cập nhật tình hình lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19.

Khi mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị mã độc tấn công hoặc bị lộ, lọt thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng...

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến để quảng bá sản phẩm mạo nhận có khả năng phòng ngừa virus như vaccine để lừa đảo; đồng thời tuyên truyền các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng; giả làm bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện mạo nhận là chúng đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi Covid-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán phí cho quá trình điều trị đó.

Không chỉ có vậy, đối tượng lừa đảo còn lập nên các website bán hàng trực tuyến vật tư y tế, như khẩu trang y tế và nước rửa tay. Sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc và không giao hàng như đã thỏa thuận.

Một số đối tượng còn tạo ra các phần mềm ứng dụng cho điện thoại, thoạt nhìn giống như các ứng dụng phổ biến dùng để theo dõi diễn biến lây lan của dịch Covid-19. Khi người dùng tải về điện thoại của họ sẽ bị tấn công bởi các mã độc nhằm trục lợi.

Ngoài ra, đối tượng xấu lừa đảo liên quan đến nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ; như mạo danh các nhãn hàng lớn, gửi link lạ kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng,... nhằm lừa đảo, chiếm tài sản người dùng, xâm nhập hệ thống của các doanh nghiệp, tổ chức.

Description: Xuất hiện nhiều hành vi lừa đảo lợi dụng dịch Covid-19 trên không gian mạng

 NCSC cảnh báo các hiện tượng lừa đảo trực tuyến gần đây. 

Cũng liên quan đến dịch Covid-19, các đối tượng xấu còn tổ chức lừa đảo trực tuyến liên quan đến hoạt động từ thiện, đầu tư (chung đầu tư cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chữa trị, cung ứng vật tư phòng, chống dịch bệnh) để lừa đảo, chiếm đoạt tiền...

NCSC đã nhiều lần cảnh báo về các tình huống lừa đảo trên. Cùng với đó, người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn.

Trung tâm NCSC sẽ tổng hợp và phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý nhằm hạn chế việc lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng.

Cũng theo NCSC, hệ sinh thái Tín nhiệm mạng https://tinnhiemmang.vn cũng là một trong những sản phẩm dịch vụ về an toàn thông tin của Trung tâm NCSC đã cung cấp các thông tin xác thực về tổ chức, giúp người dùng nắm bắt chính xác các thông tin tin cậy (website, email, số điện thoại...) của tổ chức.

Đơn vị này khuyến cáo người dân cũng cần tự nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ để tự bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo. Người dùng Internet có thể trực tiếp gửi các đường link lừa đảo hoặc nghi ngờ là lừa đảo./. VD