Ông là Mạc Văn Trang - phó giáo sư, tiến sĩ từng công tác hơn 30 năm ở
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Đã nghỉ hưu rồi nhưng vẫn muốn thể hiện sự
ảnh hưởng của bản thân rằng “gừng càng già càng cay”, nên ông ta lân la các nhóm
“xã hội dân sự”, đặc biệt là Nhóm No-U chuyên lợi dụng vấn đề chống Trung
Quốc xâm chiếm biển đảo để kích động biểu tình gây bạo loạn. Để thể hiện cái tôi
cá nhân, ông ta cũng chọn cách phổ biến nhất là bày tỏ quan điểm trên mạng xã
hội, dưới chiêu bài “đóng góp ý kiến” về các vấn đề chính trị, xã hội. Việc đóng
góp ý kiến xây dựng đúng đắn nhằm phát triển đất nước là rất đáng trân trọng, tuy
nhiên đáng tiếc là ông ta lại rơi vào trường hợp cái tôi cá nhân quá lớn. Ở đây có
nghĩa là dùng kinh nghiệm cá nhân để áp đặt lên cả một hệ thống, là việc coi kiến
thức của mình tích lũy được mặc định là chân lý, và rồi khi không được đón nhận
đâm ra hằn học, công kích, cho rằng “đàn áp giới trí thức”.
Đánh hơi được mùi, các tổ chức chống phá bèn lân la làm quen, sau đó là
tâng bốc, gật gù. Cái tôi được vỗ về, thế là một ông phó giáo sư xưa nay không
mấy ai biết đến, giờ lại được bơm nổi dưới cái mác “bất đồng chính kiến” và bắt
đầu từ đó trượt dài với cái gọi là “đấu tranh dân chủ”. Lẽ ra với trình độ và kiến
thức kinh nghiệm vốn có, ông ta thừa biết được những vỏ bọc núp dưới cái gọi là
“dân chủ” kia nhưng … ai mà không thích được nghe khen, được o bế, được thấy
mình là nhân vật quan trọng. Đặc biệt, ở loại người như ông với nhu cầu được thể
hiện cái tôi cá nhân rất lớn. Và thế là, ban đầu chỉ là nhận phỏng vấn của một số
đài báo chống phá Việt Nam. Sau đó ngày đêm đăng tải những góc nhìn định kiến
lên mạng xã hội cho rằng chỗ này thối nát, chỗ kia tồi tệ. Đáng nói là những lời
phê phán ấy chỉ xuất hiện khi ông ta đã về hưu. Chả có lẽ khi về già rảnh rỗi ta mới
có thời gian ngồi chiêm nghiệm lại?!
Cũng nhờ việc sử dụng mạng xã hội mà nhiều người đã chứng kiến được
những tư duy tầm cỡ của vị phó giáo sư này. Đơn cử như mới đây ông ta cho rằng:
“Tổng bí thư bảo người dân tin vào Đảng thế sao mua ngựa và máy bay cho Công
an”. Có lẽ nghe qua nhiều người sẽ giật mình tự hỏi “Ủa, hai việc này có liên quan
gì đến nhau?”. Vâng thực ra nó vô cùng gượng ép, không nghĩ rằng điều đó được
nói ra bởi một vị phó giáo sư. Tại sao cứ nằng nặc cho rằng việc trang bị ngựa vào
máy bay cho công an là để đối phó với nhân dân, trong khi thực tế rất nhiều nước
đã sử dụng công cụ này để trấn áp tội phạm? Nếu nói như ông phó giáo sư này,
người dân Mỹ nếu không tin tưởng thì sao bầu ông Biden làm tổng thống, nhưng
tại sao mỗi khi ông ấy xuất hiện là cần vệ sĩ, cần lực lượng bảo vệ?! Bởi vậy nên
mới nghĩ rằng, chắc do sự run tay của tuổi già nên bấm nhầm bàn phím, chứ tầm
cỡ phó giáo sư ai lại có những tư duy vớ vẩn như thế? Mà nếu không phải chơi
mạng xã hội bị lệch bàn phím, thì có lẽ quan điểm “gừng càng già càng cay” đã
không đúng với vị phó giáo sư ở cái tuổi trên 80 này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét