Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

Nhận diện và đấu tranh phản bác luận điệu sai trái về con đường đi lên CNXH ở nước ta hiện nay

 Ngày Quốc khánh 2/9 là dấu mốc chói lọi, hào hùng của lịch sử nước nhà, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Chính nhờ đoàn kết, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH đã mang lại thành quả cách mạng như ngày hôm nay, đất nước hòa bình, ổn định, ngày càng phát triển phồn vinh, nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế nhưng bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn tìm mọi cách chống phá con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Luận điệu xuyên tạc, chống phá

Ngay từ khi Việt Nam xác lập và quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH cũng là lúc các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội đòi thay đổi, từ bỏ con đường CNXH, muốn đất nước ta lùi về giai đoạn dân chủ nhân dân, đòi đổi tên Đảng, tên nước, công khai hô hào đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa (TBCN).

Gần đây, họ cho rằng, con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ TBCN theo định hướng XHCN, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập nhau.

cã¡ch mạng thã¡ng tã¡m.jpg -0
Mít tinh hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội sáng 19/8/1945. Ảnh tư liệu

Đặc biệt, sau khi mô hình CNXH ở Liên Xô, các nước Đông Âu sụp đổ và ngày nay CNTB đã có sự điều chỉnh, thích nghi, có những yếu tố mới, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động công kích, chống phá chế độ. Họ cho rằng CNXH là “không tưởng” để ra sức bôi đen, bóp méo CNXH hiện thực. Gần đây, các thế lực thù địch đưa ra luận điệu vu cáo rằng: “Đất nước giành chính quyền 79 năm mà dân vẫn khổ cực, từ người già đến trẻ nhỏ, nam giới hay phụ nữ rời bỏ thiên đường để xâm nhập vào tư bản Mỹ”. Nguy hại hơn, các đối tượng phản động lợi dụng một bộ phận người dân khó khăn trong cuộc sống, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, có hành vi tham nhũng để miệt thị mục tiêu, lý tưởng của Đảng, dân tộc ta.

Bên cạnh đó, họ công công khai ca ngợi, ra sức cổ súy, tán dương chế độ TBCN khi cho rằng CNTB đã thay đổi về bản chất, CNTB có thể hội tụ với CNXH trong thời đại hậu công nghiệp, văn minh tin học. Họ lấy một số khuyết điểm về quản lý kinh tế, quản lý xã hội để hạ bệ, phủ nhận CNXH, xuyên tạc rằng, ở nước ta không có CNXH. Hiện nay, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, họ lại đòi hỏi những nhân tố của CNXH phải xuất hiện đầy đủ.

Không những thế, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm cách xuyên tạc lịch sử, đưa ra luận điệu lố bịch rằng vì mục tiêu XHCN mà Đảng ta gây ra cảnh chiến tranh cho dân tộc. Từ đó, các thế lực thù địch quy kết rằng chỉ có đi theo con đường TBCN thì mới giữ vững được nền độc lập, CNXH ở Việt Nam là ảo tưởng. Phương thức mà các thế lực thù địch sử dụng là triệt để khai thác tính năng của Internet như tốc độ lan truyền nhanh, lượng thông tin lớn, độ tương tác rộng; thiết lập nhiều tài khoản mạng xã hội như youtube, facebook, blog… để phát tán video, hình ảnh, bài viết có nội dung xấu độc, xuyên tạc hiện thực về thành quả thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

Những luận điệu nói trên của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội tuy không mới nhưng hết sức nguy hại, mục đích nhằm gây sự hoài nghi, phá vỡ sự đồng thuận xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta đối với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN, hướng lái đất nước đi vào con đường TBCN. Chính vì vậy, việc đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch; củng cố, giữ vững sự kiên định niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta vào con đường XHCN là vấn đề vô cùng quan trọng của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay.

Cần hiểu đúng về CNTB

CNTB với tư cách là phương thức sản xuất được hình thành và thay thế phương thức sản xuất phong kiến trong lịch sử, là chế độ kinh tế - xã hội tiến bộ hơn nhiều so với các chế độ kinh tế - xã hội trước đó khi đã vận dụng hiệu quả quy luật của kinh tế thị trường, sau khi ra đời chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.

Trong lịch sử ra đời và tồn tại hơn 300 năm, CNTB đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ CNTB tự do cạnh tranh đến CNTB độc quyền, CNTB độc quyền nhà nước và ngày nay là CNTB hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mặc dù CNTB là chế độ ưu việt hơn so với các chế độ trước đó, có vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, song xét về bản chất đây vẫn là chế độ bất công bởi những tiến bộ về kinh tế chủ yếu được sử dụng nhằm phục vụ cho lợi ích giai cấp tư sản, do đó CNTB càng phát triển thì các mâu thuẫn nội tại của nó càng sâu sắc. CNTB hiện đại ở một số nước có những thành tựu vượt bậc và điều chỉnh nhiều mặt nhưng về bản chất, mục đích không thay đổi. Sự điều chỉnh ấy là có giới hạn và mục đích thực chất của việc điều chỉnh là xoa dịu mâu thuẫn, vì lợi ích của giai cấp tư sản cầm quyền.

Biểu hiện rõ nhất trong chế độ TBCN là sự bất bình đẳng trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, khi một bộ phận số ít trong xã hội nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu thì đại bộ phận giai tầng trong xã hội đó dường như không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. Hay sự phân cực ngày càng rõ nét trong sở hữu tài sản cho thấy sự bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng ở trong lòng nội tại các nước tư bản mà còn trên phạm vi thế giới. Khoảng cách về thu nhập giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển năm 1960 là 30 lần thì hiện nay là 70 lần và giá trị tài sản của các tỷ phú trên thế giới đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Xét về phạm vi thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc khiến các nước nghèo ngày càng nghèo hơn, các nước giàu ngày càng giàu hơn. Theo đó, tài sản của 1% người giàu nhất cao hơn 74 lần so với 50% người nghèo nhất.

Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo đó, trong một báo cáo của Oxfam, từ năm 2020, nhóm 1% những người giàu nhất đang nắm giữ gần 2/3 số tài sản mới của nhân loại, trị giá 42.000 tỷ USD, gần gấp đôi số tài sản của 99% nhóm dân số còn lại. Riêng trong 2 năm đầu của đại dịch COVID-19, tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi từ 700 tỷ USD lên 1.500 tỷ USD; trong khi thu nhập của 99% nhân loại giảm xuống và thế giới có thêm hơn 160 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói. Riêng tại Mỹ, số tỷ phú ngày càng nhiều và giá trị tài sản của họ tăng khoảng 30% kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19 và tăng gần 90% trong thập niên qua. Trong khi đó, khoảng 30% lực lượng lao động Mỹ kiếm được chưa đến 15 USD/giờ. Thực tế các con số này là minh chứng rõ nhất sự bất bình đẳng tại Mỹ cũng như giữa các quốc gia trong những thập niên gần đây. Vì thế, chính CNTB là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các quốc gia - dân tộc, là một nhân tố làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Hiện nay, khi nhân loại sản xuất ra được khối lượng của cải vật chất khổng lồ, có thể bảo đảm dôi dư lương thực, thực phẩm cho toàn bộ dân số thế giới, nhưng vẫn còn khoảng 900 triệu người nghèo đói, không đủ ăn. Trong khi đó, ngoại trừ vài trường hợp của các quốc gia công nghiệp hóa mới (NICs), tuyệt đại đa số quốc gia đang phát triển vẫn đang loay hoay tìm cách thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình; tuổi thọ bình quân của người dân các nước công nghiệp phát triển hiện nay cao hơn 32 năm so với người dân các nước châu Phi (Nam Sahara).

Không những vậy, CNTB ngày nay ngày càng bộc lộ bản chất cực đoan, hiếu chiến. Lịch sử cho thấy, CNTB chỉ vì lợi nhuận mà đã sử dụng mọi thủ đoạn để tranh giành thị trường, thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng, kể cả phải dùng đến bạo lực để độc chiếm lợi nhuận một cách tối đa. Nhân loại chứng kiến các cuộc xâm lược, đàn áp, nô dịch của chủ nghĩa thực dân, đế quốc - sản phẩm của CNTB đối với các quốc gia - dân tộc khác, biến các nước có chủ quyền thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa. Hơn bất kỳ các quốc gia – dân tộc trên thế giới, chính dân tộc Việt Nam đã kinh qua sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng trăm cuộc xung đột, chiến tranh, chạy đua vũ trang đều có sự góp mặt của CNTB. Ngày nay, trong thế giới tư bản vừa cạnh tranh, vừa liên kết, trong đó thành lập các liên minh bất chấp luật pháp quốc tế sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để buộc các quốc gia phải lệ thuộc, đe dọa quyền tự quyết của các dân tộc.

Những dẫn chứng trên cho thấy, CNTB không thể và không phải là tương lai của nhân loại mà “XHCN là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hoà với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm” như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, mọi quan điểm cổ xúy, tán dương, tuyệt đối hóa CNTB và phỉ báng CNXH là sai lầm, cực đoan.

Lật tẩy luận điệu xuyên tạc xuất khẩu lao động là để người Việt “tha phương cầu thực”

 Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ quan trọng, trong đó việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài luôn được Đảng, Nhà nước ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.

Tuy nhiên, các nhà “dân chủ” giả hiệu, số đối tượng chống đối chính trị luôn tìm cách khai thác những vấn đề nhạy cảm liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động, tung tin đồn thất thiệt, gây “chiến tranh tâm lý” nhằm phá hoại chính sách đối ngoại, chủ trương cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân của Đảng, Nhà nước hoặc cố tình “đánh bùn sang ao” bôi nhọ chế độ, hạ uy tín các cơ quan chức năng có liên quan, công kích gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Lật tẩy luận điệu xuyên tạc xuất khẩu lao động là để người Việt “tha phương cầu thực” -0
Ảnh minh họa.

Xuyên tạc, phủ nhận chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động

Tái diễn chiêu trò “bình cũ, rượu mới”, các đối tượng thường xuyên rêu rao, xuyên tạc, đơm đặt phủ nhận những thành quả trong hợp tác quốc tế của Việt Nam khi tổ chức phối hợp đào tạo, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mới đây, sau khi trang Việt Tân chia sẻ bài viết với nội dung “Ơn Đảng, ơn Chính phủ, hơn 48.000 người Việt đi xuất khẩu lao động từ đầu năm”, số tay chân cộm cán ồ ạt bình luận, chia sẻ theo dạng “té nước theo mưa” hòng định hướng dư luận theo chiều hướng tiêu cực. Đáng chú ý, nội dung luận điệu xuyên tạc còn hướng tới bới móc, phủ nhận mọi nỗ lực, kết quả của cơ quan chức năng Việt Nam trong công tác quản lý di cư, bảo hộ công dân. Ngày 8/5/2024, lợi dụng việc Bộ Thương mại Mỹ tổ chức phiên điều trần về nâng cấp quy chế thị trường cho Việt Nam, tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW) tiếp tục đưa thông cáo xuyên tạc việc bảo đảm quyền của người lao động, phủ nhận vai trò của Việt Nam trong việc bảo hộ công dân ở nước ngoài. Những luận điệu đó không chỉ gây bức xúc dư luận mà còn tác động gây hoang mang đối với công dân Việt Nam đang lao động tại nước ngoài.

Trong khi đó, lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản của công dân được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như bảo đảm thực thi trong đời sống. Tại Điều 35, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động năm 2019 tại khoản 1, Điều 4 về chính sách lao động nêu rõ: “Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động”…

Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mọi giá mà phải bảo đảm hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động ra nước ngoài làm việc cũng như sau khi về nước có vị trí làm việc phù hợp. Người lao động được tự do lựa chọn hình thức làm việc phù hợp, không bị ép buộc phải làm việc trái ý muốn. Nhà nước Việt Nam thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thi hành mọi biện pháp để công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích theo pháp luật nước tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết, tham gia hoặc theo tập quán quốc tế.

Khi các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam bị xâm phạm, cơ quan đại diện có nghĩa vụ thi hành mọi biện pháp để khôi phục những quyền và lợi ích chính đáng đó. Trách nhiệm Nhà nước trong việc thực hiện mọi biện pháp cần thiết phù hợp với pháp luật sở tại, luật pháp và thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại hầu hết văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước như: Hiến pháp năm 2013 (khoản 3, Điều 17), Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Điều 5); Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 (Điều 8 và Điều 9), Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020…

Những năm qua, các nhà “dân chủ” giả hiệu, các thành phần chống đối chính trị luôn tìm cách châm chọc, gieo rắc những quan điểm méo mó về vấn đề xuất khẩu lao động khi rêu rao rằng: “Đất nước yên bình, hạnh phúc mà sao dòng người Việt cứ tìm đủ mọi cách ra đi”; “người dân Việt Nam vẫn ồ ạt sang nước ngoài để bán sức lao động, đây là một điều đáng buồn cho đất nước khi dân phải bỏ xứ ra đi”… Dân gian có câu “lưỡi không xương trăm đường lắt léo, miệng không vành méo mó tứ phương”, thật đáng lên án, phê phán luận điệu của những kẻ lao động bằng nghề “dân chủ” giả hiệu, chỉ biết ngửa tay nhận tài trợ từ các thế lực thù địch, các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài. Những người chuyên “ăn bám” bằng việc bồi bút xuyên tạc nhưng vì một động lực vô hình, họ bỏ qua danh dự, lòng tự trọng chê bôi đất nước, dè bìu, xỉa xoáy những người lao động chân chính.

Mặc dù công tác tuyên truyền luôn được các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các doanh nghiệp chú trọng nhưng với vỏ bọc ngụy trang “những người yêu nước”, “các nhà dân chủ”, sự trợ giúp của mạng xã hội nên luận điệu xuyên tạc được tán phát rộng rãi trên không gian mạng, tác động không nhỏ đến nhận thức của một bộ phận người dân, người lao động nhẹ dạ cả tin; gây ra sự phân tâm, lo lắng, hoài nghi về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với người lao động. Đồng thời gián tiếp tác động làm giảm sự nhiệt huyết của những ai đang có dự định ra nước ngoài làm việc hoặc cố tình gây “chiến tranh tâm lý”, tạo dựng một viễn cảnh méo mó về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, gây hoang mang dư luận.

Những minh chứng sống động phản bác luận điệu xuyên tạc

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, chúng ta đã đạt những kết quả vô cùng quan trọng. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương, đất nước cũng như quảng bá hình ảnh và những giá trị tốt đẹp của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Nối tiếp những kết quả tích cực đã đạt được và khắc phục hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh, ngày 12/12/2022, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới”. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải gắn với định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quan hệ đối ngoại của đất nước. Và trên hết, bảo đảm lợi ích hợp pháp của người lao động luôn là ưu tiên hàng đầu.

Kết quả khảo sát gần đây cho thấy, bình quân thu nhập hàng tháng (kể cả làm thêm ngoài giờ) của lao động người Việt Nam làm việc tại nước ngoài là 400 - 600 USD (9,5 - 14,3 triệu đồng) ở thị trường Trung Đông; 700 - 800 USD (16,6 - 19 triệu đồng) ở thị trường Đài Loan… Song với lao động có tay nghề, mức thu nhập có thể đạt đến 27,5 - 34 triệu đồng/tháng (làm việc tại Đức) hoặc 52,8 - 66 triệu đồng/tháng (làm việc tại Australia). Bên cạnh đó, những hiệu ứng tích cực từ hoạt động xuất khẩu lao động còn tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), tính đến cuối năm 2023, lực lượng lao động Việt Nam đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trong hơn 30 lĩnh vực, ngành nghề; bình quân mỗi năm Việt Nam đã đưa hơn 100.000 người đi làm việc ngoài nước. Lượng kiều hối do người lao động ở nước ngoài gửi về trong nước hàng năm vào khoảng hơn 3 tỷ USD.

Những dẫn chứng sinh động nêu trên khẳng định xuất khẩu lao động không phải là “tha phương cầu thực” như luận điệu mà các đối tượng thường rêu rao. Bên cạnh thu nhập cao, người lao động còn có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Sau khi hết thời gian lao động ở nước ngoài, những người lao động có tay nghề trở về nước sẽ trở thành nguồn cung quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Họ không chỉ có tay nghề mà còn có kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật do được lao động thời gian dài trong môi trường chuyên nghiệp tại nước ngoài. Đây là nguồn lực để doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng môi trường lao động kỷ luật, hiệu quả.

Những thành quả, lợi ích thiết thực nêu trên đã khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, là minh chứng chân thực bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc về chủ trương đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc của số đối tượng chống đối chính trị. Chủ trương đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài sẽ luôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, các đối tượng sẽ tiếp tục tìm cách tuyên truyền, xuyên tạc, gây chiến tranh tâm lý hòng phá hoại chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo tinh thần chỉ đạo trong Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới” sẽ đóng vai trò quan trọng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Nhân lên những giá trị nhân văn!

 Nhiều người trong đội ngũ văn nghệ sĩ của nước ta thực sự là người của công chúng. Cho nên, hành động nhân văn của các văn nghệ sĩ, mà cụ thể trong trường hợp này là việc trực tiếp đóng góp hay tham gia vận động công chúng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ... sẽ nhân lên những giá trị nhân văn.

Ngay sau hôm có tin về sạt lở ở thôn Làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai), từ TP Hồ Chí Minh, nhà văn Trần Nhã Thụy viết trên trang mạng xã hội của mình rằng "thật lòng, cá nhân tôi nợ những người anh em miền Bắc. Trong đại dịch COVID-19, khi chúng tôi lập nên nhóm thiện nguyện “Trụ lại Sài Gòn” thì người Hà Nội, người Hải Dương, người Thái Nguyên... đã ủng hộ chúng tôi rất nhiều, về cả tinh thần lẫn tiền bạc. Nhưng, là một nhà văn, tôi biết trả món nợ ấy thế nào? Chỉ là "ghi lòng tạc dạ" trong cuộc mưu sinh của riêng mình?".

Thế rồi, nhà văn Trần Nhã Thụy kể, anh bất ngờ được NSND Trà Giang gọi điện, bảo "hay là cháu cho bán đấu giá bức tranh của cô sớm được không? Cô muốn góp một ít cho miền Bắc lúc này, chứ mấy nay xem tin tức cô buồn quá mà không biết làm gì...”. Chuyện là NSND Trà Giang có kế hoạch tổ chức một triển lãm tranh ngày 20/10 tới đây tại Maii Art Space và trong triển lãm ấy bà có nhã ý tặng cho nơi này bức sơn dầu "Hồn quê" để bán đấu giá thiện nguyện.

trang 2 -.jpg -0
Các nghệ sĩ trong chương trình “Anh trai say hi” đã ủng hộ số tiền đoạt giải gần 2 tỷ đồng để hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ.

Vậy rồi nhà văn Trần Nhã Thụy lên Facebook thông báo đấu giá, vì chờ cho tới cuối tháng 10 thì lâu quá. Bức tranh "Hồn quê" được chính thức bán đấu giá trên trang Maii Art Space, giá khởi điểm là 25 triệu đồng. Tức khắc sau đó, doanh nhân Lê Quốc Ân đăng đàn tham gia ngay và cho biết dù thắng hay thua cũng ủng hộ 25 triệu đồng. Tiếp đó, thông qua fanpage Maii Art Space, một người tên Le Thu đề nghị đấu với giá 30 triệu đồng, rồi nhà sưu tập Huỳnh Dạ Thư Hiên đấu lên 50 triệu đồng và cũng tuyên bố đấu không thắng vẫn ủng hộ 50 triệu đồng.

Cứ thế, cho đến ngày 15/9 thì nhà văn Trần Nhã Thụy cho biết bức tranh đã được đấu ở bước giá 126 triệu đồng. Kể câu chuyện đấu giá này để thấy một trong những cách mà văn nghệ sĩ của nước ta tham gia vào việc chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và sạt lở khủng khiếp vừa qua.

Những ngày qua, các hội văn học nghệ thuật ở các tỉnh, thành phố đều đứng ra làm đầu mối tổ chức việc quyên góp, đấu giá tranh, đêm nhạc để kết nối tấm lòng thơm thảo các hội viên.

Nhiều nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ đã trực tiếp đứng ra tổ chức các chương trình nghệ thuật và gửi toàn bộ số tiền thu được đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ đồng bào miền Bắc. Có những trường hợp cá nhân đóng góp lên đến con số tiền tỉ.

Dĩ nhiên, việc hỗ trợ là quý ở tấm lòng thơm thảo chứ không câu nệ tiền nhiều hay ít. Đúng như Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhà văn Nguyễn Quang Thiều bày tỏ với báo chí hôm 12/9, rằng đó là "những đồng tiền mang mệnh giá của tình yêu thương" nên "lớn hơn mệnh giá ngân hàng". Những đồng tiền ấy không làm sống lại người đã mất, có thể không đủ để dựng lại ngôi nhà đã sụp đổ hay bị nước cuốn đi, nhưng đang giúp một phần làm sống lại giá trị nhân văn đã và đang chết ở đâu đấy, đã dựng lại sự sụp đổ lòng tin về con người ở một lúc nào đấy.

Nhiều người trong đội ngũ văn nghệ sĩ của nước ta thực sự là người của công chúng. Cho nên, hành động nhân văn của các văn nghệ sĩ, mà cụ thể trong trường hợp này là việc trực tiếp đóng góp hay tham gia vận động công chúng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ... sẽ nhân lên những giá trị nhân văn.

Giá trị nhân văn ấy chính là một truyền thống quý báu của con người Việt Nam nói chung, trong đó có cả đội ngũ văn nghệ sĩ. Nhưng, trong thực tiễn, có lúc, có khi, có việc cụ thể đi ngược lại với giá trị nhân văn ấy nên đã có "sự sụp đổ lòng tin về con người ở một lúc nào đấy" - như cách mà nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói.

Cho nên, trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Đảng và Nhà nước ta xác định là phải xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; từng bước hình thành các giá trị chuẩn mực góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, thích ứng với những tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng... nâng cao sức mạnh nội sinh nhằm khắc phục những hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức xã hội.

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: "Phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại".

Nói xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là yếu tố trung tâm, trọng điểm, là nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng các hệ giá trị cốt lõi làm mục tiêu cho quá trình xây dựng, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo. Các hệ giá trị cốt lõi ở đây chính là tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội. Đây cũng chính là nền tảng để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam; là đòn bẩy để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam trong thời đại mới.

Trong xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, vai trò của văn nghệ sĩ là rất lớn trong việc lan tỏa cảm hứng tích cực đến cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là người đặc biệt chú ý đến vai trò của văn nghệ sĩ. Khi nói về văn nghệ sĩ, Người nhấn mạnh: "Văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".

Lương Duy Cường

Phản bác luận điệu lợi dụng việc ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 để xuyên tạc, chống phá

 Những ngày qua, khi toàn xã hội chung tay góp sức giúp người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ thì trên không gian mạng, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn, cơ hội lại tiếp tục lợi dụng tình hình này để đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phán xét chủ quan nhằm chia rẽ, phá hoại.

Những thông tin xuyên tạc trên không gian mạng

Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Việt Nam gây nên những thiệt hại to lớn về người và của, đồng thời hoàn lưu bão gây sạt lở đất và lũ lụt diện rộng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc ứng phó nhằm giảm tối đa thiệt hại về người và của thì trên không gian mạng lại có những tiếng nói xuyên tạc, lạc lõng.

Có thể kể đến một số trang tin như Việt Tân, VOA Tiếng Việt, RFA... đã ra sức đăng tải những thông tin sai trái, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến công tác phòng, chống bão lũ, bỏ mặc nhân dân tự chống chọi với thiên tai.

image001.jpg -0
Các lực lượng Công an, Quân đội tham gia cứu nạn, cứu hộ sau vụ sạt lở đất tại bản Làng Nủ, Lào Cai. Ảnh: Hoàng Phong

Họ vu cáo với các luận điệu như: “Đừng trông chờ gì Đảng, Nhà nước Việt Nam hỗ trợ người dân sau bão Yagi”; “Các nhóm lợi ích và sau lưng những kẻ bảo kê cho nhóm lợi ích chỉ nghĩ đến tiền thôi, họ không màng đến sự sống của người dân”; “Phải chi Nhà nước dùng ngân sách bảo vệ dân bằng một phần nhỏ ngân sách để bảo vệ Đảng, có lẽ nhiều người dân đã được cứu”…

Trang Việt Tân đưa các hình ảnh người dân bị thiệt hại sau bão lũ rồi kích động: “Trong các báo cáo diễn tập, những thiên tài của Đảng luôn tuyên bố “hoàn thành xuất sắc công tác phòng, chống lụt bão”, vậy mà…”; “Mưa bão tới đâu, lãnh đạo cho diễn tới đó”; “Nhân dân lâm nguy, chính quyền vẫn ưu tiên bệnh thành tích”; “Rất nhiều người kêu cứu trong tuyệt vọng, không rõ chính quyền, công an, cứu hộ đi đâu”…

Họ mỉa mai rằng, chỉ có dân cứu dân khi hoạn nạn, dân không thể kêu cứu chính quyền mà chỉ có thể nhờ ai đó giúp mình; rằng “tuyên truyền thì ngạo nghễ, thực tế thì ngao ngán”! Thậm chí, một số trường hợp còn đưa những hình ảnh không chính xác rồi miệt thị đó là ảnh “biểu diễn” cứu hộ, cứu nạn trong bão lũ nhằm “lừa mị dân”…

Các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng việc bão lớn làm đổ nhiều cây xanh, cột điện, hỏng nhiều đường sá, cầu cống rồi cố tình chọn đăng một vài hình ảnh cây mới trồng không có nhiều rễ, cột điện có ít lõi sắt (cả ảnh thật và ảnh cắt ghép, ảnh không rõ nguồn gốc và thời điểm chụp) rồi từ việc phê phán chính quyền thiếu trách nhiệm, tham nhũng, tắc trách để quy chụp “cây xanh dưới cơ chế của đảng thì phải chấp nhận vậy thôi”!

Có đối tượng bất mãn, chống đối lại đưa ra những luận điệu kiểu “tâm linh” như cho rằng, cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam càn quét gây thiệt hại nặng nề là do “trời trừng phạt và do chế độ độc Đảng lãnh đạo”. Từ đó, những đối tượng này cổ xuý, muốn chống bão lụt thì dân hãy tự lo lấy, chừng nào còn độc đảng thì chừng đó chính quyền còn bỏ mặc nhân dân và hả hê trước những thiệt hại to lớn về người và của trước sự tàn phá của cơn bão.

Bên cạnh đó, trong khi Đảng, Nhà nước và các địa phương, lực lượng chức năng cùng quân dân miền Bắc đang gồng mình ứng phó với trận bão, lũ lịch sử, huy động tối đa các nguồn lực để phòng, chống và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả; trong khi cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đồng bào cả nước đang hướng về miền Bắc, tích cực ủng hộ, giúp đỡ người dân ở những vùng gặp nạn thì trên mạng xã hội lại có những hình ảnh, bài viết thông tin sai sự thật, nhất là thông tin sai về việc vỡ đập, vỡ đê, ngập lụt, sạt lở... dẫn đến người dân hoang mang.

Không chỉ xuất hiện tin giả, tin sai lệch về bão số 3, một số đối tượng còn lợi dụng thiệt hại do bão gây ra để kêu gọi ủng hộ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt… Những hành vi này vừa gây nhiễu loạn trong dư luận, vừa tạo cớ để các thế lực xấu lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thiên tai, hoạn nạn.

Những thông tin xuyên tạc, thông tin mang tính quy kết “gắp lửa bỏ tay người” của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn nói trên đi ngược với cộng đồng, gây nên sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận. Từ việc hướng lái dư luận hiểu sai lệch, cho rằng Đảng, Nhà nước không quan tâm đến đời sống dân sinh, bỏ mặc người dân trong tình cảnh khốn khó, âm mưu của các đối tượng nhằm gây chia rẽ giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, chia rẽ giữa lực lượng vũ trang và nhân dân, bôi lem Đảng, chế độ, kích động chống đối từ bên trong.

Có một quy luật quen thuộc trên không gian mạng là cứ hễ khi đất nước gặp khó khăn thì được các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động lại coi đây là thời cơ để lợi dụng chống phá. Điều này vốn từng xảy ra suốt thời gian chúng ta đối phó với đại dịch COVID-19.

Thực tiễn công tác phòng, chống thiên tai bão lũ - minh chứng phản bác mọi luận điệu xuyên tạc

Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, hậu quả thiên tai gây ra là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể nắm bắt tình hình, dự báo sớm để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra và nỗ lực khắc phục thiệt hại. Trong thực tế, chúng ta đã rất chủ động đối phó với cơn bão ngay từ sớm.

Thủ tướng đã ban hành các công điện chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp cấp bách chủ động ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, đồng thời phân công các thành viên Chính phủ, các cơ quan chức năng kiểm tra việc ứng phó, lập ban chỉ đạo tiền phương để kịp thời chỉ đạo xử lý các tình huống đặt ra trước, trong và sau khi bão đổ bộ. Toàn dân tộc đã phát huy tinh thần đại đoàn kết, đồng lòng, chung tay giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn.

Để phòng, chống bão số 3, Bộ Công an đã huy động hơn 100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ của Công an 35 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, giúp đỡ nhân dân chằng chống nhà cửa, tuyên truyền, vận động nhân dân đến nơi tránh trú bão an toàn, sơ tán gần 53.000 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Phối hợp Bộ đội Biên phòng kiểm đếm, hướng dẫn hơn 51.000 tàu cá, gần 220.000 người về nơi tránh trú an toàn; bố trí các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng chống bão.

Theo báo cáo của Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội đã huy động hơn 450 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và hơn 10.000 phương tiện ứng phó siêu bão số 3. Trước khi bão đổ bộ, các đơn vị Quân đội đã nhanh chóng có mặt tại những nơi nguy hiểm, xung yếu hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ. Trong những ngày xảy ra mưa lũ trên diện rộng, Công an các địa phương phía Bắc tập trung hỗ trợ sơ tán người dân di dời khỏi vùng nguy hiểm, tham gia gia cố đê kè ngăn lũ, trực tiếp tuần tra, đưa người bị mắc kẹt trong lũ đến nơi an toàn, đưa người bị nạn đi cấp cứu.

Hậu bão số 3 đã gây ra lũ quét, lũ lụt diện rộng cho nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc với nhiều thiệt hại về người và của. Để ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, giúp đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an đã khẩn trương huy động tối đa lực lượng, phương tiện ở nhiều đơn vị, địa phương. Công an các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng… huy động toàn lực lượng từ cấp tỉnh tới cấp xã sử dụng các phương tiện tiếp cận, di chuyển toàn bộ người và tài sản trong vùng có nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng tới nơi tránh trú.

Đã có nhiều tấm gương anh dũng trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó có cán bộ đã hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân, đó là Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm (sinh năm 1997), Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 1, Lữ đoàn Công binh 513, Quân khu 3; Trung tá Trần Quốc Hoàng (sinh năm 1987), cán bộ Trại giam Quảng Ninh.

Đặc biệt, sau khi xảy ra tai nạn sập cầu Phong Châu và trận lũ quét kinh hoàng làm hơn 100 người bị vùi lấp ở bản Làng Nủ, Lào Cai, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an địa phương và CSCĐ thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ cùng một số đơn vị Quân đội đã đến hiện trường tiến hành cứu nạn, cứu hộ với quyết tâm, nỗ lực cao nhất.

Trong bão tố, người Việt không chỉ cùng nhau vượt qua những thử thách mà còn thể hiện rõ nét tinh thần tương thân tương ái. Những căn nhà trống mở cửa đón người trú bão, những dòng xe tải chậm rãi che chắn cho xe máy hay những người lặng lẽ chia sẻ đồ ăn, thức uống - tất cả đã tạo nên một bức tranh đẹp về lòng nhân ái giữa thiên tai. Hình ảnh lực lượng Công an, Quân đội và các lực lượng khác cùng dân chống bão; nhiều người dân hỗ trợ nhau vượt qua thiên tai, khắc phục thiên tai trong những ngày qua thêm lần nữa cho thấy sự quý giá của tình quân dân, nghĩa đồng bào.

Có thể thấy trong bão lũ, những nghĩa cử cao đẹp được trao đi để cùng nhau vượt qua gian khó. Đó là tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách của người Việt Nam. Những nghĩa cử đẹp trong cộng đồng hướng về nơi chịu thiệt hại về thiên tai đã cho thấy niềm tin về lòng tốt, sự sẻ chia, là trách nhiệm và ý thức công dân của con người trong xã hội vẫn luôn tỏa sáng và hơn thế, chính sự ấm áp, những nghĩa cử cao đẹp đã đưa con người xích lại gần nhau hơn, cho thấy một Việt Nam đoàn kết, sáng ngời tấm lòng sẻ chia.

Các giá trị đó đã làm nên cốt cách và bản sắc văn hóa, là nền móng, sức mạnh nội sinh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Ngày nay, đoàn kết, tương thân, tương ái vẫn là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh, đạt được nhiều thành tựu mới.

Hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội cùng các lực lượng dầm mình trong mưa gió để cứu nạn, cứu hộ, trắng đêm đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân là hình ảnh thân thuộc, ở mỗi bản làng, khu phố trong thiên tai, bão lụt. Đó là minh chứng sinh động của tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, phủ nhận mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Cảnh giác các luận điệu xuyên tạc về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Hằng năm, vào dịp kỷ niệm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại tìm cách xuyên tạc bản Di chúc bất hủ của Người. Đây vốn là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những nội dung cơ bản, cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi chúng ta cần nhận diện và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc.

Luận điệu xuyên tạc bản Di chúc

Xuyên tạc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị khai thác ở dưới nhiều góc độ khác nhau, nhân danh nghiên cứu khoa học, hội đàm, hội luận, mượn cớ bàn lại lịch sử, tìm tòi góc nhìn, cách tiếp cận mới để xuyên tạc Di chúc và tư tưởng của Người. Họ cho rằng, bản Di chúc chỉ “mang tính chất cá nhân” chứ không có giá trị chỉ đạo thực tiễn đối với dân tộc, “không thật sự có giá trị” của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Họ xuyên tạc Di chúc “không thể hiện đúng tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin” và ngày nay “không còn ý nghĩa”. Từ đó, họ tung ra những luận điệu sai trái như: Thực hiện Di chúc của Người về quyết tâm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là “đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt, tạo cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền, đưa đất nước đi theo con đường không có tự do, dân chủ, nhân quyền”; thực hiện Di chúc đẩy nhân dân “vào con đường nghèo đói, lạc hậu”; nội dung Di chúc “cho thấy sự bế tắc”… 

Để tầm thường hóa giá trị của Di chúc, một số đối tượng trích dẫn trong Di chúc để xuyên tạc. Trong Di chúc, Bác viết: “Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”. Đây là cách nói giản dị, hóm hỉnh đời thường nhưng đối tượng xấu lại cho rằng, Bác Hồ khẳng định “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin là có thế giới bên kia”, là “đặt nền móng khoa học tâm linh”, mê tín trái với khoa học, từ đó hướng lái để tuyên truyền xuyên tạc.

Mục đích của họ là xuyên tạc tư tưởng, hạ bệ thần tượng, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm suy yếu nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì thế, kịp thời nhận diện, đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc một cách có hiệu quả là góp phần bảo vệ, phát triển, nâng cao nhận thức, niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Văn kiện lịch sử vô giá

Di chúc - Bác khiêm tốn gọi là thư, song giá trị, ý nghĩa vô cùng to lớn. Di chúc là Bảo vật quốc gia - Quốc bảo, di sản tinh thần vô giá của dân tộc, của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Bản Di chúc thể hiện đầy đủ sự kết tinh những tinh hoa về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, như Đảng ta đánh giá: “Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta”.

Căn dặn về xây dựng Đảng là di nguyện đau đáu được Người đề cập trên hết, trước hết trong Di chúc. Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức lý luận, hoạt động phong phú, tổng kết thực tiễn sâu sắc, xác lập hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Những quan điểm, tư tưởng đó là những vấn đề có tính quy luật, liên quan đến sự hình thành, vị trí, vai trò, bản chất, nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nhất là trong điều kiện trở thành Đảng cầm quyền. Tư tưởng của Người trở thành nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản của Đảng hiện nay là tập trung dân chủ, đoàn kết thống nhất, phê bình và tự phê bình, liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, tạo thành sức mạnh, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, cầm quyền của Đảng.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng về cán bộ và rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc của mỗi cán bộ, đảng viên. Chính vì lẽ đó, xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.

Trong Di chúc, Người chỉ rõ: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Người nói “suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Thể hiện cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ tịch là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, lòng yêu thương nhân dân thiết tha, đạo đức cách mạng trong sáng, tác phong khiêm tốn, giản dị, suốt đời hy sinh, hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc và nhân dân.

Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển thế hệ cách mạng đời sau vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng XHCN.

Mỗi lần đọc lại Di chúc thiêng liêng, mỗi chúng ta lại thấu cảm, thấm thía tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Thời gian càng xa, giá trị bản Di chúc càng tỏa sáng, trở thành định hướng chiến lược trong xây dựng Đảng, xây dựng, phát triển đất nước; mỗi cán bộ, đảng viên “học Bác lòng ta trong sáng hơn”, tự răn, tự soi, tự sửa, rèn luyện đạo đức, tác phong, năng lực, phấn đấu tốt, làm việc tốt hơn theo chức trách, nhiệm vụ của mình. Do đó, không thể ngụy biện xảo trá rằng, bản Di chúc chỉ “mang tính chất cá nhân” chứ không có giá trị chỉ đạo thực tiễn đối với dân tộc, “không thật sự có giá trị” của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tiếp tục soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Quán triệt, thấm nhuần Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và đạo đức làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, để Đảng ta thật sự là đạo đức, là văn minh. Cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định như Nghị quyết Trung ương 4 - khóa XI, XII, XIII, Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về kiểm soát quyền lực, về trách nhiệm nêu gương, về phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên thời kỳ mới, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Chúng ta kiên định và trung thành với sự nghiệp, lý tưởng cách mạng của Người, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà Người đã trọn đời cống hiến và hy sinh. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, nhờ phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, với sự chung sức, đồng lòng phấn đấu không ngừng của lớp lớp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã xây dựng đất nước ta “ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn của Người.

Trong giai đoạn cách mạng mới, Việt Nam hướng tới năm 2030 (kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng) và hướng đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) với mục tiêu: Phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng "cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc", vững bước đi lên CNXH. Thực hiện mục tiêu trên, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định và phát huy, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng càng phải được nâng cao để đáp ứng yêu cầu mới.

55 năm Người đã đi xa nhưng bản Di chúc và tư tưởng của Người luôn sống mãi, tiếp tục dẫn dắt con đường cách mạng Việt Nam. Việc học tập, thực hiện tâm nguyện của Người trong Di chúc đã, đang và tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân ta cụ thể hoá bằng các chủ trương, kế hoạch hành động cụ thể. Do đó, cần cảnh giác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, đả kích nội dung bản Di chúc cũng như việc học tập, thực hiện Di chúc của Người.

Minh chứng bác bỏ luận điệu xuyên tạc, công kích việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam

 Với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trong đó vấn đề công bằng xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là mục tiêu đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển.

Thực tiễn thời gian qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành và hiện thực hóa các chủ trương, chính sách nhằm khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Vậy nhưng bất chấp những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong bảo đảm công bằng xã hội, các thế lực thù địch, phản động lại vẽ ra những bức tranh xám xịt, tung các luận điệu sai trái, xuyên tạc.

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đã phát tán nhiều thông tin xấu độc xuyên tạc vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam. Lợi dụng một bộ phận người dân gặp khó khăn trong đời sống xã hội như nhà ở, việc làm, lao động, thu nhập…, các đối tượng thổi phồng để bôi nhọ thể chế. Họ vu cáo rằng, chế độ độc đảng ở Việt Nam gây ra tồn tại bất công xã hội, người dân bị phân biệt, đối xử; chính quyền không quan tâm đến các đối tượng yếu thế; công bằng xã hội chỉ dành cho quan chức chứ không thuộc về “dân đen”…

Họ công kích việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội chỉ là khẩu hiệu suông, không có trong hiện thực; đồng thời ca ngợi thể chế chính trị ở phương Tây, cho rằng chỉ có chủ nghĩa tư bản mới có công bằng xã hội, mới là đích đến còn CNXH “chỉ là hư ảo, lừa mị dân”. Các đối tượng suy diễn, ngụy biện xảo trá rằng, do chế độ “độc tài”, “toàn trị” nên xã hội không có quyền bình đẳng, người dân không có quyền đòi hỏi, chỉ biết chấp nhận “an phận”. Từ đó, các đối tượng kích động trên mạng xã hội, kêu gọi người dân muốn có cơm no, áo ấm, muốn có công bằng, dân chủ, văn minh thì phải đấu tranh để thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phải “xoá bỏ độc tài”... Trong dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm nay, các luận điệu công kích, xuyên tạc trên lại tái diễn với nhiều phương thức truyền bá khác nhau.

Minh chứng bác bỏ luận điệu xuyên tạc, công kích việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam -0
Ảnh minh hoạ.

Không khó để nhận ra âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch nhằm kích động tâm lý hoài nghi, lung lay niềm tin về con đường đi lên CNXH, nhất là đối với giới trẻ. Từ đó, họ hướng tới phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc; làm suy giảm ý chí đồng lòng, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, hướng tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.

Công bằng xã hội – mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của Việt Nam

Ở nước ta, thực chất của bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội là giải quyết hài hòa giữa phát triển đất nước với thực hiện chính sách xã hội, đem lại cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của con người, trên tinh thần tất cả vì con người. Trong đó, phát triển kinh tế thị trường dù theo mô hình CNXH hay chủ nghĩa tư bản đều tồn tại khuyết tật bẩm sinh là cạnh tranh, bất bình đẳng xã hội. Vì vậy, điều quan trọng là các quốc gia làm thế nào khắc phục hiệu quả nhất những tồn tại của khuyết tật bẩm sinh vốn có của nền kinh tế thị trường.

Xuyên suốt sự nghiệp cách mạng, nhất là từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng, Nhà nước Việt Nam đều chủ trương, nhất quán thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Đại hội X của Đảng xác định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người”. Đến Đại hội lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữ ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường...”. Đồng thời, “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hòa nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”.

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội... Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường”.

CNXH ở nước ta hướng tới mục tiêu công bằng xã hội khác hoàn toàn về chất so với các nước tư bản chủ nghĩa. Công bằng xã hội ở nước ta trước hết nhân dân là chủ, là chủ thể nắm giữ tư liệu sản xuất, không giống như các nước tư bản “một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội... Sự rêu rao bình đẳng về quyền, nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất” như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng chỉ ra.

Như vậy, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền chặt chẽ với tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò là điều kiện, tiền đề thiết yếu để thực hiện công bằng xã hội và ngược lại, công bằng xã hội chính là động lực cho sự phát triển kinh tế. Công bằng xã hội không chỉ bảo đảm sự phân phối thu nhập hợp lý mà còn bảo đảm sự công bằng trong việc tiếp cận cơ hội và quyền lợi cho mọi tầng lớp nhân dân.

Những con số sinh động

Quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng là luôn thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng bước phát triển. Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện được nhiều chính sách xã hội như chính sách an sinh xã hội, chính sách xóa đói, giảm nghèo... để mọi người dân đều được thụ hưởng, đó chính là thực hiện công bằng xã hội cho mọi người dân. Thực tế cho thấy, công tác đảm bảo an sinh xã hội tương đối toàn diện, hiệu quả, điển hình là chính sách xóa đói, giảm nghèo đạt thành tựu nổi bật. Tỉ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội tăng dần trong các năm qua, từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010 và 4,67% GDP năm 2011 và khoảng 6,7% GDP năm 2021. Chỉ số thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh (năm 2020, đạt 3.512 USD), tăng hơn 31,5 lần trong vòng hơn ba thập niên. Tuổi thọ trung bình cũng tăng nhanh, từ 70,5 (năm 1990) lên 75,4 (năm 2019), cao nhất trong các quốc gia nằm trong khu vực có mức thu nhập tương đương.

Công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội là một nội dung cơ bản, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể bằng chính sách, pháp luật và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước qua các thời kỳ. Từ một trong những quốc gia nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD những năm 90 thế kỷ XX, đến năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.900 USD. Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người mỗi năm là 4.284 USD, tăng 6,2% so với năm 2022. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo, từ 60% dân số nghèo đói (năm 1990) đến năm 2022, tỷ lệ nghèo chỉ còn 2,23%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%.

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo cho người lao động, bằng chính sách hỗ trợ việc làm, hỗ trợ người thất nghiệp. Trong đại dịch COVID-19, các đối tượng yếu thế luôn được Nhà nước, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng, hơn 38.000 tỷ đồng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã được chi để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Công tác khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân cũng được chú trọng, tỷ lệ bao phủ BHYT tăng từ 60,9% dân số (2010) lên 90,7% dân số (2020), cơ bản bao phủ toàn dân. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp BHYT miễn phí. Chỉ số phát triển con người Việt Nam (HDI) phát triển mạnh mẽ. Trong đó, năm 2017: 0,687; năm 2018: 0,700; năm 2019: 0,703 và năm 2020: 0,702. Việt Nam từ nhóm trung bình lên nhóm cao.

Các đối tượng yếu thế trong xã hội luôn được Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm. Trong năm 2023, 100% số đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng; 100% số người dân bị thiệt hại do thiên tai, thiếu đói được trợ giúp kịp thời, không để ai bị đói; 99% số hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú, 99% số xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; hơn 90% số người khuyết tật khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng; hơn 90% số người cao tuổi khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc. Cơ cấu mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội của cả nước ngày càng mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của đối tượng cần trợ giúp xã hội.

Như vậy, hệ thống chính sách xã hội được thực hiện về cơ bản đã bảo đảm được tính công bằng, bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thực tiễn luôn có các tồn tại, khiếm khuyết và sự bất bình đẳng, bất công vẫn xảy ra trong đời sống, ở một số lĩnh vực và đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng, bất công đó là do một số cá nhân, cấp lãnh đạo thực hiện chưa đúng hoặc vì các động cơ khác nhau chứ không phải nguyên do chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Điều quan trọng là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh những cá nhân, tổ chức để xảy ra các hiện tượng tiêu cực nhằm thực hiện công bằng xã hội được đầy đủ, đúng nghĩa.

Do đó, người dân cần tỉnh táo nhận diện, đấu tranh với chiêu trò chống phá, xuyên tạc của các thế lực xấu; đoàn kết đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.

Vị thế, uy tín của Việt Nam - minh chứng phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá

 Ngày Quốc khánh 2/9/1945 là dấu mốc chói lọi, hào hùng của lịch sử dân tộc, chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, lật đổ ách thống trị của thực dân, đế quốc, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Với mỗi người dân Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước, ngày Quốc khánh vừa thể hiện niềm tự hào dân tộc, vừa là giá trị cao quý, thiêng liêng.

Tuy nhiên, đứng ngoài niềm vui chung của cả dân tộc thì bằng nhiều thủ đoạn, phương thức khác nhau, các thế lực thù địch, các tổ chức, đối tượng phản động lưu vong, phần tử cơ hội chính trị lại ra sức xuyên tạc, bóp méo hòng phủ nhận những thành quả to lớn đó. Họ tìm cách chỉ trích, miệt thị với những luận điệu như Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo nàn, kinh tế lạc hậu, đời sống nhân dân khó khăn, thiếu thốn, chính trị “o ép dân”, nhân quyền “bị đàn áp”… Từ đó, các đối tượng trên đưa ra luận điệu rằng, Việt Nam cần thay đổi thể chế theo hướng thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đi theo con đường TBCN thì mới phát triển giàu có, dân chủ, nhân quyền mới đảm bảo.

Những luận điệu xuyên tạc, bóp méo

Có thế thấy, những luận điệu trên luôn được các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong, phần tử cơ hội chính trị sử dụng trên không gian mạng, nhất là các trang như Tiếng Dân, Việt Tân, Việt Nam thời báo, Đài Á Châu tự do (RFA), VOA Tiếng Việt... Họ cho rằng, đi theo con đường XHCN là kéo đất nước vào cảnh nghèo khổ vì “chủ nghĩa Mác - Lênin dị ứng với sự giàu có”; rằng Việt Nam “không chịu phát triển”, “không thể phát triển” bởi Việt Nam “lạc nhịp” với thế giới, “sa lầy trong tư duy” về chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH. Họ ca ngợi CNTB là giàu sang, phú quý, là dân chủ, tự do, từ đó “khuyên” rằng, các thế hệ đi trước đã sai lầm khi lựa chọn đi theo CNXH thì ngày nay cần phải “mạnh dạn từ bỏ, chấm dứt”…

Vị thế, uy tín của Việt Nam - minh chứng phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá -0
Ảnh minh hoạ.

Một số bài viết tiếp tục “lý luận” rằng, việc lựa chọn con đường bỏ qua chế độ TBCN để tiến thẳng lên CNXH ở Việt Nam là sai lầm, đẻ non, không đi theo quy luật; phê phán công cuộc đổi mới hiện nay là nửa vời, kinh tế thị trường định hướng XHCN là “đầu Ngô, mình Sở”.

Một số luận điệu cho rằng, con đường mà Việt Nam đang đi thì định hướng XHCN chỉ là hình thức, còn bản chất đã ngả theo TBCN!

Họ triệt để lợi dụng những sự kiện chính trị, đối ngoại lớn của Đảng và Nhà nước, những ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước, các vấn đề liên quan đến dân tộc, nhân quyền, tôn giáo, công tác phòng, chống tham nhũng hay những vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội để xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; bôi nhọ, nói xấu, hạ thấp uy tín cá nhân của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; phủ nhận những thành quả cách mạng mà Việt Nam đã đạt được. Với mưu đồ phá hoại, từ lâu các thế lực thù địch, phản động đã sử dụng nhiều chiêu trò chống phá, xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng và những thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước ta. Họ kích bác đường lối đổi mới ở Việt Nam là “mù mờ”, “thiên đường mù”, “không tưởng”…, phủ nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong dịp kỷ niệm Quốc khánh năm nay, các đối tượng lại cho rằng, sau 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, gần 50 năm thống nhất đất nước, 38 năm đổi mới, Việt Nam vẫn là nước tụt hậu, nhân dân đói nghèo, tham nhũng tràn lan, đạo đức suy đồi, xã hội vô kỷ cương, nhân quyền bị bóp nghẹt… Từ đó, các đối tượng hướng chỉ trích vào Đảng Cộng sản Việt Nam, “khuyên” người dân cần phải đấu tranh để thay đổi đường lối xây dựng đất nước thì đất nước mới phát triển, người dân mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ.

Những thành tựu nổi bật khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam

79 năm đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới, như đánh giá trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Về kinh tế, Việt Nam từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nông nghiệp lạc hậu nghèo nàn, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, đi liền với đó là sự bao vây cấm vận về mọi mặt, GDP chỉ 26,3 tỷ USD trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới 1986 đến nay, trong gần 40 năm qua, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 430 tỷ USD năm 2023, GDP bình quân đầu người đạt mức 4.300 USD/năm, tăng 58 lần so với những năm đầu đổi mới, tỷ lệ hộ theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,9%.

Từ một nền kinh tế đóng cửa khép kín, Việt Nam thành một nền kinh tế có mức độ hội nhập toàn cầu sâu rộng khi trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, thu hút lượng đầu tư lớn từ nước ngoài đạt 23 tỷ USD, đây là mức đầu tư cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay, ngay cả khi các thị trường lớn bị thu hẹp và chuỗi cung ứng toàn cầu còn nhiều đứt gãy. Nếu xét về quy mô, nền kinh tế của nước ta đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Đến nay, có 72 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Về đối ngoại, Việt Nam từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay nước ta đã mở rộng, làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với 193 nước, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt. Đến nay, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 nước, cùng với đó là 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Đặc biệt, nước ta hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đảng ta đã có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng Cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính.

Trong những năm gần đây, hầu hết nguyên thủ, lãnh đạo các nước lớn và các tổ chức quốc tế quan trọng, trong đó có Liên hợp quốc đều đến thăm, làm việc và có ấn tượng tốt về đất nước, con người Việt Nam; đồng thời lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chuyến thăm thành công đến các nước, đối tác trên khắp các châu lục.

Về đảm bảo quyền con người, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người như: Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về quyền của người khuyết tật…

Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026), số lượng nữ đại biểu Quốc hội là 151 người, chiếm 30,26% (đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay); tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XV là 89 người, chiếm 17,84%. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 8 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được đưa thành môn học...

Về an sinh xã hội, công tác xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Chỉ tính từ năm 2019 đến nay, GDP bình quân ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc, gắn chặt với y tế cơ sở, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng từ hơn 81% năm 2016 lên mức 93,35% vào năm 2023; 85% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng…

Về nhà ở, đến năm 2020, đã hỗ trợ chỗ ở cho 648.000 hộ nghèo nông thôn, 323.000 căn nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đến năm 2021, 90% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Bằng những sự thay đổi trên đã góp phần đưa tuổi thọ trung bình của Việt Nam trong 30 năm qua tăng 9 tuổi, từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 74,5 tuổi năm 2023; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, cao hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập; chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, từ vị trí 65 lên vị trí 54/143 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tính đến đầu năm năm 2024, Việt Nam ghi nhận có khoảng 78,44 triệu người dùng Internet; số lượng người dùng mạng xã hội là khoảng 72,70 triệu người, chiếm 73,3% dân số. Đặc biệt, số lượng kết nối di động tại Việt Nam đạt tới 168,5 triệu, tương đương 169,8% dân số. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới, đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh, trật tự giữ vững là một trong những điểm sáng và là thế mạnh của Việt Nam trong một thế giới đầy biến động hiện nay. Việt Nam được xếp hạng tăng 4 bậc, lên vị trí 41/163 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2023 về đánh giá mức độ yên bình quốc gia do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP, Australia) công bố. Trong bảng xếp hạng "Chỉ số chính phủ tốt Chandler" (Chandler Good Government Index-CGGI) năm 2022, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số "Bình đẳng thu nhập", tăng 33 bậc so với năm 2021, lên vị trí thứ 42. Việt Nam cũng tăng 18 bậc lên vị trí thứ 39 về chỉ số "Thu hút đầu tư"; chỉ số "Sự hài lòng với các dịch vụ công" xếp thứ 15 và "Bình đẳng giới" thứ 27. Nhìn chung, thành tích của Việt Nam ở các chỉ số "Thị trường hấp dẫn" (thứ 34) và "hỗ trợ phát triển con người" (thứ 43) cho thấy Chính phủ Việt Nam đã tập trung vào tiến trình phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời bảo đảm một xã hội công bằng hơn.

Quốc khánh 2/9/1945 là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc ta, một dấu mốc lớn trên con đường phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc mà còn là sự kiện mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa quốc tế sâu sắc; nguồn cổ vũ, động viên, truyền cảm hứng đối với các dân tộc thuộc địa, nhân dân bị áp bức, bóc lột trên thế giới tiến lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hằng năm, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, từ tâm khảm mỗi trái tim của người dân Việt Nam trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc thân yêu; cùng tưởng nhớ, tri ân hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; cùng tưởng nhớ và biết ơn công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Là dịp để các thế hệ hôm nay và mai sau cùng nhau nhìn lại chặng đường gian khổ, hào hùng của cha ông để nâng cao lòng tự hào dân tộc, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, các hành vi chống phá của kẻ địch, phần tử cơ hội.

Lật tẩy thủ đoạn của tổ chức Việt Tân lợi dụng bão lũ để xuyên tạc, chống phá

 Trong những ngày qua, Việt Nam đối diện sự tàn phá của cơn bão số 3, để lại những hậu quả nặng nề về người và của. Hệ thống chính trị và nhân dân với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, quyết tâm, nỗ lực để cứu hộ, cứu nạn, chia sẻ mất mát, đau thương, thiếu thốn của đồng bào nhiều địa phương. Trong lúc Đảng, Nhà nước, nhân dân đang nỗ lực, đồng lòng để ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ thì không ít tổ chức, phần tử chống đối, phản động, nhất là tổ chức khủng bố, phản động Việt Tân lại ra sức tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ tình đoàn kết quân dân bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm.

Kích động chống phá trong đau thương, mất mát

Lợi dụng tình hình bão, lũ, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại “đục nước béo cò” tung ra các luận điệu xuyên tạc, chống phá, tuyên truyền trên không gian mạng theo hướng xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đặc biệt, tổ chức khủng bố, phản động lưu vong Việt Tân những ngày qua đã đăng tải, tán phát hàng trăm bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền xuyên tạc. Họ lấy hình ảnh bão, lũ, đời sống thiếu thốn, khổ cực của nhân dân trong cơn hoạn nạn rồi lồng ghép thông tin sai trái, xuyên tạc, cho rằng Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền nhân dân thờ ơ, vô trách nhiệm “bỏ mặc dân”.

Họ xuyên tạc “trong cơn bất hạnh của dân, tuyên giáo vẫn giả dối, đưa các hình ảnh, video tập huấn, diễn tập để tuyên truyền”; “nhân dân lâm nguy, chính quyền vẫn ưa bệnh thành tích”; “nhà nước đã phát gạo… trên tivi”; “sau cơn bão lũ, cây rừng thì dành cho lãnh đạo xây biệt phủ, hòm thì tặng cho dân nghèo”…

Họ đưa ra những tin mang tính kích động như “Các nghệ sĩ, mạnh thường quân góp tiền qua chính quyền nên tỉnh táo. Tiền của các bạn đến tay người dân hay chui vào túi quan chức”!

Lật tẩy thủ đoạn của tổ chức Việt Tân lợi dụng bão lũ để xuyên tạc, chống phá -0
Không để tội phạm lợi dụng bão lũ, thiên tai để hoạt động. Ảnh minh hoạ

Một số thông tin tìm cách chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Công an, Quân đội với nhân dân, bất chấp sự thật là hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ các lực lượng Quân đội, Công an khẩn trương, nỗ lực giúp đỡ nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả bão lũ. Tuy nhiên, họ lại xuyên tạc cho rằng đấy là “biểu diễn”, “người dân trông chờ vào nhà nước, chính quyền là vô vọng”; “diễn tập phải đẹp thì mới có lương, thực tế thì bê bết là vì lương với lậu”…

Lợi dụng vào sự cố sập cầu Phong Châu, các đối tượng bỏ qua việc nguyên nhân do tác động mưa lũ, lập tức quy kết cho “chính quyền phải chịu trách nhiệm vì đã ăn hối lộ, làm ngơ, bảo kê, tiếp tay cho tham nhũng nên mới gây ra hậu quả sập cầu”, cho rằng việc cầu sập là hậu quả của… chế độ!

Có đối tượng còn đưa hình ảnh thăm hỏi tại bệnh viện trong một vụ việc trước đây với hiện trường lũ quét rồi kích động “con cán bộ lãnh đạo hút xì ke bị overdose (quá liều), cả dàn lãnh đạo khúm núm đến thăm. Trong khi dân chết vì bão lũ, chẳng thấy lãnh đạo nào ngó ngàng tới”… Trước tình hình bão lũ nghiêm trọng xảy ra, các cơ quan chức năng Việt Nam đã trao đổi, đề nghị phía Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, nhất là việc xả thuỷ điện; đồng thời thông báo kịp thời về thông tin, thời điểm xả lũ, thời gian và lưu lượng xả lũ để hai bên có sự phối hợp chặt chẽ, giảm thiểu tác động. Tuy nhiên, họ tuyên truyền xuyên tạc theo hướng kích động, phá hoại quan hệ hợp tác giữa hai nước, đưa ra những ngôn từ kiểu “chọc gậy bánh xe”.

Lật tẩy bản chất sau cái gọi là “dân chủ, canh tân”

Đằng sau từ ngữ mỹ miều, bịp bợp và dối trá, lừa đảo kiều bào nước ngoài, tập hợp số đối tượng chống đối, phản động trong nước, Việt Tân tự xưng là “tập hợp những người Việt yêu dân chủ, khát vọng Canh Tân con người và Canh Tân Việt Nam”. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức khủng bố lưu vong này đã làm gì?

Sau khi thành lập, Việt Tân đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch “Đông Tiến 1”, “Đông Tiến 2”, “Đông Tiến 3”..., đưa các toán vũ trang với hàng trăm đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa. Ở nước ngoài, Việt Tân thành lập “Đội sát thủ K9” do các thành viên cốt cán cầm đầu, chuyên tiến hành khủng bố, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn; trong đó, có ông Dương Trọng Lâm, chủ bút báo “Cái đình làng” tại San Fransisco và ông Nguyễn Đạm Phong, người sáng lập báo “Tự do” tại Houston.

Hiện nay, Việt Tân vừa tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát, vừa thực hiện “diễn biến hòa bình”, tuyên truyền xuyên tạc, thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hóa” bằng nhiều hình thức, nhất là trên không gian mạng… Cơ quan chức năng Việt Nam những năm vừa qua đã bắt, xử lý nhiều đối tượng là thành viên Việt Tân phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon, Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền, Bùi Văn Kiên, Trần Thị Nhài, Nguyễn Thị Ánh...

 “Tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong cơn bão dữ

Mưa bão đi qua, để lại hậu quả rất nặng nề, rất nhiều người cần được hỗ trợ, giúp đỡ. Trong lúc khó khăn, hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, người dân đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, xông pha tuyến đầu giúp người dân. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, Đảng và Nhà nước đã và tiếp tục dành nguồn lực để khôi phục cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tái sản xuất, từng bước ổn định đời sống của nhân dân vùng thiên tai, bão lũ. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dành sự chia sẻ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất. Những chuyến xe đậm nghĩa tình vẫn hối hả chở nhu yếu phẩm từ miền Nam, miền Trung ra vùng bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở miền Bắc với những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”.

Sự chung tay chung sức đó có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng với Đảng, Nhà nước giúp đỡ người dân vùng lũ, khắc phục hậu quả để sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã điện, gửi lời thăm hỏi tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đồng thời viện trợ, ủng hộ giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ. Chính phủ Australia viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD  hỗ trợ vật tư cứu trợ khẩn cấp và các dịch vụ thiết yếu nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão gây ra. Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowski gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam và cho biết “Australia đánh giá cao sự chỉ đạo hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc điều phối các hoạt động cứu trợ và ứng phó khẩn cấp tại các khu vực bị ảnh hưởng”, khẳng định “Chúng tôi ở đây để giúp Việt Nam bằng bất cứ cách nào có thể”.

Ngày 12/9, Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định cung cấp viện trợ nhân đạo trị giá 2 triệu USD với hy vọng sẽ góp phần khôi phục các khu vực bị thiệt hại và giúp người dân vùng bão lũ quay trở lại cuộc sống thường nhật trong thời gian sớm nhất. Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam thông báo viện trợ 1 triệu USD để khẩn cấp hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả. Nhật Bản đang xem xét viện trợ vật tư qua cơ quan JICA, bao gồm máy lọc nước, tấm bạt nhựa. ASEAN và UNICEF cũng đã triển khai hàng viện trợ thiết yếu như dụng cụ gia đình, nước sạch và vật phẩm vệ sinh đến các vùng bị ảnh hưởng.

Các tổ chức quốc tế UN Women và đại sứ quán các nước châu Âu đang phối hợp cơ quan chức năng của Việt Nam để xác định nhu cầu khẩn cấp và phương án hỗ trợ phù hợp. Thông qua đơn vị cứu trợ nhân đạo, Thuỵ Sĩ sẽ dành 1 triệu franc (khoảng 1,2 triệu USD) cho các công tác này, đồng thời gửi chuyên gia và nguồn lực tới tâm điểm của công tác cứu trợ…

Như vậy, trong gian khó với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu ở”, tinh thần tương thân, thương ái, nghĩa đồng bào càng thể hiện rõ nét, đó chính là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta, đồng thời thể hiện là bản chất tốt đẹp, nhân văn của chế độ, xã hội ta. Các quốc gia, tổ chức quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài cũng chung tay, góp sức giúp đỡ nhân dân bị thiệt hại bởi bão lũ.

Vậy mà, tổ chức Việt Tân tự xưng tiêu chí hành động là “khát vọng Canh Tân” đã không có bất cứ chia sẻ nào với người dân trong cơn hoạn nạn lại tìm cách xuyên tạc, chống phá. Rõ ràng, việc lợi dụng bão lũ, thiên tai, mất mát đau thương để thông tin sai trái, xuyên tạc với mục đích kích động, chống lại đất nước, nhân dân Việt Nam là hành vi nhẫn tâm, vô đạo đức cần được vạch trần lên án và phản bác.