Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Đại sứ Anh tại LHQ: Việt Nam có nhiều đóng góp rất giá trị tại HĐBA

 Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Barbara Woodward đánh giá nếu không có Việt Nam, Hội đồng Bảo an có thể chệch hướng trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết như bảo vệ dân thường trong xung đột...

Đại sứ Barbara Woodward Năm nay đúng là một năm đầy thách thức lớn, đại dịch COVID-19 với nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 vẫn đang hoành hành trên thế giới, chưa kể tới nhiều thách thức xuyên quốc gia khác như biến đổi khí hậu hay các cuộc xung đột mới xảy ra ở nhiều nơi như Myanmar, các sự kiện đảo chính sau đó ở Sudan hay Afghanistan…

Chính vì vậy, chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an rất nặng nề. Tôi không hy vọng rằng Hội đồng Bảo an luôn có được sự nhất trí về tất cả những vấn đề vừa nêu, nhưng sức mạnh của Hội đồng Bảo an là ở chỗ chúng tôi có những quan điểm rất khác biệt nhưng cùng cố gắng để cuối cùng đạt được đồng thuận thông qua sự chia sẻ cả những quan điểm giống nhau cũng như những quan điểm khác biệt.

Hiện nay mọi thứ đang bắt đầu vận hành suôn sẻ theo hướng tích cực đó. Hồi đầu năm, Hội đồng Bảo an đã ra được tuyên bố chung về sự kiện ở Myanmar và nhờ vậy đặt ra được khuôn khổ hành động để có thể hỗ trợ cho ASEAN khi tổ chức này muốn đưa ra được một giải pháp mang tính khu vực cho vấn đề.

Việt Nam tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác đa phương

 Nhìn lại 2021, có thể nói, dấu ấn nổi bật nhất của đối ngoại đa phương là việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đóng góp nhiều sáng kiến, đề xuất.

Trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế tại nhiều cơ chế hợp tác đa phương.

Bên cạnh việc đóng góp tích cực, có trách nhiệm trong khuôn khổ ASEAN, AIPA, ASEM, APEC, APPF…, Việt Nam còn hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ thứ hai Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021; tái đắc cử Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2027, trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025; đưa ra những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26)...

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đánh giá Chỉ thị 25 của Ban Bí thư ra đời năm 2018, cùng với đó là đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, đã thể chế hóa chủ trương hết sức quan trọng trong đường lối đối ngoại, đó là đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Ngay sau khi Chỉ thị 25 ra đời, Việt Nam đã gặt hái được nhiều kết quả của ngoại giao đa phương với việc tổ chức rất thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai, chủ trì năm Chủ tịch ASEAN 2020, đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Việc nắm giữ những vai trò quan trọng như vậy thể hiện rõ Việt Nam thực sự là một thành viên trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt, sau khi Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua đường lối đối ngoại giai đoạn mới, Việt Nam đã nhận được nhiều tin vui về đối ngoại đa phương trong năm 2021. Bên cạnh việc tiếp tục đảm nhiệm vai trò  ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã trúng cử, chỉ định, tham gia rất nhiều cơ chế, diễn đàn của Liên hợp quốc.

Điển hình là Việt Nam tái đắc cử vị trí thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2027, trúng cử vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, được bầu vào Hội đồng Thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trúng cử thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính của Liên minh Bưu chính thế giới.

Cũng trong năm 2021, Việt Nam đã đưa ra những cam kết tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26) diễn ra tháng 11/2021: Giảm mức phát thải khí nhà kính về “0” vào năm 2050, cắt giảm 30% khí mêtan vào năm 2030 so với năm 2020.

Những cam kết mạnh mẽ này đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao Việt Nam là một thành viên tích cực, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm. Đồng thời thể hiện rõ việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

“Tất cả những vai trò trên cùng việc tích cực đưa ra những sáng kiến, đề xuất giải quyết những vấn đề toàn cầu, Việt Nam đã thể hiện tính đúng đắn của đường lối đối ngoại nói chung cũng như chủ trương nâng tầm hiệu quả đối ngoại đa phương nói riêng được đề ra trong Chỉ thị 25 cũng như đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đây là những dấu ấn hết sức quan trọng, khẳng định vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời đem lại những nguồn lực, là cơ sở để nâng cao kinh nghiệm, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong nước giai đoạn mới. Cùng với đó, Việt Nam có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ song phương với các nước có vai trò chủ chốt trên thế giới cũng như trong khu vực, đóng góp vào hòa bình, phát triển chung của nhân loại,” Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang khẳng định.

Nhìn lại năm 2021, có thể nói, dấu ấn nổi bật nhất của đối ngoại đa phương là việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đóng góp nhiều sáng kiến, đề xuất vào cơ chế đa phương này.

Trong bối cảnh tình hình chính trị-an ninh, kinh tế-xã hội quốc tế hai năm qua diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường với những thách thức “chưa từng có tiền lệ”, nhất là ảnh hưởng sâu rộng của đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020; cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt; căng thẳng kéo dài và gia tăng ở nhiều điểm nóng tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, Đông Phi, châu Á, châu Âu, Mỹ Latinh..., cùng với đó là hệ lụy đa chiều của các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia..., Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, đạt được toàn bộ các mục tiêu, phương châm đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Cụ thể, Việt Nam đã đề xuất và được Hội đồng Bảo an thông qua 2 Nghị quyết về Gia hạn các cơ chế tòa án còn tồn đọng và Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu; 3 Tuyên bố Chủ tịch về Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, Tăng cường quan hệ giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và Giải quyết hậu quả bom mìn; Tuyên bố báo chí về vụ tấn công khủng bố ở Indonesia; Tuyên bố Hà Nội về Phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Các sự kiện và văn kiện do Việt Nam chủ trì đều nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các nước, trong đó Nghị quyết về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu được 65 nước và tất cả 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đồng bảo trợ (chỉ có 1% số Nghị quyết của Hội đồng Bảo an có được sự ủng hộ của tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an ở mức tuyệt đối như vậy).

Lần đầu tiên, Hội đồng Bảo an đưa ra Tuyên bố Chủ tịch về Hiến chương Liên hợp quốc; Tuyên bố Hà Nội được hơn 60 nước đại diện cho 5 châu lục tuyên bố đồng bảo trợ.

Cũng theo Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế Đỗ Hùng Việt, trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam luôn nêu rõ lập trường nguyên tắc dựa trên luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, quan tâm đến lợi ích chính đáng và tiếng nói của các bên liên quan, qua đó tạo dựng được ý kiến đồng thuận. Lần đầu tiên, một tổ chức khu vực đã được thúc đẩy, vai trò, tiếng nói tại Liên hợp quốc.

“Việt Nam đã thúc đẩy tăng cường vai trò, tiếng nói, sự hiện diện của ASEAN tại Liên hợp quốc. Khi bàn thảo về vấn đề Myanmar, Việt Nam luôn mời đại diện của ASEAN tham gia phát biểu, chia sẻ quan điểm, đánh giá về tình hình ở Myanmar. Đây là vấn đề rất mới, bởi bắt đầu từ năm 2020, ASEAN mới hiện diện và đóng góp ý kiến tại Hội đồng Bảo an,” ông Đỗ Hùng Việt chia sẻ.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, người vừa tái đắc cử thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2027 cho rằng, đóng góp lớn nhất của Việt Nam ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là thúc đẩy tiến trình xây dựng lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Việt Nam cũng nói lên tiếng nói của các nước đang phát triển để giải quyết xung đột ở những “điểm nóng” như Sudan, Ethiopia và một số nước khác. Cũng lần đầu tiên, Đại hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 27-12 hàng năm là Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh theo sáng kiến của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam và Đức còn đồng sáng kiến thành lập Câu lạc bộ các nước về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, với sự tham gia của 112 nước.

Có được thành công này là nhờ Việt Nam đã luôn kiên định với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế được Đại hội Đảng XII và XIII, cũng như Chỉ thị 25 ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư đề ra; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Điều này được thể hiện rõ nét qua năng lực điều hành chuyên nghiệp, khéo léo, cân bằng của Việt Nam trong hai lần làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 1/2020 và tháng 4/2021.

Việt Nam đã thúc đẩy tham vấn trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên để tìm điểm đồng, hướng tới đoàn kết, đồng thuận trong Hội đồng Bảo an, từng bước đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, trung gian hòa giải trong một số vấn đề phức tạp tại diễn đàn quan trọng hàng đầu về hòa bình, an ninh quốc tế này.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định, những yếu tố quan trọng tạo nên thành công nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an của Việt Nam lần này là sự tham gia của cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo sát sao, tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Cấp cao của Đảng và Nhà nước; sự kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành hữu quan; sự ủng hộ, đồng lòng của người dân trong nước và sự tín nhiệm, hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị được tiến hành bài bản, công phu từ sớm, từ xa, kế thừa những kinh nghiệm thành công từ nhiệm kỳ đầu tham gia Hội đồng Bảo an (2008-2009), đặc biệt về tổ chức lực lượng, công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, cơ chế phối hợp, phân cấp quyết định.

Đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ thứ hai 2020-2021, Việt Nam đã tham gia thực chất, thiết thực vào công việc chung của Hội đồng Bảo an, được Liên hợp quốc, các nước và dư luận quốc tế, trong nước đánh giá cao.

Việt Nam đã đóng góp trách nhiệm vào quá trình bàn thảo, tìm kiếm giải pháp nhằm ngăn ngừa và khắc phục hậu quả xung đột, duy trì hòa bình, an ninh quốc tế trên cơ sở đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cách tiếp cận toàn diện, nhân văn về con người, để lại nhiều dấu ấn về bản sắc và nghệ thuật ngoại giao đa phương Việt Nam./.

 



Việt Nam tự tin, sẵn sàng gánh vác nhiều trọng trách quốc tế

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Thông điệp nhân dịp Việt Nam hoàn thành thắng lợi nhiệm kỳ Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Chủ tịch Nước đã phát biểu: "Hòa trong niềm hân hoan của mọi người dân trên toàn cầu chào đón Năm mới 2022, mọi người dân Việt Nam chúng ta như càng thêm vui, thêm tự hào về việc đã hoàn thành thắng lợi trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Vào thời điểm này, cách đây tròn hai năm, được sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế với 192/193 phiếu ủng hộ, biển tên hai chữ “Việt Nam” đã được đặt trang trọng tại Phòng họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cơ quan có tầm quan trọng hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đây là niềm tự hào, song cũng là thách thức lớn của Việt Nam, trong bối cảnh tình hình thế giới, các khu vực diễn biến phức tạp, và chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.

Phát huy thế và lực mới của đất nước, với nỗ lực rất cao, cùng sự ủng hộ, hợp tác của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia chủ động và tích cực, đề xuất nhiều sáng kiến, đóng góp thực chất vào công việc của Hội đồng Bảo an, với thông điệp xuyên suốt là “Đối tác vì hòa bình bền vững” trong tìm kiếm giải pháp ngăn ngừa, xử lý xung đột, kết nối hợp tác Hội đồng Bảo an với ASEAN, ứng phó với các thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế, trên cơ sở tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Từ nước nghèo, nhận viện trợ, Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác tích cực, chủ động đóng góp có trách nhiệm và tham gia cùng Liên hợp quốc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu về hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Trong hành xử, Việt Nam tự tin mang tâm thế của một đất nước yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu, khiêm nhường, nhân văn, nhân ái, trọng lẽ phải, với lịch sử hào hùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khẳng định bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Quá trình đó, cũng thể hiện hình ảnh của một Việt Nam năng động, đổi mới, với thông điệp mạnh mẽ về tầm nhìn, khát vọng phát triển đất nước hùng cường đến năm 2045 đã đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Những nỗ lực của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, cùng tổng thể thành công của các công tác đối ngoại nói chung, đã góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển, hội nhập toàn diện của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, đưa quan hệ với các nước, các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Việt Nam đã khép lại nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an với nhiều dư âm đánh giá tích cực, đồng điệu với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về một thế giới hòa bình bền vững, không có chiến tranh, xung đột; không còn đói nghèo, bất bình đẳng. Dư âm đó bồi đắp thêm niềm tin, tiếp thêm xung lực cho Việt Nam đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Chung tay với cộng đồng quốc tế ngày nay, là một Việt Nam mới tự tin, sẵn sàng gánh vác nhiều trọng trách quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững."./.


CHA ÔNG TA ĐÁNH GIẶC: NGỤY TRANG KHI ĐI HỌP!

     Các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước chụp được nhiều bức ảnh tiêu biểu về Chiến tranh xâm lược Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. Số ảnh này làm sống lại những thời khắc lịch sử quan trọng mà quân và dân ta đã trải qua trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc.

Hình ảnh một nhóm nữ chiến sĩ cách mạng tại rừng Năm Căn năm 1972. Tất cả đều đeo mặt nạ để che giấu danh tính, đề phòng trường hợp có người bị địch bắt sẽ làm bại lộ thân phận những người khác. Đây là một trong những hình ảnh ấn tượng về Chiến tranh Việt Nam giai đoạn từ năm 1954 - 1975./.

Yêu nước ST

NHÀ THÌ VẪN CÓ NHƯNG KHÔNG THỂ VỀ!

 

Nghe nói có cô ca sĩ ngày ở Việt Nam thì nhớ Mỹ mà khi sang Mỹ lại nhớ về quê nhà. Gọi là ca sĩ cho sang chứ thực ra ở Việt Nam mấy khi Lâm Ngân Mai được hát trước công chúng bởi dòng nhạc Lân Ngân Mai theo đuổi là nhạc phản động, 3 que.


Có thể nói Mai là một con người đa nhân cách, dễ bị ảo tưởng vào bản thân. Tài năng âm nhạc không có, 3/// thấy hát nhạc của nó thì nó khen hay xong cũng nhận vơ mình là cơ sĩ. Bản thân chưa học tới lớp 10, nhìn nhận nhãn quan cuộc sống đã kém chứ chưa nói đến nhãn quan chính trị nhưng lại đú trend phản động, tham gia phong trào tự ứng cử nhằm định lọt vào cơ quan quyền lực cao nhất nước. Nhưng không như các kẻ rân chủ khác, tự ứng cử nhưng vẫn luôn mồm mắng Đảng, chửi chính quyền. Bà con chòm xóm, thân hữu gần xa chẳng khó khăn gì mà không nhận ra bản chất phản động của Mai, nên Mai tạch từ vòng gửi xe là điều dễ đoán.


Nhạc quê hương đất nước không hát, nhạc trẻ yêu đương không hát, Mai chọn hát nhạc đám ma tiếc thương cho chế độ 3///, trong khi cả nước ăn mừng ngày thống nhất thì Mai lại khóc thương ăn giỗ ngày quốc hận.


Tạo hóa đôi khi thật bất công và trêu ngươi con người. Lâm Ngân Mai được ông trời cho mỗi thứ 1 tý không trọn vẹn: 1 tý nhan sắc, 1 tý giọng ca và 1 tý não.


Các ca sĩ hải ngoại có giọng hát thiên phú còn đang phải quay xe khét lẹt về Việt Nam mà hát kiếm sống thì Lâm Ngân Mai sang đó hát cho ai nghe. Đám phản động không cần giọng hát của Mai mà chỉ cần 1 con rối phá thối chính trị - xã hội ở trong nước mà thôi. Nhà, quê hương thì luôn hiện hữu với những người con đất Việt xa xứ. Quan trọng là người con đó có đủ tư cách để gọi 2 tiếng quê hương hay không, có đủ tư cách để dám về nhà nữa mà thôi!

CHA ÔNG TA ĐÁNH GIẶC: “BAO GIỜ TÂY NHỔ HẾT CỎ NƯỚC NAM THÌ MỚI HẾT NGƯỜI NAM ĐÁNH TÂY”!

      Nguyễn Trung Trực là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nhân dân chống Pháp ở Long An, Rạch Giá, ông sinh năm 1837 ở Tân An. 

Năm 1861, hưởng ứng hịch Cần Vương, ông chiêu mộ nhân dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở Tân An, tổ chức phục kích đốt tàu L'Espérance của Pháp trưa 10/12/1861 trên sông Nhật Tảo.

Ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy.Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền.

 Sau đó, ông rút quân về Phú Quốc lập căn cứ. Tháng 10/1868 ông bị giặc Pháp bắt giải về Khám lớn Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:

“Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này".

Giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27/10/1868. Lúc đó ông mới 31 tuổi.

Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại:

“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây"!

Nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt cảm khái trước chiến công của ông đã làm hai câu thơ:

 “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa

 Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần.”

Hiện nay văn bia tại di tích Vàm Nhựt Tảo có ghi: “Tự cổ chí kim, chính nghĩa thắng hung tàn, chí đã quyết diệt trừ loài cường bạo. Trước bày kế nghi binh dụ địch, khua trống chiêng làm giặc loạn lòng quân. Sau bất thần dụng chước hỏa công, làm nên trận hỏa hồng Nhựt Tảo”.

Ảnh: Anh Hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Môi Trường ST.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết”.

Chủ tịch Hồ Chỉ minh viết trong bài “Đạo đức cách mạng” đăng trên Tạp chí học tập số 12 tháng 12 năm 1958.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Hồ Chí Minh là người bàn nhiều về đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng; theo Bác, đạo đức không chỉ là “gốc”, là nền tảng, là sức mạnh và nhân tố chủ chốt của người cách mạng, mà còn là thước đo của lòng cao thượng của con người, là gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, thì điều đầu tiên và vô luận trong mọi hoàn cảnh phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết. Ở đây, chính là việc người đảng viên thực hiện trọng vẹn lời hứa tại Lễ kết nạp đảng viên và giải quyết tốt ba mối quan hệ cơ bản của mỗi con người (với mình, với người và với việc).
Người đảng viên có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại tạm thời... cũng không rụt rè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công, vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn, chất phác, không công thần, địa vị, kèn cựa hưởng thụ, thật sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người đảng viên thật sự có đức thì bao giờ cũng luôn cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, lớp lớp đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội luôn không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, trở thành hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết và là tấm gương sáng về tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua; thuyết phục, chinh phục cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền bằng chính đạo đức cách mạng, năng lực, trách nhiệm, tinh thần chịu đựng, vượt qua khó khăn, gian khổ, tận tâm, tận lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng Quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; luôn giữ vững và không ngừng phát huy tốt phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc xây dựng, rèn luyện và phát huy tính tiền phong gương mẫu, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội; nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp.
Theo báo QĐND

CÂU HỎI CHO MỖI ĐẢNG VIÊN

 Một đảng do Lenin sáng lập. Một Đảng từng lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của nước Nga Sa hoàng, xây dựng thành công Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên. Một đảng từng lãnh đạo nhân dân chống lại sự can thiệp vũ trang của 14 nước, bảo vệ thắng lợi thành quả cách mạng. Một đảng đã lãnh đạo chiến thắng phát-xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Một đảng giành được thành tựu rực rỡ trong xây dựng CNXH và đi đầu trong việc đưa vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ. Vì sao lại mất địa vị cầm quyền sau 74 năm cầm quyền?


Một đảng khi có 20 nghìn đảng viên đã lãnh đạo Cách mạng tháng Hai lật đổ ách thống trị chuyên chế Sa hoàng; khi có 35 vạn đảng viên đã giành được thắng lợi của Cách mạng XHCN tháng Mười và nắm chính quyền toàn quốc; khi có hơn 5.540.000 đảng viên lãnh đạo nhân dân chiến thắng phát-xít Đức hung bạo, lập chiến công bất hủ, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai, vậy mà khi có gần 20 triệu đảng viên thì lại mất địa vị cầm quyền, mất Đảng, mất nước. Rốt cuộc, vấn đề là ở chỗ nào?

Nhà văn Nguyên Ngọc thoái hoá, biến chất như thế nào và vì sao tuyên bố bỏ Đảng?

 


Những năm qua, dư luận, đặc biệt là những kẻ cơ hội chính trị, cực đoan chống đối, phản động lưu vong ở nước ngoài đang vui mừng, hí hửng chia sẻ thông tin về việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố bỏ Đảng. Bọn chúng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến lúc suy yếu vì có nhiều người tuyên bố bỏ Đảng! Thậm chí một số trang phản động giật tít “Rộ phong trào bỏ Đảng sau khi tuyên bố kỷ luật Chu Hảo”… Tuy nhiên, nhân dân và cộng đồng mạng mới chỉ nghe một chiều từ những kẻ chống phá. Chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin để bạn đọc vì hiểu vì sao Nguyên Ngọc và một số kẻ cơ hội chính trị khác lại tuyên bố “bỏ Đảng”.

Đối với hầu hết người dân Việt Nam, nhất là với những người đã trưởng thành thì không ai lại gì với cái tên Nguyên Ngọc. Chúng ta biết đến Nguyên Ngọc theo chiều hướng tích cực với tư cách là một nhà văn lớn. Những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”… đã được đưa vào chương trình Sách giáo khoa, và trong chúng ta chắc ai cũng một vài lần làm bài thi, bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm của ông ấy!

Nhưng ít ai biết rằng, Nguyên Ngọc đã suy thoái, đã “đổ đốn” từ khá lâu. Nếu chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu thì bạn đọc cũng đã nhiều lần biết chúng ta đã phản ánh. Dư luận căm phẫn nhất, sục sôi nhất là lần ông ta và một nhóm những kẻ suy thoái xuyên tạc về hình ảnh Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu (bạn đọc có thể xem lại tại đây: Những tình tiết sau đây sẽ cho bạn đọc biết kỹ hơn, rõ hơn về kẻ cơ hội chính trị, kẻ suy thoái Nguyên Ngọc.

Nguyên Ngọc không chỉ là nhà văn nổi tiếng, ông ta còn được Đảng, Nhà nước coi trọng, đề bạt giữ nhiều chức vụ quan trọng, giữ đến chức Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

Khi còn đảm nhiệm vai trò Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, Nguyên Ngọc đã bảo kê cho Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đăng những truyện ngắn, những tiểu luận chửi cả các Danh nhân và Lịch sử Việt Nam. Năm 1988, quyển tiểu thuyết đầu tay của Phạm Thị Hoài được xuất bản tại Hà Nội nhan đề “Thiên sứ” nhưng ngay sau đó tiểu thuyết này bị cấm lưu hành. Sau này, khi đã qua Đức sinh sống, Phạm Thị Hoài đã lập ra Talawas là một diễn đàn trực tuyến được thành lập từ năm 2001 và Hoài làm tổng biên tập, chuyên viết xuyên tạc về chính trị và tình hình đất nước. Với vai trò là Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, Nguyên Ngọc cũng đã cho xuất bản rất nhiều truyện ngắn trên báo này của Nguyễn Huy Thiệp, những truyện ngắn với những ẩn ý hết sức xuyên tạc, phản động.

Đầu những năm 1990, Nguyên Ngọc bị đơn vị chủ quản là báo Văn Nghệ phê phán về việc có tư tưởng đi ngược lại với đường lối của Đảng và nhà nước. Đồng thời, ông ta bị cách chức và buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của mình. Sau khi bị “buộc” từ chức với danh nghĩa về hưu trước tuổi, ông ta liền công khai quay ngoắt lại chống Hội Nhà Văn và thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Thực chất đây là một nhóm chống phá Nhà nước Việt Nam (quý độc giả đã thấy một số thành viên nhóm này trong clip xuyên tạc về Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu).

Người ta đọc danh sách 61 người ký tên vào bản tuyên bố thành lập “Văn đoàn độc lập” thì thấy toàn cái tên nổi bật chuyên vu cáo xuyên tạc hoặc đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi… ngoài ra còn có cả nhà văn Vũ Thư Hiên, được coi là kẻ đào tẩu muộn màng ra nước ngoài. Lướt qua 61 gương mặt nhà văn ấy ta thấy ít nhất là 15 người đã từng vào tù, vô khám vì lý do làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để xuyên tạc chế độ, vài người là ducanger đang sống lưu vong ở nước ngoài, 12 người là gốc Việt có quốc tịch nước ngoài. Hầu hết họ đều là những người có ân oán với Dân tộc. Những nhà văn nói trên trừ Nguyên Ngọc chẳng ai có gương mặt sáng sủa và có tác phẩm nào đáng giá để cho công chúng đọc. Nếu có chăng là một vài tác giả vì “nhận thức lại” đã bị khai trừ khỏi đảng như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lính, Hoàng Hưng… Điều làm chúng ta chú ý là trong danh sách trên có nhiều người có quốc tịch nước ngoài cũng đã có dày dạn “thành tích” chống phá Tổ Quốc nhưng lại có tiềm năng kinh tế, Nguyên Ngọc láu cá bắt được cả hai tay, vừa có ý “hòa hợp hòa giải” một động thái xu nịnh bọn chống Cộng ở nước ngoài, vừa kiếm được chỗ tài trợ cho hội của ông.

Qua các tham luận tại các hội thảo sau khi “về hưu “, Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những khái niệm mới do ông nghĩ ra như: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của Nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can thiệp của Đảng“!

Hậm hực do bị đuổi khỏi vị trí ngỡ như bước đà danh vọng đỉnh cao danh vọng của đời mình, ông đã liên tục có những hành vi bôi nhọ Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có lẽ ông đã quên đi lời văn năm nào: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội chúng ta đấy bà con ạ…”. (Trích “ Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng“ của Nguyên Ngọc).

Viết đến đây thì tôi thấy việc có người tự ném cứt vô mặt mình là có thật, không rõ khi phát ngôn gây sốc như vậy, liệu ông có nghĩ tới “Đất Nước Đứng Lên”, “Rừng Xà Nu”, “Đường Chúng Ta Đi”, “Đất Quảng” có phải do ông đã ngu ngốc “minh hoạ” theo đơn đặt hàng của Đảng hay ông tự viết ra từ cảm xúc một người lính trong lúc đối mặt với kẻ thù gian ác mà chính ông đã từng vạch tội chúng trong các tác phẩm nói trên?

Năm 2013, Nguyên Ngọc cùng bè lũ “Văn đoàn độc lập” của mình đã kí tên vào “Bản góp ý Sửa đổi Hiến Pháp 2013” phủ định hoàn toàn Đảng Cộng Sản, như đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, đề nghị đa nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, thực hiện tam quyền phân lập v.v…
Kể về thâm thù vì danh vọng của ông, người ta không thể không nhắc tới việc năm 2000, Nguyên Ngọc được mời nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhì, nhưng ông từ chối không nhận vì các lý do mà mọi người ở làng văn đều biết: Nguyên Ngọc tự cho mình phải được hạng Nhất, có cống hiến nhiều thế, có nằm gai, nếm mật nhiều thế sao lại hạng Nhì, thế đứa nào là hạng Nhất. Nhưng thực tế năm đó không có ai được trao hạng Nhất.

Người ta biết thừa rằng Nguyên Ngọc bực tức, bất mãn đến điên cuồng vì các thành viên trong Hội đồng xét duyệt các Giải thưởng văn học năm ấy không bỏ phiếu cho ông để được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Và sau đó còn vài giải nữa Nguyên Ngọc đều tẩy chay không nhận, cho mình phải là người đoạt hạng nhất, hạng thấp hơn là đồ bỏ. Ông ta muốn mọi người tôn sùng ông, coi ông là lãnh tụ văn học, ông phải là con người quyết định mọi việc cho người khác, không ai có quyền quyết định ông.

Ngoài ra, Nguyên Ngọc cũng là cái tên được biết đến tại một số “diễn đàn xã hội dân sự”, thực chất cũng là nơi tập hợp những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước mà chúng tôi đã nhiều lần đề cập đến. Như vậy, việc Nguyên Ngọc đăng stt ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam vào đêm 26/10/2018 không phải là đột ngột hay tuổi cao nên lú lẫn. Tất cả đều có nguyên do và đó một quá trình gắn liền với giai đoạn ông còn đương chức. Chung quy cũng chỉ vì ông quá đề cao bản thân, để rồi khi bị ngã khỏi đà danh vọng của cuộc đời bởi sự ngông cuồng của chính mình, thì lại thù ghét xã hội, đất nước . Đây cũng là bệnh chung của các nhà “dân chủ” ở Việt Nam.

Nhiều bạn đọc cho rằng, việc làm của Nguyên Ngọc và một số kẻ suy thoái, bất mãn chẳng qua là chút vớt vát cái tôi cá nhân, vớt vát chút danh dự vì những kẻ này không tuyên bố “bỏ Đảng” thì cũng sẽ đến lúc “Đảng bỏ”, nhất là sau khi Trung ương tuyên bố sẽ kỷ luật Chu Hảo – một đảng viên, một tri thức suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá thì những kẻ suy thoái khác cũng nghĩ ngay đến số phận của mình. Về việc một bộ phận đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã biết rõ, đã nêu cụ thể thành các biểu hiện trong Nghị quyết Trung ương 4, Khoá XII. Đây cũng là một trong những nổ lực, cố gắng xây dựng Đảng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang được đông đảo đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ tuyệt đối.

Nhiều đảng viên chân chính tỏ ra vui mừng, phấn khởi vì loại bỏ được những kẻ này thì Đảng càng trong sạch hơn

 

BA MƯƠI NĂM VÀ SỰ NUỐI TIẾC LIÊN XÔ - MỘT "KẺ THÙ" VĨ ĐẠI!

     Khi còn là một đứa trẻ của Chiến tranh Lạnh, tôi lớn lên chỉ biết Liên Xô là kẻ thù của chúng ta. Khi sụp đổ, nó đã tạo ra một khoảng chân không cho học thuyết bảo vệ nước Mỹ. Hóa ra chúng ta cần Liên Xô là để mang lại mục đích cho chính sự tồn tại của chúng ta. 

Tôi là một đứa trẻ sinh ra trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Năm tôi sinh ra, 1961, là năm ​​Bức tường Berlin được xây dựng. Khi tôi gần một tuổi rưỡi, cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba khiến bố mẹ tôi tự hỏi liệu còn có ngày mai hay không (lúc đó chúng tôi sống ở trung tâm Florida). Bố tôi là một sĩ quan Không quân. Năm 1964, ông được điều động tới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông khai thác các máy bay ném bom chiến đấu F-100 Suer Sabre thường trực cảnh báo bên ngoài Izmir, được trang bị vũ khí hạt nhân. 

Năm 1965-66, ông được cử sang Việt Nam để chống lại cộng sản. Năm 1969, ông được cử đến Hàn Quốc để chuẩn bị làm điều tương tự. Năm 1975, ông ấy đưa gia đình chúng tôi đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tôi bị bao vây bởi thực tế của Chiến tranh Lạnh - các trạm nghe trộm bí mật của Mỹ ở Sinop theo dõi thông tin liên lạc của Liên Xô, một trạm địa chấn bí mật theo dõi các vụ thử hạt nhân của Liên Xô và các boongke bí ​​mật được trang bị hạt nhân, vũ khí sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Liên Xô.

Năm 1977, chúng tôi chuyển đến Tây Đức, nơi mối đe dọa từ Liên Xô là hiện thực hàng ngày. Xe tăng và xe bọc thép của Mỹ chen chúc trên các xa lộ của Đức, khoét sâu các đường mòn và quần thảo các cánh đồng của Đức khi họ chuẩn bị đối đầu với Quân đội Liên Xô đông đảo, theo đúng nghĩa đen, ngay bên kia biên giới. Nhà của tôi, nép mình trong một ngôi làng đẹp như tranh vẽ ở Đức, cách kho chứa vũ khí hạt nhân của Mỹ một quãng, điều đó có nghĩa là nếu vũ khí được phóng lên, rất có thể chúng tôi sẽ bay lên trời cùng nó. Tôi đã đến đông Berlin ba lần, bằng đường bộ, đường sắt và máy bay. Mỗi lần như vậy, tạm thời ít nhất tôi cũng thấy thương xót những người lính Liên Xô đang vây quanh Berlin.

Tôi gia nhập quân đội năm 1979 với mục đích rõ ràng là được gửi ra tiền tuyến để có thể chiến đấu với Liên Xô ngay khi họ vượt qua biên giới. Sau đó, với tư cách là một sĩ quan Thủy quân lục chiến, tôi được huấn luyện để chiến đấu với Quân đội Liên Xô bằng cách sử dụng các nguyên tắc mới được đúc kết về chiến tranh cơ động. Tham vọng nghề nghiệp của tôi, với tư cách là một sĩ quan tình báo, là được bổ nhiệm vào Phái bộ Liên lạc Quân sự, ở Potsdam, Đông Đức, nơi tôi sẽ được cấp giấy phép trên thực tế để do thám Nhóm Lực lượng Liên Xô ở Đức. Nhưng thay vào đó, tôi là một trong những người đầu tiên được giao về Cơ quan Kiểm tra mới được thành lập để thực hiện hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) do Tổng thống Ronald Reagan và Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev ký vào tháng 12 năm 1987. 

Tôi đóng quân ở thị trấn Votkinsk - phía tây dãy núi Ural - bên ngoài một nhà máy lắp ráp tên lửa, nơi tôi theo dõi các tên lửa liên lục địa di động đường bộ SS-25 được vận chuyển ra khỏi nhà máy để xác minh rằng chúng không phải là SS-20. tên lửa tầm trung bị cấm bởi hiệp ước. Thời gian sống ở Votkinsk đã cung cấp cho tôi bằng tiến sĩ về thực tế Xô Viết. Từ đó tự nhiên tôi đã học cách yêu ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống của kẻ thù mà tôi đã tuyện thệ. Hiệp ước dựa trên nguyên tắc có đi có lại, có nghĩa là cách chúng tôi đối xử với các thanh sát viên Liên Xô có trụ sở bên ngoài nhà máy sản xuất động cơ tên lửa rắn Hercules ở Magna, Utah, đã tác động đến cách Liên Xô đối xử với chúng tôi ở Votkinsk và ngược lại. Hiệp ước này theo ý nghĩa pháp lý, có thể nói, khiến chúng ta bình đẳng trong mắt nhau. 

Tôi lớn lên trong nỗi sợ Liên Xô. Sau hai năm gần như liên tục tiếp xúc với người dân và công nhân nhà máy của Votkinsk, nỗi sợ hãi này đã được thay thế bằng tình cảm tôn trọng mà chỉ có thể có được bằng cách thực sự làm quen với một ai đó — tốt, xấu, rất xấu, nhưng chủ yếu là tốt... Sự tích lũy kiến ​​thức đã giúp quét sạch nỗi sợ hãi sinh ra do sự thiếu hiểu biết đã chi phối thế giới quan của tôi trước khi tôi nhận nhiệm vụ ở Votkinsk. 


Tôi rời công việc đó vào mùa hè năm 1990 với nhận thức mới rằng quốc gia mà tôi từng coi là kẻ thù truyền kiếp đã trở thành nếu không phải là một người bạn đáng tin cậy, thì cũng là một đồng nghiệp đáng tin cậy, đặc biệt là khi liên quan đến các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Tôi đã chiến đấu trong chiến dịch Bão táp sa mạc như một phần của "liên minh quốc tế', nó được thực hiện chỉ vì Liên Xô khi đó đã rất yếu nhược, họ không thể tiếp tục thực hành quyền phủ quyết bất cứ điều gì có thể được coi là mang lại lợi thế địa chính trị cho Hoa Kỳ.

Sau chiến tranh, với tư cách là thanh tra viên của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm giám sát việc giải giáp vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, tôi đã làm việc chặt chẽ với các nhà ngoại giao và sĩ quan quân đội Liên Xô để hoàn thành nhiệm vụ mà Hội đồng Bảo an giao cho chúng tôi. Vào tháng 12 năm 1991, tôi làm việc thường xuyên với một chuyên gia kiểm soát vũ khí của Liên Xô về việc chuẩn bị các kế hoạch giám sát lâu dài khả năng sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) theo quy mô công nghiệp của Iraq, nếu có. Đồng thời, tôi đi khảo sát khắp Iraq cùng với một người Liên Xô khác, một Đại tá cấp cao là chuyên gia về tên lửa SCUD, để khám phá các khía cạnh của các hoạt động tên lửa trong quá khứ của Iraq mà vào thời điểm đó, dường như họ đang che giấu các thanh sát viên. Đối với tôi, kinh nghiệm kiểm tra vũ khí với Liên hợp quốc là sự tiếp nối công việc mà tôi đã bắt đầu với Liên Xô ở Votkinsk vài năm trước, nơi chúng tôi hợp tác với nhau trong nỗ lực đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi. 

Tôi trở về từ chuyến kiểm tra Iraq vài ngày trước lễ Giáng sinh và đang ngồi trong phòng khách của bố mẹ tôi thì nhận được tin tức về việc Mikhail Gorbachev từ chức và Liên Xô tan rã. Tôi ngồi trong im lặng, kinh ngạc khi hình ảnh lá cờ Liên Xô được kéo xuống khỏi Điện Kremlin và thay thế bằng lá cờ ba màu của Liên bang Nga, phát trên màn hình tivi. 

Những người đứng đầu nước Mỹ nói chuyện trên TV đang tuyên bố chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, kỷ niệm ngày tàn của kẻ thù từng là nội dung thống trị ở Mỹ đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia trong suốt 35 năm.

Tôi đã không thể chia sẻ niềm vui sướng của họ. Tôi đã lớn lên trong trạng thái coi Liên Xô là kẻ thù của mình, và khi còn nhỏ đã được huấn luyện để giết hoặc bị giết khi có bất kỳ tương tác nào với công dân Liên Xô. Sau đó, tôi học được cách tôn trọng người Liên Xô thực tế là những người chăm chỉ, đáng kính, Liên Xô là thành quả của lịch sử mà người ta cần biết và hiểu để nhìn họ theo quan điểm thích hợp. Tuy nhiên, hầu hết những người Mỹ đồng hương của tôi chỉ có hiểu biết hời hợt về lịch sử Liên Xô. Sự thiếu hiểu biết xuất phát từ sự hời hợt như vậy đã thúc đẩy quan niệm về một chiến thắng của người Mỹ nhân dịp Liên Xô sụp đổ.

Tôi cũng đã không chia sẻ hy vọng này. Thay vào đó, tôi băn khoăn về sự cân bằng tồn tại trong các vấn đề toàn cầu trong Chiến tranh Lạnh đạt được là chỉ nhờ sự ngang bằng tồn tại giữa hai quốc gia về khả năng tiêu diệt quốc gia kia bằng vũ khí hạt nhân. Tôi nghĩ về những tiến bộ đã đạt được trong việc cùng nhau quay trở lại từ vực thẳm của sự hủy diệt hạt nhân đi kèm với việc giải trừ vũ khí của hai bên theo nguyên tắc chung, đôi bên cùng có lợi. Và tôi đã suy nghĩ về khả năng mới đã bắt đầu bộc lộ tại diễn đàn Liên Hợp Quốc về các vấn đề Iraq, nơi lợi ích của Hoa Kỳ và Liên Xô trùng khớp với nhau.

Khi tôi nhìn thấy lá cờ của Liên bang Xô Viết bị hạ xuống lần cuối cùng trên Điện Kremlin, tôi cảm thấy có một lỗ hổng trong tâm hồn mình. Kẻ thù mà tôi đã chuẩn bị để chiến đấu đã trở thành một đồng nghiệp, và thậm chí là một người bạn... Nhưng bây giờ nó đã biến mất. Nó không bị đánh bại, vì tôi không còn coi Liên Xô là kẻ thù. Nó vừa mới ra đi, và ra đi cùng với nó là cảm giác cân bằng đã làm cho thế giới có ý nghĩa hơn trong ba thập kỷ tôi đã sống trên trái đất cho đến thời điểm đó./.
Tác giả: Scott Ritter, cựu sĩ quan tình báo của lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Dịch: Ngô Mạnh Hùng).

Ảnh: đừng lãng quên, đừng để những sự hy sinh của những người anh hùng trở thành vô nghĩa…

Yêu nước ST.

Nguyên Ngọc – kẻ “Tự chuyển hóa”

 Viện cớ ông Chu Hảo bị kỷ luật, Nguyên Ngọc đã từ bỏ lý tưởng, từ bỏ hàng ngũ của Đảng, từ bỏ trách nhiệm với nhân dân…xin ra khỏi Đảng. Ông Chu Hảo là một đảng viên, từng là một cán bộ lãnh đạo cấp cao, nguyên Thứ trưởng, ông Chu Hảo hẳn phải gương mẫu trong thực hiện những điều đảng viên không được làm. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, ông Chu Hảo hết lần này đến lần khác vi phạm các điều cấm đó. Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, ông Chu Hảo đã tham gia ký tên, soạn thảo 7 kiến nghị, thư ngỏ với nhiều nội dung chưa đúng, không phù hợp, trái với đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, để các phần tử xấu lợi dụng, xuyên tạc, ảnh hưởng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Năm 2013, ông Chu Hảo tham gia nhóm nhân sĩ trí thức kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 với đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng. Năm 2015 ông tiếp tục tham gia ký thư ngỏ gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cho rằng, sự phát triển của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do Đảng… Ông Hảo còn thường xuyên trả lời phỏng vấn các đài, báo nước ngoài trên những bài viết có nội dung chống cộng, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Do những hành động hại nước, hại dân của Chu Hảo nên ông bị kỷ luật là điều đã rất rõ ràng. Ấy vậy mà, thật lực cười, tỏ ra “thương vay khóc mướn”, Nguyên Ngọc đã công khai bỏ Đảng sau khi Trung ương tuyên bố sẽ kỷ luật Chu Hảo – một đảng viên đã suy thoái. Một người cách mạng chân chính sẽ không bao giờ có chuyện dùng cách mạng, dùng lý tưởng, dùng cả những tháng năm bất khuất, hào hùng của bản thân, cả danh tiếng của mình để đổi lấy một Chu Hảo đầy tội lỗi, đầy sự xấu xa như thế. Con người ta chỉ trừ khi trong lòng không còn có Đảng nữa, quay lưng lại với lịch sử, với nhân dân, tự đánh mất mình mới hành động điên rồ như thế.

Như vậy có thể thấy, việc đảng viên Nguyên Ngọc thoái hóa, biến chất, không giữ vững được lập trường tư tưởng và lời thề trung thành, tự xin ra khỏi Đảng là sự thất bại đáng xấu hổ của gia đình, dòng họ, bạn bè và của chính Nguyên Ngọc, chứ không phải “là thất bại của Đảng” như Dương Tự Lập hàm hồ, quy chụp./.

Nguyên Ngọc – kẻ suy thoái, bất mãn

 

Những năm 90 của thế kỷ XX, khi đất nước bước vào giai đoạn khó khăn, nhà văn Nguyên Ngọc bắt đầu có sự thay đổi về tư tưởng theo hướng “tự do phương Tây”, “xã hội dân sự”. Do có tư tưởng đi ngược lại với đường lối của Đảng và Nhà nước, Nguyên Ngọc bị đơn vị chủ quản là báo Văn Nghệ phê phán và bị cách chức, buộc rời khỏi các vị trí quan trọng trong đời văn của mình. Sau khi về hưu, ông ta liền quay ngoắt lại chống Hội Nhà Văn và thành lập “Văn Đoàn Độc Lập”. Thực chất, đây là một nhóm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập hội này, Nguyên Ngọc có cơ hội để kết thân với một số văn nghệ sĩ có tư tưởng cấp tiến khác như Nguyễn Duy, Nguyễn Xuân Diện, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi… Được biết, hội này thường xuyên đăng tải các bài viết phê phán sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầu thoát ly văn học, nghệ thuật ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Không chỉ vậy, Nguyên Ngọc còn tham gia vào các cuộc tuần hành chống Trung Quốc nhưng thực chất đây là các cuộc biểu tình chống chính quyền nhân dân.

Có thể thấy, do bất mãn với chế độ và nhận thức chính trị sai lệch mà Nguyên Ngọc đã quay lưng lại với lịch sử hào hùng của dân tộc mà làm những hành vi sai trái, ông ta đã vội quên đi những dòng viết do chính ông sáng tác ra: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội đấy, chúng ta đấy bà con ạ…”. (Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng) .

Nhìn vào quá khứ đầy giai thoại của Nguyên Ngọc bao nhiêu thì chúng ta lại thất vọng về ông hiện tại bấy nhiêu. Nguyên Ngọc đã tự đưa mình vào đen tối. Lẽ ra, nếu có vấn đề gì chưa ổn thỏa với Hội Nhà Văn nơi Ông đã từng công tác thì phải tìm cách tháo gỡ, với tinh thần đoàn kết, xây dựng, góp ý cho Hội Nhà Văn. Nhưng không, Ông đã quay ngoắt lại chống Hội Nhà Văn, nhưng thực chất là chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta; Ông không những trở thành kẻ suy thoái mà còn trở thành kẻ bất mãn, bất tín, bất nghĩa đi ngược với lợi ích quốc gia dân tộc.