Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Họ luôn mang tư tưởng “uất hận, tiếc nuối” về quá khứ, về sự sụp đổ của một chế độ mà họ tôn vinh khi mỗi dịp tháng Tư.
Nhiều
bài viết với nội dung sai trái, tiêu cực được đăng tải trên Internet như:
“Tháng tư vẫn là một kỷ niệm đau buồn cho những người ly hương vì mất
nước”; “mỗi năm đến ngày 30/4 thì vết thương lại nhức nhối trong lòng”;
“tháng tư quốc hận”… Một số bài viết cố tình xuyên tạc rằng, cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước và đại thắng mùa xuân 1975 của chúng ta là “hoàn toàn
vô nghĩa, lẽ ra dân tộc Việt Nam đã có thể tránh được cuộc chiến tranh”; vu cáo
đây là cuộc “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam - Bắc, “không
có kẻ thua, người thắng, chỉ nhân dân là chịu thiệt thòi”; cho rằng cuộc chiến
tranh ở Việt Nam là “không cần thiết” và hoàn toàn “có thể tránh khỏi”… Gần
đây, trên một số trang mạng, website, blog cá nhân của các phần tử cơ hội chính
trị phát tán nhiều tin, bài xuyên tạc, đòi “định danh lại ngày 30/4 cho phù
hợp”, rằng “không nên gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng”! Thậm chí, dưới danh
nghĩa hòa hợp, hòa giải dân tộc, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị còn
đưa ra luận điệu cho rằng chỉ khi nào Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ quyền lãnh
đạo đất nước, chỉ khi nào Việt Nam lựa chọn đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
mới có thể thực hiện việc hòa hợp, hòa giải dân tộc…
Tựu trung lại, tất cả những lập
luận mà các lực lượng trên cố gắng thêu dệt chỉ nhằm mục đích hạ thấp vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống đế
quốc Mỹ và tay sai. Qua đó, xoay chuyển cục diện chiến tranh từ cuộc đấu tranh
chính nghĩa thành cuộc nội chiến - một cuộc chiến tranh phi nghĩa và dẫn đến sự
chuyển hóa về tư tưởng chính trị, sai lệch về nhận thức lịch sử của dân ta, đặc
biệt là giới trẻ hiện nay trong bề dày lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc.
Chiến thắng 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc của quân và dân ta. Hơn hai mươi năm kháng chiến, dân tộc ta
đã đi qua cuộc trường chinh muôn vàn gian khổ, gánh chịu bao mất mát, hy sinh
để giải phóng đất nước, thống nhất non sông. Đến năm 1973, ngay khi quân
Mỹ phải rút phần lớn lực lượng khỏi miền Nam trên cơ sở tuân thủ theo điều khoản
của Hiệp định Paris, bản chất của chính quyền VNCH vẫn không thay đổi - vẫn là
chính quyền tay sai, thực hiện theo sự chỉ đạo, kế hoạch của đế quốc Mỹ. Do đó,
cuộc chiến tranh Việt Nam không phải một cuộc nội chiến của người Việt Nam, mà
là một cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của đế
quốc Mỹ, đồng minh của Mỹ và chính quyền tay sai VNCH. Ngày 30/4/1975 không phải là “ngày quốc hận” mà là ngày quốc
gia độc lập, thống nhất non sông, ngày mở ra một trang sử mới hào hùng cho dân
tộc Việt Nam. Đó là khát vọng của nhân dân cả nước, thống nhất Bắc - Nam để
chung sức đồng lòng xây dựng giang sơn gấm vóc. Vì vậy, nói ngày 30/4/1975 là
“ngày quốc hận”, “tháng tư đen” thể hiện suy nghĩ thù hận, bóp méo bản chất, ý
nghĩa thiêng liêng của ngày thống nhất non sông, quan điểm đó đi ngược lại với
dòng chảy của lịch sử.
Lâu nay, chúng ta đón nhận những người từ bên kia chiến
tuyến trở về với tinh thần gác lại quá khứ, chung tay xây dựng đất nước. Quan
điểm hòa hợp, hòa giải bằng tinh thần bao dung, vì sự ổn định, phát triển của
đất nước. Nhưng chung tay hoà hợp không có nghĩa là xoá nhoà lịch sử, làm sai
lệch bản chất, ý nghĩa cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc. Chiến thắng
30/4/1975 là mốc son lịch sử, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, được nhiều
nước trên thế giới ngưỡng mộ và tôn vinh. Mọi sự chống phá, xuyên tạc của các
thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị đều không thể làm
phai nhạt giá trị, ý nghĩa lịch sử.
Chúng ta khẳng định nhất quán rằng ngày 30/4/1975 là ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thông qua đó để bác bỏ, đập tan những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch. Tầm vóc, ý nghĩa của ngày 30/4/1975 là không thể hạ thấp, không thể phủ nhận và mãi mang giá trị trường tồn với lịch sử của dân tộc. Do đó, mỗi người khi tham gia mạng xã hội cần tỉnh táo, nâng cao tinh thần cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật của các tổ chức, cá nhân phản động, chống phá Đảng, Nhà nước.
Đối với
người đi theo đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên cường chiến
đấu chống giặc ngoại xâm và nội phản, bảo vệ lợi ích Tổ quốc, truyền thống dân
tộc, danh dự của một đất nước thống nhất, đó là hành động chính nghĩa cần được
phát huy, nhân rộng. Đối với thế hệ sinh sau ngày 30/4/1975, nếu là người có
học, được giáo dục tử tế đều biết trân trọng giá trị, ý nghĩa ngày 30/4 như một
phần máu thịt tạo nên cơ thể và cuộc sống của chính mình. Người nước ngoài yêu
chuộng hòa bình, yêu quý đất nước Việt Nam đều ngưỡng mộ, khâm phục sức sống
mãnh liệt của dân tộc Việt Nam và trí tuệ, bản lĩnh, anh hùng của con người
Việt Nam.
Đối với
đế quốc Mỹ, dù quá khứ có lùi xa, sự phát triển khoa học công nghệ, sự giàu có
về đô la thì vẫn không bao giờ xóa mờ thất bại thảm hại nhất, nặng nền nhất,
nhục nhã nhất trong lịch sử của họ. Đối với lực lượng “dựa vào ngoại bang để
phá hoại thống nhất đất nước”, dù ở đâu, lưu lại trên đất Việt hay nương thân
nơi đất khách, vẫn không thể nào che được vết nhơ về một thời lầm lỡ, nỡ tâm
theo giặc cầm súng bắn vào nhân dân của mình. Đối với kẻ đánh thuê, có thể thu
lại một khoản đô la về góp phần làm giàu cho đất nước họ thì đến nay vẫn không
nguôi ngoai được những dấu vết chiến trường xưa mỗi khi trở lại đất nước Việt
Nam thời kỳ đổi mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét