Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

Yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới

 

Tình hình thế giới, khu vực và thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có sự phát triển với nhiều nội dung mới, sâu sắc và toàn diện. Nội hàm cốt lõi của bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc gắn chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Điều này không chỉ thể hiện tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có những diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; đan xen cả thời cơ và thách thức, mà còn biểu thị rõ quyết tâm của Đảng ta xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[1]. Đây là cơ sở định hướng để các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.

Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi quân đội ta cần chủ động nghiên cứu, nắm, đánh giá, dự báo đúng tình hình thế giới, khu vực và trong nước, tham mưu chiến lược kịp thời với Đảng, Nhà nước trong việc đề ra các chủ trương, đối sách xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ, không để mâu thuẫn, tranh chấp phát triển thành xung đột vũ trang, chiến tranh; chủ động, tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân” vững chắc, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững mạnh ở từng khu vực và trên cả nước, nhất là các địa bàn chiến lược, trọng điểm về quốc phòng - an ninh; xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phải tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đội và các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, bảo đảm đủ sức lãnh đạo toàn quân hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Như vậy, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra những yêu cầu cao hơn về phẩm chất chính trị trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, đòi hỏi Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc,

 



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.155-156.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét