Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Khắc họa rõ nét mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 

Ngày 9/2, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cùng với việc xuất bản sách giấy truyền thống, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản phiên bản điện tử cuốn sách trên trang Stbook.vn và Thuviencoso.vn.

Cuốn sách tuyển chọn 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay. Nội dung xuyên suốt 29 bài viết là sự phân tích biện chứng, lý giải thấu đáo những câu hỏi lớn về CNXH và con đường lên CNXH ở Việt Nam của Tổng Bí thư.

Các bài viết đã thể hiện rõ và làm sâu sắc thêm bản chất, giá trị cốt lõi của CNXH trên các bình diện chính trị, kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách diễn đạt dung dị, gần gũi, dễ hiểu đối với mọi tầng lớp nhân dân, được chắt lọc từ đời sống thực tiễn sinh động của đất nước.

Sau khi phát hành, cuốn sách đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu, quản lý, các nhà khoa học cùng đông đảo độc giả trong và ngoài nước.

Qua nội dung các bài viết của Tổng Bí thư trong cuốn sách, chúng ta thêm hiểu, thêm vững tin rằng xã hội XHCN với giá trị cốt lõi, bền vững và tốt đẹp mà nhân loại hướng tới là một xã hội “thực sự vì con người; sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn; sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai; một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân”.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn được Tổng Bí thư quán triệt trên 3 nguyên tắc, đó là: Kế thừa và phát triển; kiên định và đổi mới; nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn. Cuốn sách là sự bổ sung về lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ qua nhiều nhiệm kỳ, đặc biệt tổng kết 35 năm công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH; là sự kế thừa, phát triển, làm sâu sắc hơn giá trị nghiên cứu trước đây của Tổng Bí thư về con đường cách mạng của Đảng ta.

Tổng Bí thư cũng nêu rõ mục tiêu đi tới của CNXH ở Việt Nam là thế nào? Chúng ta phải xây dựng cơ sở kinh tế, bước đầu hiện nay ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Rồi phải tạo dựng nền tảng kinh tế của CNXH ra sao? Trên đó là một kiến trúc thượng tầng phù hợp và phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN...

Cuốn sách không chỉ nhận được sự quan tâm, đón nhận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong nước mà còn được kiều bào, bạn bè, các chính đảng, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu... quốc tế quan tâm, ghi nhận.

Thủ đoạn đánh lận bản chất vụ Việt Á để chống phá Đảng, Nhà nước

 Một số trang mạng xã hội của các tổ chức, hội nhóm ngoài nước, hãng thông tấn như Việt Tân, RFA, VOA… lợi dụng vụ việc này tung ra những luận điệu bôi xấu chế độ, xuyên tạc bản chất vụ việc. Nhiều bài viết vu cáo Việt Nam chống tham nhũng bằng cách hô hào khẩu hiệu, hướng lái dư luận, đổ lỗi việc để xảy ra những vụ án như vậy là do chế độ, lỗi do Đảng, Nhà nước.

Với những thông tin mà các hội, nhóm, cá nhân trên đưa ra cho thấy sự suy diễn, thổi phồng, nhiều bài viết bịa đặt, xuyên tạc tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Về vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, qua các chiêu trò của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại được nhào nặn, chế biến thành công cụ, phương tiện rất nguy hại nhằm đánh lận hiện tượng để quy kết bản chất. Các đối tượng nhào nặn vụ án rồi suy diễn thành “lỗi hệ thống”, bóp méo chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta.

Thực tế, quan điểm trong phòng, chống tham nhũng của Đảng ta được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng, trong đó Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”. Để phòng, chống, đẩy lùi tham nhũng, suy thoái, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đi cùng với đó là sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với việc điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, tạo sức răn đe, phòng ngừa chung trong toàn xã hội.

Từ khi vụ việc tại Công ty Việt Á được phát giác đến nay, các cơ quan chức năng đã khẩn trương đẩy nhanh tốc độ, mở rộng điều tra vụ án; ban đầu điều tra các đối tượng của một địa phương, sau đó mở rộng sang các đối tượng của địa phương khác. Điều đó thể hiện những nỗ lực, quyết tâm cao, hành động xuyên suốt, nhất quán. Thực tế trong công cuộc phòng, chống tham nhũng những năm qua theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) đã chứng minh, pháp luật Việt Nam nghiêm minh “không thiên tư, thiên vị”, các cá nhân, tổ chức sai phạm đều được làm rõ để xử lý nghiêm. Thời gian qua, đối với những tổ chức, cá nhân có các hành vi tham nhũng chính sách, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID -19 để trục lợi đều bị xử lý nghiêm minh, không có việc Đảng, Nhà nước “tránh trách nhiệm” như những gì mà các thế lực thù địch rêu rao, vu cáo.

Mọi luận điệu không lấp liếm được sự thật

     Tại Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước Hiến pháp và pháp luật, trên tinh thần “Thượng tôn pháp luật”; “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Dù có che chắn, bảo vệ đến đâu chăng nữa thì những kẻ mà một số tổ chức, hội nhóm, trong đó có cái gọi là tổ chức “Sáng kiến Pháp lý Việt Nam” nhắc tới vẫn là những kẻ đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.

    Cụ thể họ là thành viên của tổ chức bất hợp pháp “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.  Dưới vỏ bọc của tổ chức này, họ bày tỏ ý kiến một cách vô tổ chức, “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm xuyên tạc, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”; “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật phẩm hay bí mật Nhà nước”;... Và họ phải chịu những hình thức xử phạt nghiêm khắc của pháp luật là tất yếu, không có điều gì phải bàn cãi.

    Giọng điệu mà một số hội, nhóm và cái gọi là tổ chức “Sáng kiến Pháp lý Việt Nam” đưa ra thực chất vẫn là “bình cũ rượu mới” dựa theo luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” của một số nước phương Tây mà thôi. Hành vi của một số hội, nhóm, trong đó có cái gọi là tổ chức “Sáng kiến Pháp lý Việt Nam” đâu phải là vì nhân quyền cho Việt Nam. Đó chỉ là trò núp bóng nhân quyền nhằm bảo vệ những kẻ âm mưu lợi dụng quyền tự do ngôn luận nhằm chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam./.






Giọng điệu hiểm độc

     Đứng ra bênh vực, bảo vệ cho những nhân vật mà họ gọi là “nhà báo độc lập”, một số tổ chức, hội nhóm trong đó có tổ chức “Sáng kiến Pháp lý Việt Nam” lu loa xuyên tạc rằng chính quyền Việt Nam đã “vi phạm quyền tự do ngôn luận”; “tấn công vào nền tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập”... Từ những suy diễn, vu cáo vô lối ấy, cái gọi là tổ chức “Sáng kiến Pháp lý Việt Nam” và một số tổ chức đòi Nhà nước Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho những “nhà báo độc lập” đang bị giam giữ.

    Theo lập luận của một số tổ chức, hội nhóm và cái gọi là “Sáng kiến Pháp lý Việt Nam” thì Nhà nước Việt Nam không tuân thủ theo các cam kết về nhân quyền với quốc tế; không chịu nội luật hóa các điều đã cam kết, nên luật pháp Việt Nam không tương thích với công ước của Liên hợp quốc về quyền con người.... Từ những suy diễn ấy họ cho rằng những “nhà báo độc lập” bị bắt giữ thời gian qua chỉ là “bày tỏ chính kiến một cách hòa bình”, “Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”... và việc Việt Nam bắt giữ, xử lý những người trong tổ chức tự xưng “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” là vi phạm quyền con người; vi phạm quyền tự do ngôn luận đã được nêu trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.

    Cần khẳng định ngay rằng, một số tổ chức, hội nhóm, trong đó có cái gọi là tổ chức “Sáng kiến Pháp lý Việt Nam” đang núp bóng “bảo vệ nhân quyền” để bóp méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất các vụ việc nhằm chống phá Việt Nam.

    Việt Nam đã và đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam, trong đó có Bộ luật Hình sự hiện hành đều được Quốc hội thảo luận thông qua và được ban hành theo đúng nguyên tắc, trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Việt Nam luôn chú trọng nội luật hóa các điều khoản đã cam kết với thế giới trên cơ sở văn hóa truyền thống và thực tiễn đất nước.

    Mặt khác với tinh thần mở rộng dân chủ trong quy trình xây dựng pháp luật, Việt Nam luôn coi trọng việc lấy ý kiến đóng góp của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Chính vì thế mà hệ thống pháp luật nói chung và Bộ luật Hình sự của Việt Nam nói riêng vừa tương thích với quốc tế, vừa phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm tính dân chủ và sự đồng thuận cao của xã hội, vừa tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đối với các loại tội phạm sẽ bị đưa ra xét xử hình sự.

    Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, mọi công dân Việt Nam có quyền bày tỏ tâm nguyện, chính kiến chính đáng của mình, song quyền này phải được thực hiện theo khuôn khổ của pháp luật; bày tỏ chính kiến một cách có tổ chức, trên tinh thần tập thể và ý thức xây dựng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Xã hội Việt Nam không có chỗ cho những kẻ lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để nêu ý kiến một cách tùy tiện, vô tổ chức, không vì mục đích xây dựng mà nhằm động cơ kích động, gây rối, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác, làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia - dân tộc... Mọi hành vi trái với tinh thần đó đều là vi phạm pháp luật và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật./.



TỔ QUỐC TRÊN VAI...!

 


Nhập ngũ có vui không..?

Vui không thể tả hết...!

Dẫu có khi rất mệt

Nhưng môi vẫn cười tươi


Đồng đội của tôi ơi

Nào chúng ta nhập ngũ 

Dẫu thời gian không đủ

Cho thói quen rong chơi


Những đẹp nhất cuộc đời

Trên vai người chiến sĩ

Có phải đâu suy nghĩ 

Chỉ biết cho riêng mình


Tổ quốc thật oai linh

Tươi sắc cờ thắm đỏ

Muôn trái tim như có

Nhịp đập đồng đội ơi


Trong ánh mai giữa trời

Ta bên nhau rèn luyện

Làm trai không quyến luyến

Vững bước chân lên đường

Để lại những mến thương

Đất nước là trên hết..!

HÃY MAU CHÓNG XÓA SẠCH NƯỚC MẮT TRẺ THƠ!

     Tôi như nghe thấy tiếng thét của biết bao người lương thiện như thế - trước những giọt nước mắt của em bé Ukraine đang cầm biển chữ tự viết kêu gọi lương tri nhân loại: “Cháu không muốn chiến tranh” - tiếng thét căm giận đối với những kẻ tiến hành chiến tranh và bênh vực chiến tranh!

    Một nhà văn Nga từng kể số phận của một người lính sau cuộc chiến chống phát xít, trở về nhà mình bên hố bom, trước đứa bé mồ côi và đơn độc như ông, ông đã chảy nước mắt… Người đàn ông khi rơi vào tận đáy nỗi khổ đau, từng trải qua bao cảnh “địa ngục trần gian”, làm gì còn nước mắt nữa, thế mà vẫn phải khóc cho nỗi khổ đau của đồng loại - và nhà văn viết: “Điều quan trọng là đừng để nước mắt đàn ông phải chảy…”

    Còn nước mắt của một đứa trẻ, chưa hiểu lý do vì sao mình và người thân đau khổ, ở cái tuổi nếu có khóc thì chỉ là hờn dỗi, nũng nịu cha mẹ anh chị. Đôi mắt trẻ thơ, thời đại nào cũng thế, ở đất nước nào cũng thế, đều chứa trong đáy mắt chúng bài hát của mẹ - “bài hát giúp con nhìn xuyên suốt - vạn vật ở trên đời” - như thi hào Tagor từng ca ngợi. Thế nhưng, nhưng đôi mắt trẻ thơ ngây được bao thi nhân, họa sĩ, nhạc sĩ hàng chục thế kỷ nâng niu đó hiện đang là nạn nhân trực tiếp của của những tham vọng, tranh chấp chính trị quyền lợi của người lớn, thì giọt nước mắt trẻ thơ sẽ là lời lên án mạnh mẽ nhất, đau đớn nhất!

    Những kẻ đã bấm nút kích hoạt chiến tranh và những kẻ ngu xuẩn bênh vực họ, ai mà chẳng có con, có cháu nhỏ; nếu họ còn chút lương tri của con người, của một người cha, người ông tử tế và lương thiện, hãy mở to mắt mà nhìn nước mắt của em bé Ukraine kia! Mọi lý lẽ, lập luận, học thuyết, chiến lược… đều trở thành vô nghĩa hết, thành đáng phỉ nhổ, nếu tuổi thơ con trẻ biến thành bia đỡ đạn cho các ngài! Các ngài hãy mau chóng tìm cách chấm dứt nỗi đau khổ trẻ thơ, hãy lau sạch nước mắt cho các em, nếu các ngài còn có chút tình người!




Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc, bịa đặt vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội ở nước ta

     Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (cuốn sách của Tổng Bí thư) do Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt bạn đọc ngày 9/2/2022 bao gồm 29 bài viết, bài phát biểu được tuyển chọn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay. Nội dung xuyên suốt của các bài viết này là sự phân tích biện chứng, luận giải thấu đáo những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư.

    Việc xuất bản các cuốn sách của Tổng Bí thư và viết về Tổng Bí thư không chỉ là sự trân trọng trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết của đồng chí; không chỉ là tình cảm đặc biệt dành cho Tổng Bí thư mà còn là sự khẳng định niềm tin của nhân dân ta, của bạn bè quốc tế đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam từ mùa Xuân năm 1930 về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; sự kiên định con đường đã chọn trong suốt 9 thập niên (dù Việt Nam phải trải qua nhiều khúc ngoặt, đầy khó khăn, thử thách) đã được Tổng Bí thư trình bày, phân tích, minh chứng khách quan, khoa học. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đều tìm thấy từ đây câu trả lời cho tương lai của loài người và của dân tộc Việt Nam - đó chính là chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa); đều thấy đây là một tài liệu quý, cần thiết để đọc, để hiểu đúng…

    Vì thế, việc suy diễn vô căn cứ của Trân Văn rằng, việc xuất bản cuốn sách này và trước đó là cuốn sách “Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” và cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” là “nịnh” Tổng Bí thư thật là thiển cận. Nhắc lại để Trân Văn hiểu rằng, việc tổ chức xuất bản, ra các cuốn sách này không phải là “phong trào” và cũng không phải để “nịnh” người lãnh đạo Đảng mà chính là lan tỏa sâu rộng giá trị, ý nghĩa của những ấn phẩm này trong đời sống chính trị, tinh thần của nhân dân. Mọi sự bịa đặt, xuyên tạc của Trân Văn về việc vì sao xuất bản 3 cuốn sách này; vì sao phải tổ chức lễ ra mắt… cho thấy dã tâm thâm độc của người viết nhằm bôi nhọ Tổng Bí thư và chiêu trò bẻ cong sự thật, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Không có luận cứ nào để cho thấy, ở Việt Nam không có mấy người quan tâm đến 3 ấn phẩm này, mà chỉ có sự suy diễn của Trân Văn và những người cùng hội cùng thuyền quy chụp rằng, “có lẽ sẽ có đến 99,9 % người Việt Nam không đọc và không muốn đọc sách viết về ông Trọng”. Sự thật là, đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu, chính khách… đã quan tâm, tìm đọc và đánh giá cao về những cuốn sách của Tổng Bí thư và cuốn sách viết về Tổng Bí thư. Đồng thời, cũng chả thấy ai “bất bình” về việc xuất bản 3 cuốn sách, mà chỉ thấy những đánh giá, ghi nhận tích cực, quý giá về các cuốn sách nêu trên.

    Cũng cần phải nói thêm rằng, xu nịnh cũng là một trong những biểu hiện của tiêu cực, của sự suy thoái theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ“. Cho nên, chắc chắn người đừng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không bao giờ/không khi nào chấp nhận sự “nịnh” mình, lại càng không “tự mãn” với niềm tin yêu mà cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân dành cho mình. Cho nên, đừng có xuyên tạc và quy chụp thô thiển như vậy! Với Tổng Bí thư, càng đón nhận tình cảm, niềm tin yêu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thì đồng chí lại càng nỗ lực, càng gương mẫu hoàn thành trọng trách mà Tổ quốc và nhân dân giao phó; càng công tâm, khách quan trong công tác cán bộ và càng nêu cao phẩm chất đạo đức của người đảng viên cộng sản: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Vì thế, mọi sự bịa đặt,  bôi nhọ Tổng Bí thư hay là xuyên tạc về các ấn phẩm nêu trên (nhất là xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam) đều là chiêu trò của những người “ăn theo, nói leo” theo bả của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội.

    Vì thế, mọi sự bịa đặt hay xuyên tạc về cuốn sách của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội hay của Trân Văn trong bài viết: Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’ đăng trên VOA, Tiếng Dân … đều cần phải bác bỏ!



Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giữ gìn "phương diện quốc gia"

    Từ điển tiếng Việt giải thích “phương diện quốc gia” từ ý thơ của cụ Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là: “Vị quan đảm đương công việc một vùng đất nước”. Trong thời đại ngày nay, mỗi cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị đều có một phần “phương diện quốc gia” trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Vì vậy, mọi việc làm, hành vi ứng xử của cán bộ, nhất là trong môi trường có yếu tố nước ngoài, đều có ảnh hưởng nhất định đến hình ảnh đất nước, vị thế quốc gia, dân tộc. Cán bộ giữ cương vị càng cao, sự ảnh hưởng càng lớn. Cán bộ tốt thì dân được nhờ, đất nước được tiếng thơm. Cán bộ tiêu cực, không biết giữ mình thì đất nước mang tiếng xấu. Sự lợi dụng của các thế lực thù địch, phần tử phản động nhằm mưu đồ chống phá Đảng, chống phá đất nước cũng từ những hành vi tiêu cực đó mà ra.

    Chính vì vậy, để giữ “phương diện quốc gia”, mỗi cán bộ, đảng viên phải có sự thống nhất cao về mặt nhận thức, có thái độ đấu tranh kiên quyết, bài trừ những thông tin tiêu cực về tình hình đất nước trên không gian mạng, nêu gương và dẫn dắt quần chúng. Cần nhận thức một cách thấu đáo và khách quan, việc đấu tranh phát hiện, xử lý những vụ việc tiêu cực vừa qua là sự thể hiện thái độ kiên trì, kiên quyết, không có vùng cấm của Đảng, Nhà nước ta đối với tham nhũng, tiêu cực.

    Việc các cơ quan chức năng điều tra, khám phá thành công những vụ án, vụ việc tiêu cực trong nội bộ, chính là kết quả, thành công của cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Lấy những vụ việc, biểu hiện tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên để quy kết, quy chụp, lên án cả hệ thống chính trị, bôi nhọ đất nước... là thủ đoạn võ đoán, quy chụp, thể hiện rõ ý đồ thù địch.

    Để giữ “phương diện quốc gia”, bên cạnh tập trung các giải pháp đấu tranh phản bác, phủ nhận, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, cần đặc biệt coi trọng việc củng cố trận địa từ bên trong. Đó chính là ý thức trách nhiệm, bổn phận của đội ngũ công bộc trước lợi ích quốc gia, dân tộc. Phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh...; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên...”.

`    Như vậy, văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đạo đức công vụ... chính là những nhân tố cốt lõi để cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện, xứng đáng là công bộc của dân, là đại diện cho vị thế quốc gia. Trong có ấm thì ngoài mới êm. Nếu mỗi công bộc của dân có ý thức, bổn phận giữ “phương diện quốc gia” đúng mực thì chúng ta sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực trong bộ máy công quyền, các thế lực thù địch khó tìm cớ để chống phá Đảng, chống phá đất nước. Đó cũng là phương châm lấy xây để chống trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

    Xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đạo đức công vụ phải gắn liền với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp. Đó chính là phương châm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế, nhất là cán bộ, doanh nhân trong các ngành liên quan đến ngoại giao, du lịch, thương mại... Trong từng môi trường, hoàn cảnh có yếu tố quốc tế, chính họ là cầu nối, là “sứ giả” của văn hóa dân tộc, thể hiện phong cách, thái độ, trình độ văn hóa, văn minh của đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè. Hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cũng đến từ những ấn tượng về đất nước, con người Việt Nam thông qua những hình ảnh thân thiện ấy.

    Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam,... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất".

    Quan điểm của Đại hội XIII của Đảng và thông điệp từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 phải được thể hiện, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống xã hội. Chúng ta xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân-thiện-mỹ của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là cách thiết thực để giữ “phương diện quốc gia” trong ý thức, hành vi của mỗi cán bộ, đảng viên, để khi “quan trên trông xuống người ta trông vào” không hổ thẹn với lương tâm./.



Bộ mặt của A Đảo - cốt cán của tổ chức “Tin lành đấng Christ”

 Tổ chức “Tin lành Đấng Christ - UMCC” (United Montagnard Church of Christ)” do Y Hin Niê (dân tộc Êđê, gốc ở tỉnh Đăk Lăk thành lập vào năm 2001. Y Hin Niê nguyên là “Đại tá, Bộ trưởng Bộ ngoại giao” FULRO III, xuất cảnh định cư ở Mỹ từ năm 1992). 

Khi thành lập tổ chức này, ý đồ của đối tượng cầm đầu là quy tụ các chức sắc, tín đồ người dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên ở Mỹ và Việt Nam để tập hợp lực lượng, đấu tranh “đòi” tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền, tiến tới thành lập “Tôn giáo riêng”, “Nhà nước riêng” của người DTTS Tây Nguyên. 

Ngay sau khi thành lập, UMCC ráo riết chỉ đạo số tay chân trong nước tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam; “cổ vũ, kích động” các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và pháp luật của các nước Việt Nam, Thái Lan... nhằm thu lợi bất chính. 

Do mâu thuẫn về quyền lợi, vào tháng 9/2019, A Ga (SN 1977, gốc Kon Tum, hiện ở Mỹ), đối tượng đang bị cơ quan điều tra Công an tỉnh Gia Lai truy nã về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” chủ trương tách khỏi UMCC thành lập một tổ chức riêng để tiếp tục hoạt động. Tháng 9/2020, A Ga chính thức thay đổi logo và tên gọi của ECCV thành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên, gọi tắt là CHPC, tự nhận mình làm người đại diện, đồng thời chỉ định nhân sự “Ban đại diện” tạm thời trong nước gồm 5 thành viên, do A Đảo (trú ở Sa Thầy, Kon Tum) làm “Giáo hội trưởng”. Lúc này, tổ chức “Tin lành Đấng Christ” bị phân thành hai nhóm nhỏ, hoạt động riêng biệt, nhưng âm mưu, ý đồ, phương thức, thủ đoạn tương tự nhau. 

Bề ngoài, CHPC tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường với các hoạt động hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện. Tuy nhiên bên trong, CHPC chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của CHPC không có gì mới, tương tự như “Tin lành Đêga” trước đây và tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ” ở Mỹ hiện nay. 

 Đó là tập hợp tín đồ là người DTTS ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người DTTS. Để phát triển tổ chức phản động của mình, A Ga đã cộng tác, liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài khác như “Ủy ban Cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, “nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (MSFJ) của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan để tạo dựng, phát triển cơ sở bên trong.

    Thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội.., A Ga đã kết nối với các đối tượng bên trong để tuyên truyền, củng cố niềm tin, lôi kéo mọi người tham gia CHPC, mở rộng tín đồ, tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa hoạt động. Bên cạnh đó, A Ga và các đối tượng phản động lưu vong khác tích cực móc nối, lôi kéo, hướng dẫn các tín đồ theo đạo tin lành thuần túy trong nước tham gia các buổi tập huấn trực tuyến về nhân quyền mà thực chất chính là các buổi đào tạo cách thức viết “báo cáo vi phạm” về nhân quyền, tự do tôn giáo; đào tạo kỹ năng hoạt động xã hội dân sự”; hướng dẫn phương pháp thu thập, cung cấp các thông tin sai lệch về tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo trên mạng xã hội và các diễn đàn quốc tế; hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan Công an khi bị phát hiện. Với thủ đoạn này, từ tháng 9/2020 đến nay, CHPC đã phát triển được một số tín đồ tại các tỉnh: Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên.

    Qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an đã phát hiện được toàn bộ hoạt động của tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” cũng như hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng tham gia trong nước.  

    Thế nhưng, với bản chất ngoan cố, số cốt cán của UMCC trước đây chưa chịu từ bỏ hoạt động vẫn lén lút móc nối, lôi kéo, phát triển lực lượng, ý đồ thành lập một tổ chức mới, trên nền tảng của tổ chức UMCC trước đó, tuy nhiên đều bị lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, phá rã.

    “Tin lành Đấng Christ” là tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự do tin tưởng của người dân. Mọi hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm an ninh quốc gia đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật./.





Bài học ở Uƙɾɑine và Gɾᴜziɑ, ѕᴜу nցẫm ʋề Việt Nɑm

     Đêm ɦôm qᴜɑ, Ƭổnց tɦốnց Nցɑ Pᴜtin đã qᴜуết địnɦ cônց nɦận nền độc lậρ củɑ ɦɑi nước Cộnց ɦòɑ Lᴜɦɑnѕƙ ʋà Donetѕƙ, tɦᴜộc Donbɑѕѕ, Đônց Uƙɾɑine ʋà ɾɑ lệnɦ cɦo qᴜân đội Nցɑ tiến ʋào ƙɦᴜ ʋực nàу để tɦực ɦiện các ɦoạt độnց “ցìn ցiữ ɦòɑ bìnɦ”.

    Nếᴜ ʋiệc Ƭổnց tɦốnց Nցɑ cônց nɦân hai nước Cộng hòa tự хưnց Lᴜɦɑnѕƙ ʋà Donetѕƙ tại ƙɦᴜ ʋực Donbɑѕѕ củɑ Uƙɾɑine nցàу ɦôm qᴜɑ, là ʋiệc làm có cùnց cácɦ tɦức ʋà bước đi tươnց tự nɦư Nցɑ đã làm ʋới Gɾᴜziɑ năm 2008, cácɦ đâу ʋừɑ đúnց 15 năm ƙɦi Nցɑ cônց nɦận 2 nước Cộnց ɦòɑ Nɑm Oѕѕetiɑ ʋà Aρƙɦɑziɑ, nɦữnց ʋùnց lãnɦ tɦổ tɾước đó tɦᴜộc Gɾᴜziɑ.

    Cácɦ đâу 15 năm, Gɾᴜziɑ Ԁưới ѕự lãnɦ đạo củɑ ʋị Ƭổnց tɦốnց tɾẻ Miƙɦeil Sɑɑƙɑѕɦʋili có хᴜ ɦướnց tɦân ρɦươnց Ƭâу, ʋà tìm cácɦ đưɑ Gɾᴜziɑ tɾở tɦànɦ tɦànɦ ʋiên NAƬO. Để làm ɦài lònց “qᴜɑn tɦầу”, ʋào nցàу ƙɦɑi mạc Ƭɦế ʋận ɦội Bắc Kinɦ (8-8-2008), qᴜân đội Gɾᴜziɑ ʋới ɦànց tɾăm хe tănց ʋà ρɦáo Ԁo Ɱỹ, Ƭổ cɦức Hiệρ ước Bắc Đại Ƭâу Dươnց (NAƬO) ʋà Iѕɾɑel tɾɑnց bị, bấtṅցờ mở cɦiến Ԁịcɦ qᴜân ѕự qᴜу mô lớn tiến cônց lực lượnց ցìn ցiữ ɦòɑ bìnɦ củɑ Nցɑ ở Nɑm Oѕѕetiɑ.

    Nɦưnց mọi tínɦ toán củɑ NAƬO đềᴜ biến tɦànɦ tɾò ɦề, ƙɦi cɦỉ ѕɑᴜ 5 nցàу ցiɑo cɦiến, qᴜân đội Gɾᴜziɑ bị tɦất bại nặnց nề, biến đâу tɾở tɦànɦ cᴜộc cɦiến nցắn nɦất tɾonց lịcɦ ѕử cɦiến tɾαnɦ ցiữɑ hai qᴜốc ցiɑ.

    Ƭổnց tɦốnց Miƙɦɑil Sɑɑƙɑѕɦʋili, nցười mᴜốn biến Ƭbiliѕi tɦànɦ tiền đồn cɦốnց Nցɑ ở cɦâᴜ Âᴜ, lật đổ ảnɦ ɦưởnց củɑ Moѕcow ở ƙɦᴜ ʋực Cɑᴜcɑѕᴜѕ bằnց một cᴜộc cɦiến đã bᴜộc ρɦải cɦấρ nɦận các biện ρɦáρ ɦòɑ bìnɦ Ԁo Điện Kɾemlin đề хᴜất. Nցàу 15-8-2008, ônց Sɑɑƙɑѕɦʋili tɦậm cɦí đã đặt bút ƙý tɾước ʋào tɦỏɑ tɦᴜận nցừnց ƅắṅ ʋới Nցɑ; bất lực nɦìn Nցɑ cônց nɦận độc lậρ cɦo Nɑm Oѕѕetiɑ ʋà Abƙɦɑzi

    Cᴜộc cɦiến tác độnց ѕâᴜ ѕắc ʋà lâᴜ Ԁài tới cục Ԁiện cɦínɦ tɾị – qᴜân ѕự tɾonց ƙɦᴜ ʋực ʋà tɦế ցiới, là Ԁấᴜ ɦiệᴜ mở đầᴜ cɦo qᴜá tɾìnɦ ѕ.ụρđ.ổ tɾật tự tɦế ցiới “đơn cực” Ԁo Ɱỹ Ԁẫn Ԁắt ƙể từ ѕɑᴜ ƙɦi Liên Xô (tɾước đâу) tɑn ɾã.

    15 năm cɦỉ nɦư một cái cɦớρ mắt củɑ lịcɦ ѕử.Vậу mà các bên liên qᴜɑn lại qᴜên mất bài ɦọc nɦãn tiền nàу.Nցɦiên cứᴜ qᴜốc tế ƙɦônց cɦỉ tɦạo ρɦân tícɦ các ƙɦíɑ cạnɦ cɦínɦ tɾị, ɑn ninɦ qᴜốc tế đɑnց Ԁiễn ɾɑ, mà còn cần ɑm tườnց lịcɦ ѕử nữɑ.

    Nɦìn một cácɦ tổnց qᴜɑn, Việt Nɑm ɾơi ʋào tìnɦ tɦế у ɦệt Ucɾɑinɑ ʋà Gɾᴜziɑ, là qᴜốc ցiɑ có địɑ cɦínɦ tɾị qᴜɑn tɾọnց ʋà là mục tiêᴜ lôi ƙéo củɑ nɦiềᴜ qᴜốc ցiɑ tɾên tɦế ցiới, mà cɦỉ cần ѕαi lệcɦ ʋề nɦận tɦức một cɦút tɦôi là ɦậᴜ qᴜả ɾất nặnց nề.

    Nɦưnց ƙɦác qᴜốc ցiɑ tɾên, Việt Nɑm tᴜуên bố mᴜốn làm bạn ʋới tất cả các nước, Việt Nɑm nɦất qᴜán ƙɦônց tɦɑm ցiɑ các tổ cɦức liên minɦ qᴜân ѕự, ƙɦônց cɦo nước nցoài đặt căn cứ qᴜân ѕự ɦoặc ѕử Ԁụnց lãnɦ tɦổ củɑ mìnɦ để cɦốnց lại nước ƙɦác.

Nɦìn Ucɾɑinɑ, Gɾᴜziɑ, cɦúnց tɑ mới tɦấу cɦínɦ ѕácɦ đối nցoại củɑ cɦúnց tɑ mẫᴜ mực nɦư tɦế nào.



Kiên quyết đấu tranh đẩy lùi những biểu hiện độc đoán, gia trưởng, quân phiệt

     Quán triệt quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28-12-2021 của Quân ủy Trung ương “Về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” đã chỉ rõ những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân cần phải chủ động phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi.

    Biểu hiện thứ 8 trong 10 biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, đó là: “Độc đoán, gia trưởng, quân phiệt, coi thường tập thể; buông lỏng lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, quan liêu, thiếu sâu sát; xử lý các sai phạm của cấp dưới không cương quyết, thiếu khách quan; thờ ơ, vô cảm, bàng quan trước những khó khăn, nguyện vọng chính đáng của đồng chí, đồng đội và nhân dân”.

   Cảnh báo hiện tượng làm xói mòn bản chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ

    Trong tâm khảm, ký ức mỗi người lính, từ binh nhất đến vị tướng, trong cuộc đời quân ngũ của mình, hầu như ai cũng thấm nhuần sâu sắc lời thề thứ 7 trong 10 lời thề danh dự của quân nhân, đó là: “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí”.

    Có thể khẳng định rằng, đây là lời thề cô đọng nhất, sâu sắc nhất, thể hiện và tiếp nối truyền thống “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” trong văn hóa quân sự của ông cha ta; đồng thời phản ánh sự gắn bó mật thiết của những người cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ đồng chí, đồng đội mình.

    Quân đội ta là một đội quân cách mạng, đội quân văn hóa. Vẻ đẹp nhân cách Bộ đội Cụ Hồ thống nhất ở niềm tin, lý tưởng cách mạng, ở tinh thần cống hiến, hy sinh và ở tình cảm đoàn kết cán binh mật thiết, trên dưới một lòng. Điều này khác xa với thái độ, hành vi “độc đoán, gia trưởng, quân phiệt, coi thường tập thể”-những biểu hiện trái ngược hoàn toàn với phẩm chất truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ.

    Độc đoán là thái độ xử sự, lề lối làm việc nặng về áp đặt cá nhân, lợi dụng chức trách, quyền hạn, vị trí công tác của mình để định đoạt công việc theo ý riêng bản thân, bất chấp ý kiến xây dựng đúng đắn của người khác. Gia trưởng là thể hiện thái độ bề trên, cái gì cũng cho mình là đúng, là phải rồi tự ý phán quyết hầu hết mọi việc của đơn vị. Quân phiệt là cậy thế, cậy quyền để có lời nói, thái độ, hành vi xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục cấp dưới. Coi thường tập thể là xem nhẹ vai trò tập thể, không lắng nghe những góp ý, tư vấn, phản biện khoa học của tập thể cấp ủy, thiếu tôn trọng số đông cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

    Trước hết cần khẳng định rằng, hầu hết đơn vị hiện nay luôn giữ gìn truyền thống đoàn kết cán-binh, trên-dưới đồng lòng, nhưng cá biệt vẫn có đơn vị không khí nội bộ lại khá căng thẳng, nhân viên, chiến sĩ cấp dưới luôn sống trong cảm giác thiếu thoải mái. Tìm hiểu mới biết nguyên nhân sâu xa là do cấp dưới sợ sệt cán bộ chỉ huy cấp trên. Vì cấp trên không những không thường xuyên gần gũi, chia sẻ, động viên cấp dưới mà nhiều lúc còn quát mắng, đe nẹt chiến sĩ.

    Trên thực tế, dù hành vi quân phiệt bằng bạo lực hiện nay cơ bản đã được chấm dứt, nhưng hành vi bạo lực tinh thần (còn gọi là “bạo lực miệng”) vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhỏ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Số cán bộ này thường vin vào tính cương trực, nóng nảy để nói với cấp dưới bằng những ngôn từ khó lọt tai, thậm chí dùng cả từ ngữ thông tục để chấn chỉnh, uốn nắn cấp dưới mắc khuyết điểm khiến anh em cảm thấy bị tổn thương về danh dự, nhân phẩm.

    Lại nữa, có đơn vị khi báo cáo với lãnh đạo, chỉ huy cấp trên đến làm việc, kiểm tra thì khẳng định tình hình nội bộ đơn vị luôn đoàn kết thống nhất, trên dưới đồng thuận, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn lại có đơn thư khiếu nại vượt cấp.

    Bên cạnh đó, một số đơn vị tuy có duy trì chế độ đối thoại giữa cấp trên và cấp dưới, nhưng cấp dưới cũng không dám mở lòng nói thẳng, nói thật. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này, một mặt do cán bộ không thật sự thương yêu, tôn trọng cấp dưới, thiếu sự gần gũi, chia sẻ với cấp dưới; mặt khác cấp trên còn cố tạo ra khoảng khách với cấp dưới để chứng tỏ “cái uy”, “cái oai” của mình.

Nêu cao tình cảm cách mạng, nâng tầm phong cách ứng xử nhân văn của người cán bộ

    Tổ chức quân đội có hệ thống chỉ huy chặt chẽ từ trên xuống dưới và đề cao kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Việc phân định giữa cấp trên với cấp dưới cũng không ngoài mục đích tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động, bảo đảm cho mọi quân nhân nghiêm túc tuân thủ phương châm kỷ luật “Quân lệnh như sơn”, sẵn sàng nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.

    Do vậy, việc duy trì chế độ “Làm việc theo chức trách, hành động theo điều lệnh” là yêu cầu tất yếu để không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội nói chung, của mỗi đơn vị nói riêng.

    Muốn góp phần phòng ngừa, hạn chế, đẩy lùi các biểu hiện độc đoán, gia trưởng, quân phiệt, trước hết đòi hỏi mỗi cán bộ cần nhận thức đúng đắn, giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ theo cương vị, chức trách, quyền hạn được giao với đề cao tình cảm đạo đức cách mạng, yêu thương con người, tôn trọng cấp dưới. Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy nào mà tuyệt đối hóa chức trách, cương vị, quyền hạn của mình dễ dẫn đến áp đặt ý chí chủ quan, ảo tưởng quyền lực, từ đó tự cho mình cái quyền đứng trên tập thể và coi thường người khác.

    Yêu thương con người, tôn trọng cấp dưới chính là “bảo bối” giúp người cán bộ luôn tinh anh, sáng suốt, nhân văn trong quan hệ ứng xử với cấp dưới, từ đó có thể phòng tránh được những biểu hiện áp đặt vô lối đối với nhân viên, chiến sĩ thuộc quyền. Thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với điều kiện, hoàn cảnh của những người ở vị trí công tác thấp bé hơn mình để có cách ứng xử phù hợp, thấu tình đạt lý cũng là một cách hữu hiệu giúp cán bộ phòng ngừa, tránh xa tư tưởng bề trên, thái độ trịch thượng, coi thường người khác.

    Một trong những cội nguồn làm nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong gần 8 thập niên qua là tinh thần yêu thương đồng chí, đồng đội.Phẩm chất này vừa là biểu hiện cốt lõi trong truyền thống, bản chất của một quân đội cách mạng, vừa là giá trị cơ bản làm nên chuẩn mực văn hóa của Bộ đội Cụ Hồ.

    Do vậy, trong thời bình hiện nay, cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục những giá trị truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, trong đó có truyền thống yêu thương đồng chí, đồng đội, giữ gìn tình cảm cấp trên-cấp dưới trong sáng, thân thiết. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở đơn vị cơ sở cần thấm nhuần sâu sắc và thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử đối với bộ đội, đó là “thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn”.

    Lời dạy của Bác ngắn gọn, súc tích, thể hiện tình cảm đạo đức cách mạng cao đẹp, phong cách ứng xử nhân văn không riêng của người chính trị viên, mà là của mỗi cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

    “Độc đoán, gia trưởng, quân phiệt” không chỉ làm xói mòn bản chất truyền thống, đức tính tốt đẹp của người quân nhân cách mạng, mà nó còn cổ xúy những thói hư tật xấu, làm tha hóa nhân cách người cán bộ.

    Dù đây chỉ là hiện tượng cá biệt, nhưng đúng như Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từng bày tỏ trăn trở: "Dù bất cứ biểu hiện vi phạm kỷ luật nào của một số ít quân nhân đều làm ảnh hưởng rất xấu đến uy tín đơn vị, uy tín quân đội".

    Do vậy, để phòng ngừa, giảm thiểu triệt để hiện tượng trái văn hóa quân sự này đòi hỏi các đơn vị phải chú trọng quan tâm chăm lo xây dựng môi trường văn hóa ứng xử thật sự thân thiện, nhân văn, làm cho cái tốt, cái đẹp không ngừng nảy nở, lan tỏa và thấm vào suy nghĩ và việc làm của mỗi quân nhân, qua đó gắn chặt thêm tình đoàn kết cán-binh, tạo động lực giúp cho cán bộ, chiến sĩ tăng thêm sức mạnh niềm tin, tình cảm cách mạng, ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, chung sức đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ./.


Đừng lợi dụng tiêu cực của cán bộ để xuyên tạc hình ảnh quốc gia

     Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đời sống kinh tế-xã hội của cả nước đã có sự khởi sắc tích cực trên nhiều lĩnh vực. Chiến lược thích ứng an toàn với dịch Covid-19 mang lại khí thế, diện mạo mới cho môi trường sản xuất, kinh doanh, tái hoạt động các đường bay quốc tế, từng bước đón du khách từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam.

    Hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại ở nhiều địa phương, vùng kinh tế trọng điểm đã tăng tốc ngay từ đầu năm mới. Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2-2022 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 17-2 cho thấy, nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2022 có sự phục hồi tích cực. Dù xuất khẩu hàng hóa tháng 1-2022 giảm so với tháng trước do ảnh hưởng của nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư 1,4 tỷ USD. Cam kết và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiến triển tích cực.

    Việt Nam thu hút 2,1 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 1-2022, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, việc chăm lo an sinh xã hội cho đồng bào trước, trong và sau Tết Nguyên đán đã trở thành phong trào thiện nguyện, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào yêu nước. Những thành tích, dấu ấn tích cực ấy đã thể hiện rõ nét tính ưu việt của văn hóa Việt Nam, bản chất nhân văn xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết, thống nhất, gắn bó giữa Đảng với dân.

    Tuy nhiên, bức tranh kinh tế-xã hội đất nước đầu năm 2022 vẫn có những mảng tối, tiêu cực. Và đây chính là cái cớ để các phần tử cực đoan chính trị, có tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng, khai thác, khoét sâu, tăng cấp độ, quy mô, tính chất xuyên tạc, chống phá.

    Vụ việc tiêu cực từ Công ty Việt Á, vụ việc nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), việc kỷ luật những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị... đã bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, bóp méo, bôi đen, nhằm ý đồ lèo lái dư luận, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Trên một số trang mạng xã hội như “Việt Tân”, “RFA Tiếng Việt”, “Tiếng dân”, “Hội tù nhân lương tâm”, “Diễn đàn dân chủ”... và tài khoản của một số đối tượng cực đoan, có tư tưởng thù địch, xuất hiện nhiều bài viết, clip có nội dung xuyên tạc.

    Chúng bám vào những vụ việc tiêu cực đó để chỉ trích Chính phủ và hệ thống chính trị, quy kết lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bôi nhọ hình ảnh quốc gia, vị thế dân tộc, kêu gọi các nhà đầu tư và du khách quốc tế tẩy chay Việt Nam. Với chiêu bài lấy hiện tượng quy kết bản chất, lấy cái cá thể chụp mũ tổng thể, các thế lực thù địch và đối tượng phản động cho rằng, “Việt Nam là đất nước của tham nhũng, tiêu cực”, rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng vì Việt Nam chỉ do một đảng lãnh đạo, một đảng thì không thể có dân chủ, không thể chống được tham nhũng”...

    Trước những luận điệu xuyên tạc ấy, công chúng yêu nước dễ dàng nhận ra bản chất, bộ mặt của những đối tượng, tổ chức mang tư tưởng thù địch với đất nước. Mấy tháng trước, khi đại dịch Covid-19 hoành hành, chúng đã kích động, rêu rao rằng “công tác phòng, chống dịch của Việt Nam đã thất bại”, “Việt Nam chống dịch kém nhất thế giới”...

    Đến khi chúng ta khống chế dịch thành công, chuyển sang thích ứng an toàn với dịch Covid-19, phục hồi các hoạt động kinh tế-xã hội, thì chúng lại chuyển sang bám vào những vụ việc tiêu cực, những mảng tối của “hậu Covid-19” để xuyên tạc, kích động chống phá. Không ít đối tượng nhân danh hoạt động “phản biện”, “góp ý”, “đấu tranh”... ra sức bôi đen hình ảnh đất nước, hạ thấp uy tín quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế. Mục đích của chúng là hòng làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho hình ảnh Việt Nam trở nên méo mó, lệch lạc trong mắt kiều bào và bạn bè quốc tế, phá hoại công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước. 

   Bổn phận công bộc trong giữ gìn "phương diện quốc gia"

    Từ điển tiếng Việt giải thích “phương diện quốc gia” từ ý thơ của cụ Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là: “Vị quan đảm đương công việc một vùng đất nước”. Trong thời đại ngày nay, mỗi cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị đều có một phần “phương diện quốc gia” trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Vì vậy, mọi việc làm, hành vi ứng xử của cán bộ, nhất là trong môi trường có yếu tố nước ngoài, đều có ảnh hưởng nhất định đến hình ảnh đất nước, vị thế quốc gia, dân tộc. Cán bộ giữ cương vị càng cao, sự ảnh hưởng càng lớn. Cán bộ tốt thì dân được nhờ, đất nước được tiếng thơm. Cán bộ tiêu cực, không biết giữ mình thì đất nước mang tiếng xấu. Sự lợi dụng của các thế lực thù địch, phần tử phản động nhằm mưu đồ chống phá Đảng, chống phá đất nước cũng từ những hành vi tiêu cực đó mà ra.

    Chính vì vậy, để giữ “phương diện quốc gia”, mỗi cán bộ, đảng viên phải có sự thống nhất cao về mặt nhận thức, có thái độ đấu tranh kiên quyết, bài trừ những thông tin tiêu cực về tình hình đất nước trên không gian mạng, nêu gương và dẫn dắt quần chúng. Cần nhận thức một cách thấu đáo và khách quan, việc đấu tranh phát hiện, xử lý những vụ việc tiêu cực vừa qua là sự thể hiện thái độ kiên trì, kiên quyết, không có vùng cấm của Đảng, Nhà nước ta đối với tham nhũng, tiêu cực.

    Việc các cơ quan chức năng điều tra, khám phá thành công những vụ án, vụ việc tiêu cực trong nội bộ, chính là kết quả, thành công của cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Lấy những vụ việc, biểu hiện tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên để quy kết, quy chụp, lên án cả hệ thống chính trị, bôi nhọ đất nước... là thủ đoạn võ đoán, quy chụp, thể hiện rõ ý đồ thù địch.

    Để giữ “phương diện quốc gia”, bên cạnh tập trung các giải pháp đấu tranh phản bác, phủ nhận, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, cần đặc biệt coi trọng việc củng cố trận địa từ bên trong. Đó chính là ý thức trách nhiệm, bổn phận của đội ngũ công bộc trước lợi ích quốc gia, dân tộc. Phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh...; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên...”.

    Như vậy, văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đạo đức công vụ... chính là những nhân tố cốt lõi để cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện, xứng đáng là công bộc của dân, là đại diện cho vị thế quốc gia.Trong có ấm thì ngoài mới êm.Nếu mỗi công bộc của dân có ý thức, bổn phận giữ “phương diện quốc gia” đúng mực thì chúng ta sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực trong bộ máy công quyền, các thế lực thù địch khó tìm cớ để chống phá Đảng, chống phá đất nước.Đó cũng là phương châm lấy xây để chống trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

    Xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đạo đức công vụ phải gắn liền với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp. Đó chính là phương châm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế, nhất là cán bộ, doanh nhân trong các ngành liên quan đến ngoại giao, du lịch, thương mại... Trong từng môi trường, hoàn cảnh có yếu tố quốc tế, chính họ là cầu nối, là “sứ giả” của văn hóa dân tộc, thể hiện phong cách, thái độ, trình độ văn hóa, văn minh của đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè. Hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cũng đến từ những ấn tượng về đất nước, con người Việt Nam thông qua những hình ảnh thân thiện ấy.

    Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam,... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất".

    Quan điểm của Đại hội XIII của Đảng và thông điệp từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 phải được thể hiện, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống xã hội. Chúng ta xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân-thiện-mỹ của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là cách thiết thực để giữ “phương diện quốc gia” trong ý thức, hành vi của mỗi cán bộ, đảng viên, để khi “quan trên trông xuống người ta trông vào” không hổ thẹn với lương tâm./.



GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

 

          “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Hòa bình là trạng thái an bình, yên vui của một đất nước. Đất nước hòa bình là đất nước không có chiến tranh, không có khủng bố, cướp bóc. Có hòa bình, đất nước sẽ có điều kiện để chăm lo phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục và an sinh xã hội, người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Hòa bình là khát vọng của loài người, là mong ước ngàn đời của mọi đất nước, mọi dân tộc. Trái ngược với hòa bình là chiến tranh, là chết chóc, kiệt quệ, nghèo đói và mất mát.

          Hòa bình và môi trường hòa bình gắn kết chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể nhưng không đồng nhất, có sự khác nhau về phạm vi. Nói đến hòa bình là nói đến trạng thái của một đất nước không có chiến tranh, còn nói đến môi trường hòa bình là muốn nói đến không gian đất nước diễn ra các hoạt động xây dựng và bảo vệ trạng thái đó. Nội hàm của môi trường hòa bình cần được hiểu là toàn bộ những điều kiện về tự nhiên, xã hội có quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của con người và chế độ chính trị của đất nước.

          Hòa bình cũng không đồng nghĩa với sự ổn định. Một đất nước có hòa bình chưa chắc đã có sự ổn định. Sự ổn định trước hết được thể hiện ở trạng thái an toàn, không có những biến động lớn hoặc những thay đổi trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó quan trọng nhất là ổn định về chính trị. Ổn định về chính trị là cốt lõi, rường cột, nền tảng, quyết định sự ổn định của các lĩnh vực khác, là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển đất nước. Ổn định về chính trị phụ thuộc vào cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, trong đó yếu tố bên ngoài nhiều khi gây ra những hệ lụy rất phức tạp, song suy cho cùng, nhân tố bên trong vẫn là chủ yếu. Cốt lõi của yếu tố bên trong là mục tiêu, lơị ích của đảng cầm quyền, là việc “yên dân”, là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự đồng thuận xã hội và niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Những yếu tố bên ngoài tác động vào, chủ yếu là sự chi phối của các nước lớn, sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Cần phải hiểu rằng, hòa bình không phải chỉ là giữ cho đất nước không để xảy ra chiến tranh mà còn phải là bảo đảm cho môi trường đất nước thực sự ổn định. Nghĩa là, phải loại bỏ mọi mầm mống, nguy cơ dẫn đến những bất ổn như xuyên tạc chống phá đảng lãnh đạo, xét lại lịch sử, âm mưu thủ đoạn xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ, gây rối, bạo loạn, xung đột vũ trang hoặc chiến tranh xâm lược ..vv. Hòa bình và ổn định có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có giữ vững hòa bình thì mới tạo được sự ổn định và ngược lại, có ổn định thì nền hòa bình mới bền vững và mới có điều kiện để xây dựng phát triển đất nước. Một đất nước không giữ được môi trường hòa bình, để mất ổn định về chính trị sẽ thực sự thảm họa. Nó không chỉ trực tiếp ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia mà còn làm cho “huynh đệ tương tàn”, lòng dân ly tán, là nguồn cội của nghèo đói, bất hạnh, chết chóc và đau thương; là nơi giao tranh, đấu đá của các phe nhóm, nơi ngã giá, chi phối, mặc cả của các thế lực bên ngoài, nơi khởi nguồn của những dòng người chạy tỵ nạn…và người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất vẫn chính là nhân dân, là những người lao động trong xã hội. Bài học của Afghanistan, I răc, Nam Sudan, Lybia, Syria và Ukraina gần đây đã nói lên điều đó.

          Việt Nam là một đất nước đã phải trải qua nhiều mất mát đau thương bởi chiến tranh trong quá khứ. Giải đất “hình chữ S” của chúng ta đã từng “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”; hơn ai hết, chúng ta thấu hiểu tình cảnh “nước mất, nhà tan”, thân phận của người dân như “con sâu, cái kiến”, chịu kiếp nô lệ của chủ nghĩa thực dân. Từng chứng kiến nỗi đau tột cùng và sự mất mát to lớn của chiến tranh, bởi vậy chúng ta luôn yêu chuộng hòa bình và khao khát được sống trong độc lập, tự do. Thẳm sâu trong mỗi người dân Việt Nam, chúng ta luôn ý thức được việc phải kiên quyết giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Song khi đã cố gắng, đã kiềm chế, khi kẻ thù đã “buộc ta ôm cây súng” thì “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”. Đó là quyết tâm được thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đó cũng là quyết tâm được thể hiện trong Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, hiệu triệu toàn dân đồng tâm, nhất trí, vượt qua mọi khó khăn, thách thức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quan điểm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước vẫn là xuyên suốt, nhất quán.    Tại Đại hội XII, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước, vấn đề môi trường hòa bình đã được Đảng ta đề cập một cách tổng quát, toàn diện, sâu sắc. Đảng đã đưa vấn đề “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định” là một trong các mục tiêu trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Lần đầu tiên quan điểm này được chính thức đưa vào văn kiện, trở thành một thành tố (thành tố thứ tư) trong chủ đề của Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng. Với quan điểm này, việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định được xác định là điều kiện tiên quyết bảo đảm huy động cao nhất mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển đất nước, nhanh, bền vững. Đến Đại hội XIII, trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước ngày càng diễn biến phức tạp, chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia; sự can dự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn với các không gian chiến lược mới (như: không gian mạng, không gian vũ trụ, lòng đất, lòng biển...); các loại hình tác chiến mới đặt ra những thách thức mới.., Đảng ta tiếp tục khẳng định phải “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bổ sung và nhấn mạnh đến vấn đề như “chủ động phòng ngừa là chính”, xác định “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”; “ Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế ”; “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển”..vv. Điều đó khẳng định tư tưởng nhất quán, sự nhạy bén, sáng tạo của Đảng ta; đồng thời, khẳng định tầm quan trọng của việc “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định” trong điều kiện mới. Theo quan điểm của Đảng, muốn giữ được tình hình đất nước hòa bình, ổn định về mọi mặt thì cùng với xây dựng phải tiến hành đấu tranh, đấu tranh kiên quyết song phải mềm dẻo và linh hoạt. Xét ở góc độ quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống của Nhân dân.    Giữ vững môi trường hòa bình có nghĩa là tiến hành mọi biện pháp thích hợp để đất nước không xảy ra chiến tranh. Nhận thức đó có ý nghĩa rất quan trọng trong ứng xử, giải quyết các tình huống về quốc phòng, an ninh. Phát huy tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “một tấc không đi, một ly không rời”, Quân đội NDVN luôn sẵn sàng chiến đấu, mài sắc cảnh giác, giữ chắc tay súng, quyết không để mất một tấc đất biên cương, một dặm biển khơi xa của Tổ quốc. Đồng thời chúng ta cũng ý thức được việc phải kiên trì, khôn khéo đấu tranh trước những âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động vi phạm độc lập, chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ quốc gia. Nếu không bình tĩnh, tỉnh táo, nếu thiếu kiên trì, nóng vội trong đấu tranh giải quyết sự việc sẽ dẫn đến quá khích và hậu quả là khôn lường. Chỉ có trên cơ sở nắm vững, hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu đầy đủ về mối quan hệ giữa “đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc” với “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”, giữa kiên quyết và kiên trì mới giúp cho lãnh đạo, chỉ đạo xử lý đúng đắn các diễn biến phức tạp, bảo đảm ổn định tình hình đất nước./.

 

CẢNH GIÁC VỚI CÁI GỌI LÀ "ĐẢNG SỨC SỐNG MỚI VIỆT NAM"

 

          Như tin đã đưa, 9h ngày 22/5, Công an huyện Mai Sơn (Sơn La) đã phát hiện, bắt giữ Lương Văn Định (tên gọi khác là Lương Long Định), sinh năm 1972, trú tại tiểu khu 12, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La về hành vi tàng trữ trái phép vũ khí.

          Khi bị bắt, đối tượng mang theo một khẩu súng tự chế, 26 viên đạn, 1 hộp kim loại hình trụ có 4 dây dẫn lõi màu đồng, dao nhọn. Điều đáng chú ý là khi lục soát hành lý, công an thu giữ thêm 1 lá cờ có ngôi sao vàng ở giữa và 6 ngôi sao xung quanh cùng một số băng rôn có nội dung yêu sách như: "Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Quốc hội phải 'tự giải tán' giao quyền lực lại cho 'Đảng sức sống mới Việt Nam' vào ngày bầu cử 23/5"; "Đảng sức sống mới Việt Nam' nắm quyền tạm thời để Mỹ cùng các nước phương Tây vào giám sát thành lập 'chính quyền dân chủ đa đảng, đa nguyên”...

          Cũng thật nực cười, cứ tưởng đối tượng này "tâm thần" nhưng hóa ra không phải, nó làm thật. Hiện công an đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của Định, trong đó có nguồn gốc lá cờ và cái gọi là "Đảng sức sống mới Việt Nam” này đã thành lập và hoạt động chưa, do ai lập ra, ở nước ngoài hay trong nước???

Phê phán các luận điệu sai trái, xuyên tạc vấn đề “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

 Nhận diện một cách đầy đủ và đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng chống phá, xuyên tạc là góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức tự đề kháng, củng cố niềm tin của mỗi người cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; qua đó, khơi dậy sự chung sức, đồng lòng của toàn dân tộc nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”

Một trong những điểm mới và quan trọng trong Văn kiện Đại hội XIII là lần đầu tiên Đảng ta xác định “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”(1). Đây cũng là bước đột phá trong tư duy của Đảng về sức mạnh nội sinh và phương thức phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Ấy vậy mà các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị, phản động, chống đối, lại đang rêu rao, xuyên tạc rằng, đó là quan điểm duy tâm chủ quan, một khẩu hiệu trống rỗng, phi thực tế, phản khoa học,... hòng thực hiện mưu đồ xuyên tạc, bóp méo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta.

Chúng lý sự rằng, “khát vọng” là yếu tố tinh thần, là mặt tinh thần của đời sống xã hội; do đó, khi Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều lần đề cập và nhấn mạnh đến thành tố “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong Văn kiện Đại hội XIII (từ chủ đề Đại hội, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược) thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần và lấy nó làm cơ sở, nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nên rõ ràng là một quan điểm duy tâm chủ quan; đi ngược lại lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trái với chủ nghĩa Mác - Lê-nin (?!).

Xét bản chất, dựa trên lý luận của triết học Mác - Lê-nin về tính độc lập tương đối của ý thức và vai trò, sức mạnh to lớn của tinh thần con người, chúng ta có đủ luận cứ, luận chứng khoa học để phản bác các luận điệu sai trái, nhưng hết sức tinh vi, xảo quyệt nói trên của các thế lực thù địch. Đó là, tuy khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, nhưng các nhà kinh điển mác-xít cũng đồng thời nhấn mạnh, ý thức có tính độc lập tương đối với vật chất, có tính năng động, sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Chính vì vậy, V.I. Lê-nin khẳng định: “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan”(2). Đặc biệt, ý thức tiến bộ, cách mạng một khi được giáo dục, khơi dậy và phát huy đúng cách ở mỗi cá nhân sẽ trở thành sức mạnh tinh thần vĩ đại trong cải tạo xã hội. Đúng như C. Mác đã nói: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”(3).

Điều đó có nghĩa, ý thức, tư tưởng hay tinh thần của con người, trong đó có các khát vọng chính đáng, hợp lý, hoàn toàn không phải là sản phẩm tiêu cực, thụ động, mà luôn chứa đựng sức mạnh tiềm tàng rất to lớn. Và để hiện thực hóa sức mạnh ấy, để biến nó thành sức mạnh vật chất, đòi hỏi phải biết thường xuyên khơi dậy, bồi đắp và chuyển hóa nó thành các hành động cụ thể, các phong trào xã hội thiết thực. Như C. Mác đã viết: “tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”(4) và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý... Bổn phận của chúng ta là... phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”(5). Vì vậy, trong mỗi thời kỳ, ở mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, giá trị và sức mạnh của tinh thần yêu nước cũng như khát vọng phát triển đất nước luôn phụ thuộc rất lớn vào khả năng khơi dậy, phát huy và hiện thực hóa của các thế hệ.

Thực tiễn cũng đã chứng minh, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự hình thành, phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc phụ thuộc trước hết vào khát vọng sống, tồn tại và vươn lên của cộng đồng dân tộc đó. Không hiếm dân tộc hay nền văn minh trên thế giới bị đồng hóa, bị tiêu diệt trong quá trình biến thiên lâu dài của lịch sử, khi không có sự đoàn kết toàn dân tộc, nhất là thiếu khát vọng độc lập, tự cường và phát triển. Đối với dân tộc Việt Nam, yếu tố này lại càng nổi bật và biểu hiện sinh động hơn hết. Như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, không ngừng được đắp bồi và phát triển, tinh thần yêu nước cùng với khát vọng phát triển đất nước là những giá trị tiêu biểu, tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam. Chính khát vọng cháy bỏng phải giành, bảo vệ cho được độc lập, tự do, thống nhất đất nước đã tạo nên sức mạnh phi thường để dân tộc ta trường tồn và phát triển. Trong lịch sử, ông cha ta đã đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của các đế quốc ngoại bang, giữ vững nền độc lập dân tộc không phải chủ yếu bằng tiềm lực quân sự, bằng sức mạnh vật chất, mà chủ yếu là bằng sức mạnh quật khởi vĩ đại của sự đoàn kết, của khát vọng về chủ quyền quốc gia.

Một mặt, với những lý luận sắc bén và thực tiễn sinh động, dựa trên cơ sở khoa học và hiện thực đầy đủ, cùng với tư duy biện chứng, tầm nhìn chiến lược và nhạy bén chính trị, sự kiên định và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã rất đúng, rất trúng khi xác định một cách mạch lạc, đầy sức thuyết phục về khát vọng phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Đó là động lực quan trọng, nguồn năng lượng nội sinh to lớn để đưa đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển, “cất cánh” trong kỷ nguyên mới. Văn kiện Đại hội XIII hoàn toàn không tuyệt đối hóa vai trò động lực của khát vọng phát triển đất nước, mà xác định rất rõ đây là một trong những động lực để tạo thành “hợp lực” cho đổi mới, phát triển và hội nhập; là động lực tinh thần chứ không phải động lực vật chất; là động lực thúc đẩy chứ không thể thay thế vai trò cơ sở, nền tảng quyết định của yếu tố kinh tế, vật chất. Do đó, trước những luận điệu cho rằng quan điểm “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong Văn kiện Đại hội XIII là duy tâm chủ quan, mỗi người có sự hiểu biết và tỉnh táo, khách quan đều thấy rõ đó chỉ là một sự non kém về kiến thức triết học và tri thức lịch sử,... hoặc là những ý đồ chính trị hết sức tinh vi và thâm độc, một dạng của thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung, vốn không được bất kỳ khoa học nào đánh giá cao.

Mặt khác, Văn kiện Đại hội XIII đã được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; được góp ý, chỉnh lý, sửa chữa nhiều lần (riêng Báo cáo chính trị là khoảng 30 lần); được nhiều nhà khoa học, nhà lý luận nghiên cứu, biên soạn một cách cẩn trọng, nghiêm túc, cân nhắc từng từ, từng câu, từng chữ. Văn kiện được đánh giá có quá trình chuẩn bị “rất công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định  đổi mới, giữa kế thừa  phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi, dự thảo các văn kiện đã thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, thể hiện rõ sự thống nhất giữa “ý Đảng, lòng Dân”, hòa quyện cùng quyết tâm và ý chí phát triển của dân tộc”(6). Văn kiện có văn phong trong sáng, súc tích, giản dị, từ ngữ chắt lọc, dễ nhớ, dễ thực hiện; mỗi nhận định, đánh giá, nội dung bổ sung đều có căn cứ xác đáng, nhất là những luận điểm mới như vấn đề “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Tất cả những điều đó chứng minh tính khoa học, khách quan của những đánh giá, các mục tiêu, nhiệm vụ trong Văn kiện Đại hội XIII.

Thế nhưng, các thế lực thù địch đã, đang lớn tiếng cho rằng, đó chẳng qua chỉ là một lời hiệu triệu, một ước vọng hão huyền, vì nó chỉ có ý nghĩa hô hào, mang tính chất khẩu hiệu thuần túy, trong khi không xác định được những chủ trương, không định vị rõ lộ trình, không đề ra biện pháp cụ thể để hiện thực hóa khát vọng đó. Vì tính quy chụp, xảo ngôn đó, những luận điệu này đã thể hiện một “tư duy thiển cận”, phiến diện, siêu hình và về thực chất, chỉ là một cái nhìn đầy định kiến, “sặc mùi” cơ hội chính trị và phản khoa học.

Bởi lẽ, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng không những xác định rõ các chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn, mà còn đề xuất phương hướng và hệ thống những giải pháp mang tính đồng bộ, khoa học, khả thi cao để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước. Điều này không chỉ thể hiện sự sáng tạo trong tư duy lý luận của Đảng, mà còn là cơ sở khoa học, là bằng chứng hùng hồn để phản bác lại những quan điểm sai trái, cố tình bóp méo, xuyên tạc Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta.

Quyết tâm hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” của dân tộc ta trong thời gian tới

Một là, “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” đã được Văn kiện Đại hội XIII thể chế hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, kế hoạch cụ thể, với lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện thực tế.

Có thể nói, “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” vừa là động lực, vừa là mục tiêu chiến lược, cao đẹp, xuyên suốt và lâu dài của Đảng, của cả dân tộc ta. Tất nhiên, việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đó không phải là công việc giản đơn, có thể hoàn thành trong “một sớm một chiều”. Nhưng quán triệt nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn, kế thừa và bổ sung cho phù hợp với những biến đổi trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và có sự nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước; đồng thời, trên cơ sở phân tích, dự báo kỹ lưỡng những thời cơ, tỉnh táo cân nhắc, tính toán những khó khăn, thách thức bên ngoài, những yếu kém, trở ngại bên trong,... Văn kiện Đại hội XIII đã xác định khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc không chỉ được thể hiện, thực hiện trong nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng, mà còn “hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta trong những thập niên sắp tới: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”(7). Và điều này cũng nhất quán với khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XII: Nói Đại hội XIII không phải chỉ cho đến năm 2026 (giai đoạn 2021 - 2026) mà phải có tầm nhìn chiến lược dài hơn, nhìn lại cả quá khứ và hướng tới tương lai.

Như vậy, việc thể chế hóa, cụ thể hóa “khát vọng phát triển đất nước” thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, chương trình hành động, kế hoạch, lộ trình thực hiện mang tính tổng thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta cũng như những diễn biến của tình hình thế giới,... là một trong những phương cách khả thi nhất để góp phần hiện thực hóa khát vọng này. Nếu mục tiêu, chỉ tiêu của từng thời kỳ, từng giai đoạn được thực hiện thắng lợi, thì sẽ trực tiếp góp phần hoàn thành mục tiêu chiến lược, tức là hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước đã được xác định.

Hai là, Văn kiện Đại hội XIII đã vạch ra định hướng và xác định hệ giải pháp cơ bản để hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc là cả một quá trình cải biến xã hội mang tính toàn diện và sâu sắc, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có sự kết hợp giữa các bước đi tuần tự và các bước nhảy vọt, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, kết hợp giữa sự chuyển hóa về lượng và biến đổi về chất,... của hệ thống các nhân tố tham gia. Nói cách khác, đó là sự nghiệp cách mạng to lớn, mặc dù rất vẻ vang nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách, nhiều cam go, phức tạp. Vì vậy, để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp vĩ đại này, Văn kiện Đại hội XIII xác định phải huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Theo đó, một mặt, Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ, cần tăng cường tuyên truyền, giác ngộ, truyền cảm hứng về khát vọng phát triển đất nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, với sự sinh động, phong phú, thiết thực và hiệu quả bằng các hình thức, phương pháp khác nhau. Trọng tâm là “Tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc”(8). Chú trọng hun đúc tình cảm và bầu nhiệt huyết cách mạng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trách nhiệm công dân và nghĩa đồng bào của quần chúng nhân dân. Làm cho khát vọng phát triển đất nước trở thành niềm vinh dự, tự hào, phương châm, lẽ sống và hành động, là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Khơi dậy ở đội ngũ thanh niên Việt Nam tinh thần chủ động, dấn thân, xung kích, sáng tạo và lòng khát khao cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Đảng ta nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội”(9).

Mặt khác, Văn kiện Đại hội XIII còn nhấn mạnh tới việc cần chủ động tạo lập các yếu tố, điều kiện và môi trường xã hội thuận lợi làm cơ sở, động lực để khơi dậy và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước ở mỗi con người Việt Nam. Bởi một điều dễ nhận thấy là, một khi mỗi người dân đã hiểu rõ được những gì họ cần làm để thể hiện lòng yêu nước, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước; thì khi đó, cần tạo những điều kiện, cơ chế, chính sách và môi trường thuận lợi cho mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước của mình. Tức là, phải “Xây dựng các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của mọi người dân Việt Nam”(10). Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, từng bước hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tốt tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống, quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của người dân; giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập của người lao động.

Bên cạnh đó, cần thực hành triệt để dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực chất quyền làm chủ của nhân dân, coi trọng “ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(11). Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân trong tham gia vào các công việc chung của đất nước. Thực hiện đầy đủ, triệt để và thực chất phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đẩy lùi nạn tham nhũng, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước. Tạo lập và phát huy sức mạnh đồng thuận của nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, cụ thể hóa phương thức biểu hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” - một biện pháp mang tính đột phá của Văn kiện Đại hội XIII.

Trên thực tế, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc không phải là cái gì xa vời, khó hiểu, khó định lượng, bởi Văn kiện Đại hội XIII đã cụ thể hóa thành những phương thức biểu hiện rõ ràng, gắn với yêu cầu về hành động, việc làm thiết thực của mỗi người dân Việt Nam. Trong đó, từ góc độ kinh tế, khát vọng phát triển đất nước được thể hiện chủ yếu ở tinh thần vươn lên xóa bỏ cái “biệt danh” nước nghèo, chậm phát triển. Mặc dù công cuộc đổi mới đất nước sau hơn 35 năm của chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới; tuy nhiên, “dù đạt được những thành tựu rất quan trọng, rất đáng tự hào, nhưng đất nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế”(12). Vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ, khát vọng phát triển đất nước hiện nay chính là ý thức lao động hăng say và sáng tạo, nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng của mỗi người dân; nhất là sự cố gắng phấn đấu của thanh niên nước nhà “trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp”(13).


Từ góc độ chính trị - xã hộimột mặt, khát vọng phát triển đất nước là niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tinh thần lạc quan về tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ tốt đẹp của dân tộc; khắc phục triệt để tâm lý tự ti, nhược tiểu. Kiên định, kiên trì, nhất quán mục tiêu, lý tưởng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao ý thức tự giác và gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Đó còn là tinh thần đoàn kết, kiên quyết đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu, cái bảo thủ trì trệ trong tư duy, suy nghĩ và cách làm; nghiêm khắc lên án, đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực xã hội, nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bảo vệ sự trong sạch của bộ máy đảng và nhà nước.

Mặt khác, hiện nay hội nhập quốc tế đã trở thành một vấn đề có tính quy luật, là một tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia - dân tộc; do đó, để phát triển đất nước, tất yếu chúng ta phải mở cửa, hội nhập quốc tế. Mặc dù vậy, hội nhập quốc tế luôn chứa đựng cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau. Vì thế, để tận dụng thời cơ, phát huy những yếu tố thuận lợi; khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải kiên định nguyên tắc chiến lược đi đôi với thực hiện sách lược mềm dẻo, linh hoạt trong hội nhập quốc tế; lấy phương châm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường làm chủ đạo; đồng thời, phát huy tối đa các nhân tố bên ngoài có lợi, tích cực, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế. Chúng ta hội nhập với thế giới để phát triển nhưng không để bị “hòa tan”, không “đánh mất mình”; trái lại, phải giữ vững nguyên tắc “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”(14).

Từ góc độ khoa học và tri thức, đã như một chân lý - muốn đi xa, hành trang phải đầy đủ, vì vậy, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước rất cần những con người có tri thức, đủ năng lực và trình độ để thực hiện khát vọng đó. Đặc biệt, để phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,... càng không thể thiếu vai trò to lớn, động lực then chốt của khoa học, công nghệ và tri thức. Do vậy, Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ, thế hệ trẻ nước nhà hiện nay cần thể hiện khát vọng phát triển đất nước của mình bằng hành động xung kích nơi “trận tuyến” tri thức, khoa học và công nghệ; dám nghĩ, dám làm, năng động, nhạy bén và sáng tạo, “làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại”(15); đi tắt, đón đầu trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ của khoa học, công nghệ vào sản xuất, đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giá thành hạ.

Văn kiện Đại hội XIII và quan điểm “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong Văn kiện càng khẳng định tính đúng đắn, khoa học và cách mạng bao nhiêu thì lại càng vấp phải sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch bấy nhiêu. Việc các thế lực thù địch, phản động ra sức công kích, bài bác và phủ nhận Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ càng chứng tỏ tính đúng đắn và giá trị của đường lối, chủ trương mà Đảng đã hoạch định, được nhân dân kỳ vọng, tin tưởng, ủng hộ, đồng tình./.