Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo- đứng trên lập trường duy vật biện chứng

 


Tôn giáo là sản phẩm của con người gắn với những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Do đó xết về bản chất, tôn giáo phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội.

- Tôn giáo, tín ngưỡng là sản phẩm của con người, con người đã sáng tạo ra tôn giáo, tín ngưỡng

- Tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh xuyên tạc, hư ảo hiện thực khách quan thành lực lượng siêu tự nhiên, là "thế giới quan lộn ngược"

Ăng ghen: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống của họ; là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức lực lượng siêu trần thế"[1]

- Sự bất lực, bế tắc của con người và biểu hiện sự khốn cùng hiện thực và sự phản kháng tiêu cực của tầng lớp nhân dân bị áp bức

Mác, Ăng ghen: "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[2].

- Tôn giáo làm cho con người trở nên thụ động, cam chịu và tha hóa

Mác, Ăng ghen: "tính có thượng đế" trong lịch sử càng lớn bao nhiêu, thì tính phi con người, tính súc vật càng lớn bấy nhiêu. Thời trung cổ "có Thượng đế" cũng đã dẫn đến chỗ làm cho con người trở thành hoàn toàn như dã thú, dẫn đến chế độ nông nô"[3].

V. I. Lênin: "thứ rượu tinh thần làm cho những người nô lệ của tư bản mất phẩm cách của con người và quyên hết những điều họ đòi hỏi để được sống cuộc đời đôi chút xứng đáng với con người".

- Tôn giáo cũng chứa những giá trị đạo đức, văn hóa nhất định phù hợp với sự phát triển của CNXH- xã hội văn minh, tiến bộ.



[1] Mác, Ăng ghen, t.20, H.1995, tr.437

[2] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H.2004, tr. 570

[3] Mác, Ăng ghen, t.1, H.1995, tr.819

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét