Vai trò to lớn của không gian mạng đem lại đối với sự phát triển của xã hội loài người là không thể thiếu được trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão (4.0). Vì vậy, không gian mạng cũng đã trở thành môi trường tác chiến mà các quốc gia trên thế giới đang triệt để tận dụng lợi thế này. Do đó, trong môi trường ấy đã diễn ra các hình thái chiến tranh mới như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng…đã xuất hiện và đang tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… thậm chí đe dọa chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc của các nước.
Từ thực tiễn, trên thế giới cũng đã từng diễn ra nhiều cuộc binh biến chính trị như: năm
2014, làn sóng cách mạng xã hội và các cuộc biểu tình ở Bắc Phi, Trung Đông và
Hồng Kông có sự đóng góp không nhỏ của các phương tiện truyền thông trên không
gian mạng; năm 2016 ở Thổ Nhĩ Kỳ,
chính phủ đã dập tắt cuộc đảo chính của quân đội nhờ mạng xã hội; năm 2016, Donal
Trump thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống nước Mỹ cũng có sự đóng góp to lớn
của mạng xã hội…
Hiện nay các thế lực thù địch, phản động, tội phạm công nghệ cao
đã triệt để lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp đổi
mới đất nước của chúng ta một cách quyết liệt. Chúng đã trực tiếp đe dọa, làm
tổn hại uy tín, vị thế, lợi ích, chủ quyền, an ninh, an toàn của đất nước và
đời sống của Nhân dân ta. Trên không gian mạng mà trực
tiếp là truyền thông mạng là công cụ đắc lực của các thế lực thù địch, các tổ
chức phản động để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
lòng xã hội Việt Nam. Các thế lực này chống phá Việt Nam
trên tất cả các lĩnh vực từ: chính trị, kinh tế,
tư tưởng - văn hóa, tôn giáo - dân tộc, quốc phòng - an ninh, đối ngoại… với đủ các
chiêu trò và thủ đoạn khác nhau. Từ những thực tiễn đó, chúng ta phải làm gì trước mặt trái của
truyền thông trên không gian mạng?
Trên
thế giới: Để đối phó với các mặt trái
của truyền thông, mạng xã hội, đa phần các quốc gia đều
coi trọng biện pháp sử dụng kỹ thuật để ngăn chặn, kết hợp với tuyên truyền và
xây dựng các biện pháp, chế tài pháp lý trong quản lý, kiểm soát hoạt động
truyền thông. Để ngăn chặn sự chống phá của phương Tây và lực lượng thù địch,
đặc biệt là sự tác động vào ý thức của thế hệ trẻ. Điển
hình như: Trung Quốc đã đưa ra “7
giới hạn đỏ” yêu cầu cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện. Khi xảy ra các sự
cố trong nước, Trung Quốc cho lập “tường lửa vạn lý Trường Thành”, thậm chí chặn
toàn bộ các mạng xã hội, đồng thời chỉ đạo các cơ quan truyền thông tập trung
tuyên truyền, đấu tranh mang tính hệ thống.
Mỹ cũng lập riêng một tiểu ban để phân tích và kiểm tra các thông
tin trên báo chí khi xảy ra các biến cố an ninh trong nước,
bên cạnh đó, Cục Điều tra Liên bang còn thành lập một lực lượng chuyên
kiểm soát thông tin trên internet, cũng như các liên lạc bằng điện thoại di
động.
Chính phủ Nga đã ngăn cấm các công ty nước ngoài phát triển mạng
xã hội trong nước. Nga rất coi trọng biện pháp sử dụng kỹ thuật để ngăn chặn
những luồng thông tin xấu, đồng thời còn đẩy mạnh phát triển lực lượng tác
chiến mạng và coi đó là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ an ninh quốc
gia.
Đối với Việt Nam ta, cùng với hàng loạt
giải pháp kỹ thuật, quản lý Nhà nước, Việt Nam còn sử dụng chính truyền thông
trên không gian mạng để làm công tác đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch, tổ chức phản động. Sự ra đời của Bộ Tư lệnh tác chiến
không gian mạng cho thấy sự quyết tâm và chủ động về chủ trương nhằm thực hiện
đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, phương thức bảo vệ Tổ quốc của Đảng,
Nhà nước, Quân đội trong tình hình mới. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian
mạng sẽ đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, là lực
lượng quan trọng tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia,
đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên
không gian mạng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền của Tổ quốc cả trên đất liền, trên không, trên biển và trên
không gian mạng.
Mỗi cán bộ, đảng viên,
khi tham gia vào không gian mạng, có thể nhận diện các thế thực thù địch, phản động
thông qua các thủ đoạn của chúng cũng như cần cảnh giác với các trang web,
blog, trang thông tin truyền thông như: VOA tiếng Việt, “Quan làm báo”, “Dân
làm báo”, “Chân dung quyền lực”… Đồng thời cũng cần nhận biết các tổ chức như:
Việt Tân, Hội anh em dân chủ và Hoàng Sa, đảng “Dân chủ nhân dân”, “Phong trào
Lao động Việt”, “Viễn tưởng Việt Nam”, “Đảng Vì dân”… là các tổ chức phản động luôn
chống phá Đảng, Nhà nước và cách mạng Việt Nam. Nêu cao ý thức, trách nhiệm trong
xây dựng không gian mạng lành mạnh mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, nhân
viên, chiến sĩ học viện khi
tham gia vào không gian mạng cần chú ý mấy vấn đề sau đây:
Nghiên cứu, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung của Luật
An ninh mạng, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham
gia hoạt động trên không gian mạng. Tự trau dồi kỹ năng nhận
diện âm mưu, thủ đoạn gây nguy cơ mất an ninh mạng, nhất là âm mưu, thủ
đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch, nhận diện được các tổ chức chống đối hoạt động trên không gian mạng như
đã nêu ở trên.
Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã
hội. Nghiên cứu kỹ trước khi like hoặc chia sẻ các file, các bài viết hoặc
đường link, cảnh giác với các trang web lạ, email chưa rõ danh tính và đường
dẫn nghi ngờ, tuyệt đối không a dua, hiếu kỳ, hoặc tham tiền bạc cùng với
những lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu. Kịp thời cung cấp thông
tin, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người
có trách nhiệm.
Sử dụng
mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã hội thành một phương
tiện, một kênh hữu ích để mở mạng kiến thức, cùng nhau xây dựng môi trường văn
hoá mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo chi phối tác động, góp
phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch một
cách có hiệu quả. Phổ
biến, tuyên truyền đến đồng chí đồng đội, gia đình, người thân, bạn bè và Nhân
dân các quy định của Luật An ninh mạng để mọi người nắm, hiểu và không thực
hiện các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh mạng, “góp phần xây dựng
không gian mạng lành mạnh từ cơ quan đến gia đình”.
Không gian mạng không có biên giới về mặt vật lý, không có biên
giới lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời mà có phạm vi toàn cầu, nó đã và đang
tác động đến mỗi chúng ta. Những nguy cơ từ không gian mạng gia tăng có tỷ
lệ thuận đối với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đời
sống xã hội. Vì vậy, đảm bảo an ninh mạng đòi hỏi phải có những giải
pháp tổng thể, từ việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan
quản lý nhà nước, sự sáng tạo, tự chủ trong sản xuất, cung cấp các sản phẩm,
dịch vụ trên không gian mạng bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các cơ quan, đơn
vị đến ý thức tham gia xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh của mỗi chúng ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét