Để xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh thì việc phê bình, tự phê bình là việc làm thương xuyên của từng Đảng viên và tổ chức đảng, để học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chúng ta cần phải:
Một là, tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng
viên thấy được trách nhiệm của mình cả khi là chủ thể kiểm tra, khi là đối
tượng kiểm tra và khi là đối tượng có liên quan (phối hợp, tham gia, chỉ
đạo...) trong quá trình kiểm tra để thực hiện đúng trách nhiệm và thẩm quyền
hoặc trách nhiệm và quyền của mình. Từ đó giúp cho quá trình kiểm tra trở thành
tự kiểm tra, tự phê bình và phê bình sâu sắc để bảo đảm chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả của kiểm tra. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh
về tự phê bình và phê bình trong Đảng nói chung, trong công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật nói riêng. Đồng thời, tuyên truyền tính nhân văn theo tư tưởng Hồ
Chí Minh trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật để cán bộ, đảng viên học
tập, thấm nhuần, thực hiện đúng quy định cả khi là chủ thể, cả khi là đối tượng
kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả
kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững
mạnh, là đạo đức, là văn minh.
Hai là, chủ thể kiểm tra phải có biện
pháp khơi gợi, động viên, thuyết phục, cảm hóa đối tượng kiểm tra tin tưởng vào
sự kiểm tra của tổ chức đảng để chủ động cộng tác, phối hợp, chấp hành nghiêm
yêu cầu kiểm tra, quá trình thực hiện quy trình, thủ tục thi hành kỷ luật khi
có khuyết điểm, vi phạm để bảo đảm nâng cao tính chủ động tự giác kiểm điểm, tự
phê bình, tự kiểm tra, tự nhận trách nhiệm và hình thức xử lý thích hợp (tức là
nâng cao văn hóa tự xử).
Ba là, tổ chức đảng phải nêu cao
trách nhiệm trong việc động viên, thuyết phục, tạo điều kiện cho tổ chức đảng
cấp dưới, đảng viên chấp hành nghiêm yêu cầu của chủ thể kiểm tra; đồng thời,
phải nêu cao trách nhiệm trong việc tự phê bình, góp ý cho tổ chức đảng cấp
dưới, cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm. Qua đó, giúp cho tổ chức đảng
cấp dưới, cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm chuyển biến nhận thức, biến
quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra, tự phê bình, tự nhận trách nhiệm và hình
thức xử lý kỷ luật phù hợp.
Bốn là, từng cấp ủy, tổ chức đảng cấp
dưới, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, đặc biệt là người đứng
đầu cấp ủy khi có khuyết điểm, vi phạm, phải có nhận thức đúng, nêu cao ý thức
trách nhiệm, chủ động tự giác kiểm điểm, tự kiểm tra, tự phê bình về khuyết
điểm, vi phạm, từ đó tự nhận trách nhiệm, mức độ, hình thức xử lý thích hợp.
Khắc phục tình trạng thiếu tự giác, thiếu trung thực, không thành khẩn, quanh
co, chối tội, đổ lỗi cho khách quan, cho người khác, cho tập thể, cho cấp dưới
hoặc cho cấp trên.
Năm là, tăng cường tuyên truyền,
phổ biến những vụ việc, trong đó cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có
khuyết điểm, vi phạm đã chủ động tự giác kiểm điểm, tự phê bình, tự kiểm tra,
tự nhận trách nhiệm và hình thức xử lý thích hợp, khắc phục khuyết điểm, vi
phạm, hậu quả đã gây ra. Đôn đốc, tạo điều kiện cho đối tượng có khuyết điểm,
vi phạm thực hiện đúng kết luận kiểm tra, quyết định xử lý kỷ luật, khắc phục
hậu quả, phấn đấu vươn lên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét