Thứ nhất,
nhận thức, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở
một số vùng dân tộc thiểu số chưa đây đủ, chưa hiệu quả. Nhận thức của các cấp, các ngành và của nhiều
cán bộ, đảng viên và nhân dân ở một số vùng dân tộc thiểu số về đường lối,
chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước còn chưa sâu sắc, chưa toàn điện. Một số
chính sách dân tộc chưa được cụ thể hóa và chưa. được vận dụng sáng tạo vào
hoàn cảnh thực tế tại các địa phương. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân
tại một số địa bàn vẫn còn tư tưởng ý lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước,
chưa chủ động khơi đậy và phát huy tối đa các nguồn lực của địa phương trong tổ
chức thực hiện chính sách dân tộc.
Thứ hai,
vẫn còn sự chồng chéo trong hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc.
Thực
tế cho thấy, do chưa có sự phân định rõ trong thiết kế các chương trình, dự án
giữa các bộ, ngành nên hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc được nhiều bộ,
ngành đề xuất ban hành và nhiều cơ quan cùng thực hiện nhưng thiếu sự phối hợp.
Vì vậy, trong một văn bản quyết định ban hành thường quy định nhiều chính sách;
một nội dung chính sách có khi lại được quy định trong các quyết định khác
nhau, có chính sách ban hành theo đối tượng, có chính sách ban hành theo lĩnh vực,
có chính sách ban hành theo vùng địa lý... Điều này dẫn tới sự chồng chéo trong
hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc ở Việt Nam, làm hạn chế hiệu quả của
hệ thống chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Thứ ba,
các định mức chính sách chưa sát hợp với từng vùng, từng dân tộc thiểu số.
Mặc
dù các định mức chính sách cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được
xây đựng, làm căn cứ xác định mức đầu tư của từng địa phương, từng bước công
khai, minh bạch nguồn vốn đầu tư cho từng địa phương, tuy nhiên, nhiều định mức
chưa hợp lý còn gây nên thắc mắc giữa các địa phương. Hiện nay, trong các chính
sách về vấn đề dân tộc đều có quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn nhưng
các quy định này lại không đầy đủ về nội dung, nhiều tiêu chuẩn chưa bao quát
được tất cả các lĩnh vực, không sát thực tế, tính khả thi không cao, địa phương
khó thực hiện; có quy định phù hợp với địa phương này nhưng lại không phù hợp với
địa phương khác. Vì vậy, nhiều địa phương đã tự quy định một số chế độ riêng,
ngoài quy định của Trung ương (tập trung trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và
cán bộ xã, chủ yếu là: chế độ để thu hút cán bộ công tác ở vùng khó khăn, chế độ
thu hút và khuyến khích đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học; chế độ đối với cán bộ
xã, phường ngoài diện Chính phủ quy định) và mức chi cũng khác nhau tùy thuộc
khả năng thu ngân sách của địa phương. Điều đó đáp ứng những đòi hỏi của địa
phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Nhưng về mặt pháp
lý, quy định như vậy là không đúng thẩm quyền và dẫn đến tình trạng không thống
nhất giữa các địa phương trong cả nước, gây phức tạp trong quản lý nhà nước về
công tác dân tộc, làm ảnh hưởng đến vấn đề công bằng xã hội. Thậm chí còn làm
phức tạp quan hệ giữa các dân tộc do chưa tính đến đầy đủ những vấn đề đặc thù
của dân tộc và quan hệ dân tộc của từng vùng (cùng một địa bàn, cùng điều kiện,
hoàn cảnh tương tự nhưng có dân tộc được hưởng chính sách, có dân tộc lại không
được hưởng chính sách).
Thứ tư,
tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về công tác dân tộc chưa thống nhất từ Trung
ương đến địa phương.
Theo
Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, hệ thống
cơ quan quản lý nhà nước về công tác đân tộc ở ba cấp (Trung ương - tỉnh - huyện),
nghĩa là ở địa phương có hai cấp (tỉnh và huyện). Ở nhiều vùng dân tộc thiểu số
và miền núi, địa bàn một số xã rất rộng, giao thông không thuận lợi nhưng theo quy định cũng chưa có cán bộ
chuyên trách làm công tác quản lý về công tác dân tộc. Vì vậy, việc nắm bắt
thông tin về công tác đân tộc của các cấp quản lý ở địa phương nhiều khi không
kịp thời, dẫn đến công tác báo cáo thông tin tới các bộ, ngành có liên quan còn
nhiều hạn chế.
Thứ năm,
công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công
tác dân tộc (nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số) chưa được quan tâm đúng mức.
Đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc (nhất là cán bộ
người dân tộc thiểu số) có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước về
công tác dân tộc. Hiện nay, mới chỉ có Học viện Dân tộc mở các khóa đào tạo ngắn
hạn cho cán bộ đã làm công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, vì vậy số
lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu còn ít.
Bên cạnh đó, ở một số địa phương, việc bố trí, sử dụng
cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc còn nhiều vấn đề cần
quan tâm. Mức độ bố trí, sử dụng đạt hiệu quả thấp, nhiều người trình độ chuyên
môn đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng chưa được bố trí công việc phù hợp,
song nhiều người không có trình độ chuyên môn vẻ dân tộc lại được bố trí làm quản
lý nhà nước về công tác dân tộc. Ở nhiều địa phương, vùng dân tộc thiểu số và
miền núi có địa bàn rất rộng, đi lại khó khăn, có nhiều tộc người sinh sống nhưng
chỉ tiêu biên chế cho quản lý nhà nước về công tác dân tộc cũng chỉ như các địa
bàn khác (lại chưa bao giờ có chỉ tiêu cụ thể cho từng tộc người), nên cán bộ
nhiều nơi chưa đi sâu, đi sát cơ sở. Một số địa phương chưa coi trọng đúng mức
việc quản lý, theo dõi, kiểm tra cán bộ sau khi đã bế trí công việc, do đó, thiếu
thông tin về chất lượng công tác của cán bộ, thiếu căn cứ để đề bạt hoặc đào tạo,
đào tạo lại, bồi dưỡng, sắp xếp lại cán bộ.
Thứ sáu,
công tác thanh tra, kiểm tra, giảm sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
vấn đề dân tộc vẫn còn nhiều hạn chẻ.
Hiện
nay, ở cấp Trung ương, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật về vấn đề dân tộc chủ yếu do Thanh tra Ủy ban Dân tộc thực hiện. Tuy nhiên, số lượng cán bộ làm công tác
này còn ít, một số cán bộ lại chưa được đào tạo chính quy chuyên ngành thanh
tra, hơn nữa, kinh phí hàng năm bố trí cho công tác thanh tra cũng rất hạn chế,
trong khi nhiệm vụ nhiều, địa bàn thực hiện lại trải rộng hầu hết các tỉnh
trong cả nước. Ngoài việc thanh tra tại các địa phương, Thanh tra Ủy ban Dân tộc
còn tổ chức thanh tra thực hiện một số chính sách do các bộ, ngành trực tiếp quản
lý. Chính những lý đo này đã làm hạn chế hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện chính sách, pháp luật về vấn đề dân tộc của Thanh tra Ủy ban Dân
tộc.
Ở cấp địa phương, chỉ có thanh tra viên trong cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc và cũng do hạn chế về số lượng công chức, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí nên số lượng các cuộc thanh tra, kết quả thanh tra chưa phục vụ được nhiều cho công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương. Hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về vấn đề dân tộc được thực hiện thông qua hai hình thức: dân chủ trực tiếp (người dân/cộng đồng) và dân chủ đại điện (Quốc hội và _ Hội đồng nhân dân các cấp). Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, đã được Hội đồng Dân tộc của Quốc hội triển khai khá mạnh và có hiệu quả. Đối với Hội đồng nhân dân các cấp, hoạt động giám sát hầu như chưa tác động đến công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc của các cơ quan Trung ương. Đối với công tác giám sát của người dân/cộng đồng cũng còn nhiều hạn chế, một mặt đo công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách dân tộc chưa tốt nên người dân/cộng đồng không biết/không hiểu được đầy đủ chính sách nên khó/không có điều kiện để giám sát. Mặt khác, do phương thức tô chức xây dựng chính sách hiện nay vẫn chưa phát huy được vai trò của người dân/cộng đồng trong việc trực tiếp tham gia vào việc để xuất và xây dựng chính sách, đo vậy người dân/cộng đồng cũng không có điều kiện và hiểu biết cần thiết để giám sát chính sách.
Bên
cạnh đó, ở một số địa bàn vùng dân tộc thiểu số, các tổ chức xã hội (các hội
nghề nghiệp, các hợp tác xã), cộng đồng dân cư (làng, xã) tổ chức thiếu chặt chẽ,
hoạt động còn mang tính hình thức. Do đó, không có khả năng đáp ứng và hoàn
thành các yêu cầu về hoạt động phát triển ở các cộng đồng. Điều này dẫn tới việc
kiểm tra, giám sát xã hội đối với các chương trình, dự án phát triển trên địa
bàn cũng khó khăn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét