Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ

 


V.I.Lênin quan niệm: “Dân chủ là sự thống trị của đa số”1. Do vậy, dân chủ được nhìn nhận như là một hình thức, một hình thái nhà nước, trong đó thừa nhận sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước để thực hiện sự thống trị đối với thiểu số những kẻ vi phạm dân chủ của nhân dân. Mức độ, phạm vi tham gia thật sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước phản ánh trinh độ phát triển của nền dân chủ, phản ánh những vấn đề cốt lõi nhất của dân chủ.

Dân chủ là sản phẩm của lịch sử, là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho văn minh tiến bộ của loài người qua các giai đoạn lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử đều đã ghi dấu mốc quan trọng trên bước đường phát triển dân chủ và thể hiện sự đấu tranh không khoan nhượng với những yếu tố phi dân chủ (sự độc tài, chuyên chế, phát xít...), thậm chí trong cuộc đấu tranh giành dân chủ, nhân loại đã phải trả giá đắt bằng cả máu, xương của mình.

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: Dân chủ không phải là sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là bẩm sinh, càng không phải là tặng phẩm của giới siêu nhân nào đó, mà là kết quả của quá trình đấu tranh trong trường kỳ lịch sử của nhân loại vì sự tiến bộ, văn minh. Do đó, đứng trên quan điểm phát triển biện chứng xem xét thì dân chủ là một giả trị nhân văn, mang tính nhân loại. Mỗi bước tiến của dân chủ phản ánh bước tiến về quyền con người. Dân chủ phát triền càng cao, quyền con người càng được khẳng định; tự do, bình đẳng trong xã hội càng cao. Do vậy, với tính chất là một giá trị nhân văn (giá trị văn hóa) của nhân loại, dân chủ ngày càng trở thành tiêu chí, thước đo của sự tiến bộ xã hội, trình độ văn minh của loài người.

Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, khi xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước xuất hiện, quyền tự do của mỗi cá nhân đều mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích giai cấp (trước hết là giai cấp cầm quyền). Lịch sử đã chứng minh rằng, trong xã hội có giai cấp, cuộc đấu tranh giành dân chủ bao giờ cũng biểu hiện tính giai cấp rõ rệt, đại biểu cho lợi ích giai cấp, là công cụ và thủ đoạn của giai cấp thống trị. Những giá trị dân chủ có tính nhân loại chính là kết quả cuộc đấu tranh giai cấp của những lực lượng xã hội tiến bộ, những giai cấp tiên tiến, giữ vai trò trung tâm của thời đại. Do vậy, dân chủ mang tỉnh giai cấp sâu săc. Không có dân chủ trừu tượng, phi giai cấp, ngoài giai cấp. Bản chât của dân chủ được thể hiện ở tính giai cấp của nó.

V.I.Lênin đã chi rõ: Không có “dân chủ nói chung”, “dân chủ phi giai cấp”. Tính chất giai cấp của phạm trù dân chủ là tiêu chí để phân biệt bản chất khác nhau của các nền dân chủ (dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản - dân chủ xã hội chủ nghĩa). Theo V.I.Lênin, mỗi chế độ và nhà nước dân chủ đều do một giai cấp thống trị chi phối các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó, tính giai cấp thống trị cũng chi phối tính dân tộc và tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hỏa, xã hội... ở mỗi dân tộc cụ thể. Năm 1919, V.I.Lênin viết: "... Quan điểm dân chủ thuần túy hình thức chính là quan điểm của ngưòi dân chủ tư sản, là kẻ không thừa nhận rằng lợi ích của giai cấp vô sản và của cuộc đấu tranh giai cấp của vô sản cao hơn” . Do vậy, V.I.Lênin đã nhắc nhở những người cộng sản rằng, khi xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, không được quên trả lời câu hỏi có tính chất nguyên tắc: dân chủ cho ai và vì cái gì; tự do đối với ai, vì ai và vì cái gì.

Với tư cách là một chế độ xã hội, dân chủ là một phạm trù lịch sử vì nó có sự ra đời, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn nhất định và sẽ mất đi khi trong xã hội không còn giai cấp. Tính lịch sử của dân chủ với nghĩa là một chế độ xã hội còn thể hiện qua quá trinh hình thành, phát triển, vận động từ chỗ chưa có dân chủ đến có dân chủ, đến tồn tại, phát triển và tiêu vong. Chủ nghĩa Mác- Lênin nêu rõ quá trình phát triển của dân chủ là “từ chuyên chế đến dân chủ tư sản; từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa”2.

Do vậy, hình thức của nền dân chủ là đa dạng vì chính thể của mỗi quốc gia không chỉ chịu sự chi phối của thể chế chính trị mà còn chịu sự kiềm chế của các điều kiện thực tế của các chính thể khác nhau3. Không có mô hình dân chủ và chế độ chính trị chung cho mọi quốc gia, dân tộc.

Từ những tính chất nêu trên, khi xem xét bản chất dân chủ, chế độ dân chủ không chỉ căn cứ vào tính giai cấp mà còn phải đứng trên quan điểm lịch sử và phải có thái độ biện chứng, khoa học đối với những thành tựu dân chủ với tính cách là những giá trị mà loài người đã đạt được trong tiến trình lịch sử. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhắc nhở giai cấp công nhân, các đảng cộng sản không nên nhấn mạnh tính giai cấp, tính chính trị mà xem nhẹ tính lịch sử, giá trị nhân văn của dân chủ (hoặc ngược lại); đồng thời, phải đứng trên quan điểm biện chứng để xem xét quá trình phát triển của dân chủ với tư cách là một chế độ... Có như vậy, mới tránh được sự mơ hồ, duy ý chí, nóng vội, thậm chí là sai lầm và đổ vỡ chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét